Các giai đoạn phát triển của Đảng chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 29 - 36)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng phái chính trị Mỹ

1.2.2. Các giai đoạn phát triển của Đảng chính trị

Như đã trình bày ở phần trên, trong quá trình xây dựng nhà nước liên bang, hệ thống hai đảng ở Mỹ cũng đã hình thành. Nước Mỹ là một nước có nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả đảng cộng sản và đảng xã hội. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 200 năm chỉ có hai đảng lớn là Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Hai đảng này luôn chiếm ưu thế ở mọi cấp độ chính quyền và luôn khống chế nền chính trị Mỹ. Các đảng

thiểu số đôi khi cũng giành được một số chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng hầu như không có vai trò quan trọng trong nền chính trị Mỹ. Cuộc ganh đua giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là một trong những đặc điểm nổi bật và lâu đời nhất của nền chính trị Mỹ từ năm 1860, phản ánh những đặc trưng về mặt cơ cấu của hệ thống chính trị Mỹ và sự khác biệt về mặt đảng phái của Mỹ so với các nước khác. Cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều không có một cương lĩnh hoạt động thường xuyên, cố định, tổ chức lỏng lẻo và cũng không có danh sách đảng viên thường trực. Mà các thành viên tham gia đảng phái ở Mỹ dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Dựa trên lịch sử hình thành, phát triển nước Mỹ, có thể phân chia quá trình cầm quyền của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thành các giai đoạn như sau:

a.Giai đoạn một đảng cầm quyền từ năm 1801 - 1828

Như đã trình bày ở phần 1.2.1: “Sự hình thành và phát triển của hệ thống đa đảng ở Mỹ”. Năm 1973, sau khi Thomas Jefferson rời khỏi chính phủ của George Washington và lập lên Đảng Dân chủ - Cộng hòa. Đến năm 1800 Jefferson đã ra tranh cử và đắc cử, mở ra kỷ nguyên cầm quyền 24 năm của Đảng Dân chủ – Cộng hòa qua các đời Tổng thống: Từ 1801 – 1809: Thomas Jefferson; Từ 1809 – 1817: James Madison; Từ 1817 – 1825: James Monroe; Từ 1825 – 1829: John Quicy Adams.

24 năm nắm quyền cũng là khoảng thời gian không có sự cạnh tranh giữa hai Đảng tại Mỹ và là thời kỳ thắng thế đầu tiên của Đảng Cộng hòa – Dân chủ mà sách báo Mỹ gọi đây là “kỷ nguyên thiện cảm”, kỷ nguyên thống trị của Đảng Dân chủ - Cộng hòa. Thời kỳ Đảng Dân chủ - Cộng hòa cầm quyền là thời kỳ mà nền nông nghiệp Mỹ phát triển phong phú. Đảng Dân chủ - Cộng hòa với đường lối hoạt động đúng đắn đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người dân nghèo, nô lệ da đen, tầng lớp tiểu chủ kinh doanh sản xuất nông nghiệp ở các bang miền Nam. Ngay từ khi tiến hành vận động tranh cử và cả khi đắc cử, điều đầu tiên mà đảng thực hiện là kêu gọi sự hòa

hợp thống nhất với khẩu hiệu “tất cả chúng ta đều là người Cộng hòa, tất cả chúng ta đều là người Liên bang” [12, 224], đồng thời với lời hứa của Tổng thống về chính sách đối nội, đối ngoại nhằm khôi phục, phát triển nền kinh tế và đảm bảo thực hiện quyền tự do trên mọi lĩnh vực cho nhân dân.

Về chính sách đối nội: họ tập trung mọi cố gắng nhằm xây dựng chính phủ Trung ương nhỏ gọn và vững mạnh. Thực hiện chính sách giảm thuế, giảm lực lượng vũ trang, tiết kiệm chi tiêu công cộng… Bên cạnh đó, đảng còn thực hiện chính sách giảm nợ đến mức thấp nhất, thực hiện một số quyền với phụ nữ.

Về chính sách đối ngoại: Đảng Dân chủ – Cộng hòa chủ trương xây dựng mối quan hệ thân thiện với các dân tộc. Đặc biệt, trong thời gian cầm quyền, Đảng này đã thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ nước Mỹ và đạt được những thành quả nhất định.

Đến năm 1824, nội bộ Đảng Dân chủ – Cộng hòa có sự mâu thuẫn về lợi ích đã bị chia rẽ thành hai bộ phận và phát triển thành hai đảng mới là Đảng Dân chủ và Đảng Whig.

b.Giai đoạn từ 1828-1865: Thời kỳ thống trị của Đảng Dân chủ và Đảng Whig

Năm 1828, một số đảng viên Đảng Dân chủ - Cộng hòa do sự bất đồng về lợi ích đã tách ra khỏi đảng và hình thành bè phái chống lại Andrew Jackson. Phái ủng hộ Andrew Jackson, ủng hộ chế độ dân chủ đã lập lên Đảng Dân chủ năm 1828, đánh dấu sự ra đời của Đảng Dân chủ tại Mỹ. Còn phái chống đối, bảo thủ hơn do Henky Clay, W. Henry Harrison và Daniel Webster lãnh đạo đã thành lập một đảng đối lập – Đảng Whig. Đảng Whig là Đảng của các chủ ngân hàng, nhà buôn và đồn điền miền Nam.

Trong các cuộc bầu cử Tổng thống, Đảng Whig đã hai lần thắng cử với sự cầm quyền của Tổng thống Wiliam Henry Harrison năm 1840 và Zachary Taylor 1848. Từ đó hệ thống hai đảng phát triển mạnh. Tuy nhiên, từ cuối

những năm 1840, việc giải quyết vấn đề nô lệ dẫn đến mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đã làm cho các đảng phái bị suy yếu, thể hiện trong sự chia rẽ của Đảng Dân chủ và sự sụp đổ của Đảng Whig vào năm 1850.

Ngay sau sự thất bại đó, Đảng Dân chủ đã củng cố lại tổ chức và tiếp tục thúc đẩy các chính sách cơ bản trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Kết quả là từ năm 1852 đến 1860, Đảng Dân chủ lại giành quyền kiểm soát Nhà trắng. Trong bối cảnh đó, năm 1854, một liên minh của Đảng Whig gồm những người dân chủ chống chế độ nô lệ và một số đảng nhỏ khác đã lập lên Đảng Cộng hòa với mục đích chống chế độ nô lệ. Đảng Cộng hòa đã trở thành đảng đại diện cho khu vực miền Bắc và Đảng Dân chủ trở thành đảng đại diện cho chế độ nô lệ ở Miền Nam. Tuy nhiên, từ năm 1861 – 1865, ở Mỹ đã xảy ra cuộc nội chiến, tác động mạnh mẽ đến các đảng chính trị.

c. Giai đoạn từ sau cuộc nội chiến nước Mỹ đến hết năm 1896: Thời kỳ Đảng Cộng hòa xác định vị trí lãnh đạo.

Đảng Cộng hòa chính thức thành lập năm 1854. Ban đầu đảng này với tên gọi là Đảng Cộng hòa Quốc gia, do những người theo chủ nghĩa liên bang lập lên. Abraham Lincon trở thành Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa. Năm 1861 – 1865, nước Mỹ xảy ra cuộc nội chiến gay gắt. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, Mỹ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và trở thành nước công nghiệp phát triển. Cùng với sự ra đời của thị trường quốc gia thống nhất và sự phát triển nhanh chóng của nền đại công nghiệp cơ khí, thời kỳ này các hãng sản xuất công nghiệp lớn ra đời đã làm cho nước Mỹ có nhiều biến đổi. Chính những thành tựu đó đã giúp Đảng Cộng hòa lấy lại lòng tin của nhân dân. Đảng Cộng hòa từ chỗ yếu kém đã trở thành biểu tượng của sự thành công và giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1896 với cương lĩnh tranh cử đẩy mạnh phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ với cương lĩnh “tiền tệ tự do” đã thất bại. Với cương lĩnh của mình, Đảng Cộng hòa đã dành được sự ủng hộ của các lực

lượng như: Hiệp hội các nhà công nghiệp; Liên minh cựu chiến binh; công nhân ở các đô thị miền Bắc, tầng lớp trí thức… Đảng Dân chủ chỉ dành được sự ủng hộ của những người nhập cư, những người da trắng miền Nam, nhưng lại mất đi sự ủng hộ của những người chủ trang trại lớn. Chính vì vậy, người Mỹ đã gọi thời kỳ này là “Kỷ nguyên mà Đảng Cộng hòa đã xác định được địa vị thống trị của mình trong nền chính trị Hoa Kỳ” [36].

d. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay: Thời kỳ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền.

Bước sang thế kỷ XX nền kinh tế Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới cả về quy mô và năng suất lao động. Năng suất công nghiệp của Mỹ đến giữa thế kỷ XX cao, ít nhất gấp hai lần so với bất kỳ quốc gia nào ở Châu Âu. Năng suất và sản lượng nông nghiệp cũng rất cao. Đây là thời kỳ kinh tế Mỹ giữ vai trò độc tôn trong thế giới tư bản về tất cả các mặt như: tổng thu nhập quốc dân, thương mại, dự trữ vàng, tài chính. Trên đà phát triển đó, đến nay Mỹ vẫn luôn là cường quốc đứng đầu trong thế giới tư bản trên các lĩnh vực. Vì vậy, trong giai đoạn thế kỷ XX, Đảng Dân chủ và Cộng hòa là đại diện cho những tập đoàn tư bản Mỹ đều đã mạnh lên ngang sức, ngang tài nên sự cạnh tranh quyền lực giữa hai đảng chính trị lớn trở nên gay gắt, dẫn đến việc hai đảng liên tục thay nhau cầm quyền, kiểm soát Quốc hội, không một đảng thứ ba nào giành được sự thắng lợi trong cuộc bầu cử.

Trong những năm đầu thế kỷ XX, Tổng thống Đảng Cộng hòa – Theodore Roosevelt đã tìm cách đưa đảng của mình theo hướng tiến bộ, nhưng không được phái bảo thủ ủng hộ. Do vậy, năm 1912 Đảng Cộng hòa phân chia thành hai phái: phái bảo thủ và phái tiến bộ. Sự chia rẽ này đã trở thành yếu tố quan trọng giúp ứng cử viên Đảng Dân chủ Woodrow Wilson giành thắng lợi.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Cộng hòa trở lại nắm quyền với thắng lợi của Warren Harding năm 1920, tiếp đó là Cabrin Coolidge từ 1923 – 1929; Herbert Hoover từ 1929 – 1933.

Song sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái những năm 1929 – 1933 đã gần như nhấn chìm nền kinh tế, làm cho nước Mỹ lâm vào tình trạng khó khăn. Trước tình hình đó, chính quyền do Đảng Cộng hòa lãnh đạo không có biện pháp giải quyết hiệu quả nên đã bị chỉ trích, uy tín bị giảm sút. Do vậy, lực lượng ủng hộ Đảng Cộng hòa trước đây là những người nhập cư theo đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và rất nhiều người da trắng đã quay sang ủng hộ Đảng Dân chủ. Đặc biệt, Đảng Cộng hòa đã mất đi những lực lượng ủng hộ trung thành ở các thành phố [12, 49].

Khi đó, ứng cử viên đắt giá nhất là Frankelin Roosevelt của Đảng Dân chủ đã đưa ra chương trình kinh tế đầy sức hấp dẫn với tên gọi “Chương trình kinh tế mới – The New Deal”. Mục tiêu của chương trình là: cứu giúp những người lao động; phục hồi hoạt động của các ngân hàng và đề ra biện pháp điều chỉnh kinh tế. Bằng chương trình này, Đảng Dân chủ đã trở lại chiếm lĩnh vũ đài chính trị với việc F. Roodevelt đắc cử Tổng thống nước Mỹ liên tiếp trong các năm: 1936, 1940, 1944. Ông là Tổng thống duy nhất của nước Mỹ đắc cử 4 nhiệm kỳ liên tiếp và được coi như một ngoại lệ đặc biệt trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong cuộc bình chọn về vị trí các Tổng thống năm 1962, F. Roosevelt được xếp thứ ba trong tổng số 31 tổng thống, thứ ba trong tổng số 5 Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ, xếp trên Tổng thống Wilson và xếp dưới Tổng thống Washington đồng thời được bình chọn là tổng thống tốt nhất của thế kỷ XX. Tháng 4/1945 F. Roosevelt chết, Harry Truman lên thay và đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1948.

Từ đó đến những năm 70 của thế kỷ XX, do ảnh hưởng sâu rộng của chính sách kinh tế mới của tổng thống Roosevelt, Đảng Dân chủ vẫn liên tiếp giành quyền kiểm soát Chính phủ, Đảng Cộng hòa chỉ giành thắng lợi trong ba cuộc bầu cử Tổng thống vào các năm 1952, 1968, 1972. Vì thế các nhà nghiên cứu chính trị Mỹ gọi giai đoạn này là “kỷ nguyên của Đảng Dân chủ - kỷ nguyên của New Deal và hậu Deal”.

Đây là thời kỳ với đặc điểm nổi bật là Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau điều hành và kiểm soát chính phủ mà người Mỹ gọi đó là thời kỳ có sự “điều chỉnh” lại đảng phái [12, 51]. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam kéo dài đã góp phần ảnh hưởng đến nền chính trị nước Mỹ những năm 80 của thế kỷ XX. Thêm vào đó, tình hình kinh tế Mỹ suy thoái vào đầu những năm 1970 của thế kỷ XX làm cho nạn thất nghiệp, lạm phát ở mức cao cùng với cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 càng làm cho cử tri mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ. Do đó, từ 1980 đến 1992, quyền lực chính trị lại về tay Đảng Cộng hòa, với hai Tổng thống Regan (1980 – 1988) và Tổng thống George Henbert Walker Bush (1988 – 1992), đã để lại dấu ấn đậm nét về chương trình hành động của Đảng Cộng hòa trong thập kỷ này.

Tuy nhiên, những cải cách và chương trình hành động của hai Tổng thống không đáp ứng được tình hình thực tế của nước Mỹ sau kỷ nguyên chiến tranh lạnh đã đưa nước Mỹ vào tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề, nợ nước ngoài tăng vọt và việc tiến hành cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đã làm cho Tổng thống George Henbert Walker Bush không tái đắc cử nhiệm kỳ hai. Trước tình hình đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ - Bill Clinton đã đưa ra chương trình cải cách kinh tế ngắn hạn, dài hạn, chương trình phúc lợi xã hội tạo được lòng tin của dân chúng và ông đã đắc cử Tổng thống giữ hia nhiệm kỳ từ năm 1992 – 2000.

Như vậy, từ năm 1932 đến 2000, Đảng Dân chủ đã giành thắng lợi trong 11 cuộc bầu cử Tổng thống, trong khi đó, Đảng Cộng hòa chỉ giành được 7 lần, nhưng điều đáng nói là Đảng Cộng hòa đã giành thắng lợi 5 lần liên tiếp trong số 7 lần.

Đến cuộc bầu cử tháng 11 năm 2000, ứng cử viên George Walker Bush của Đảng Cộng hòa đã giành phần thắng và trở lại nắm quyền sau một thập kỷ thất bại. Tuy nhiên, trong thời gian cầm quyền, chính quyền G. Bush với những chính sách cứng rắn, bảo thủ truyền thống của Đảng Cộng hòa đã gặp nhiều rắc rối trong chính sách đối ngoại. Đặc biệt, cuộc tấn công vào lầu năm

góc, NewYork của chủ nghĩa khủng bố ngày 11/9/2001 đã giáng một đòn nặng nề vào nước Mỹ. Những cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố với chiến lược “đánh đòn phủ đầu” đã được Tổng thống G. Bush phát động trên nhiều quốc gia. Cuộc tấn công vào Afghanistan, Iraq đã gây tổn thất nghiêm trọng cho Mỹ cả về người và của, thêm vào đó là tình trạng vi khuẩn bệnh than lan tràn, tình trạng khủng hoảng kinh tế năm 2008. Những điều đó đã khiến dân chúng mất lòng tin ở chính quyền Tổng thống G. Bush. Mọi người nhận định G. Bush là Tổng thống “tệ hại” nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sau những nỗ lực duy trì nền thống trị trong hai nhiệm kỳ của Đảng Cộng hòa, đến cuộc bầu cử tháng 11/2008, quyền lực lại được chuyển giao cho Đảng Dân chủ với thắng lợi rất ấn tượng của ứng cử viên Barack Obama, trở thành Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ có một Tổng thống da màu. Ngay khi lên cầm quyền, Obama đã đưa ra những chính sách khôi phục nền kinh tế nước Mỹ, giải quyết các vấn đề do chính quyền tiền nhiệm để lại. Với những nỗ lực trong việc khôi phục nền kinh tế, cùng những chính sách đối ngoại mở rộng hợp tác quốc tế và việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Iraq đã giúp ông Obama tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ hai, nắm quyền điều hành nước Mỹ đến năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)