Đảng cấp địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 41 - 45)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Cơ cấu tổ chức của Đảng chính trị Mỹ

1.3.3. Đảng cấp địa phương

Đảng cấp địa phương là tầng dưới cùng trong cơ cấu tổ chức của đảng. Song quyền lực của đảng các cấp không theo kiểu ít dần từ trên xuống dưới, mà quyền lực ở mỗi cấp hoàn toàn độc lập với nhau. Đảng địa phương hoàn toàn không chịu sự chi phối và kiểm soát của đảng cấp quốc gia và đảng cấp bang.

Đơn vị nhỏ nhất của tổ chức đảng địa phương là khu dân cư – mỗi khu là một đơn vị bỏ phiếu, ở đó có từ vài đến 1000 cử tri. Đứng đầu là trưởng khu có trách nhiệm tổ chức các thành viên của đảng trong mọi hoạt động như giới thiệu thanh thế của đảng và quảng bá hình ảnh các ứng cử viên bằng nhiều cách, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Những hoạt động này là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của đảng trong cuộc bầu cử tại địa phương.

Tiếp đến là cấp phường, ở phường thì có lãnh đạo phường. Trên phường là thành phố, ở cấp này có Ủy ban thành phố/ thị trấn, đứng đầu là Chủ tịch. Cấp cao nhất của tổ chức đảng ở địa phương là cấp hạt (county). Cấp này cũng có Ủy ban hạt và đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban – người nắm quyền điều hành hoạt động chính trị ở hạt. Chủ tịch Ủy ban hạt là người có ưu thế trong việc đưa ra quyết định, cũng như được đảng giới thiệu vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Chủ tịch Ủy ban hạt có quyền kiến nghị với thống đốc bang trong việc bổ nhiệm thẩm phán và hàng loạt các viên chức trong chính quyền địa phương khác.

Hoạt động chủ yếu của tổ chức đảng cấp địa phương chỉ tập trung vào các cuộc vận động bầu cử, như bầu hội đồng thành phố, cơ quan lập pháp địa phương, cơ quan chính quyền địa phương… Theo số liệu thống kê, ở Mỹ có khoảng 500.000 quan chức do dân bầu ra, trong số này có khoảng 500 chức vụ được bầu ở cấp bang, trừ chức Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu ở cấp quốc gia, số còn lại đều bầu ở cấp địa phương. Do vậy, có ít nhất 95% các nhà hoạt động của đảng làm việc ở các tổ chức đảng địa phương.

Có thể thấy, qua việc phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống đảng chính trị ở Mỹ từ cấp quốc gia xuống cấp địa phương, hoạt động quan trọng nhất của các đảng chính trị là hoạt động bầu cử - hoạt động mang tính sống còn của các đảng. Cho dù, mỗi tầng có vai trò, chức năng và nhiệm

nhau. Ở bất cứ cuộc bầu cử nào, từ bầu cử sơ bộ đến cuộc tổng tuyển cử chung, việc giới thiệu đề cử ứng cử viên vào các chức vụ chính quyền là những hoạt động hầu như độc quyền của các đảng từ khi hình thành cho tới nay. Những hoạt động đó luôn chi phối, ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt đời sống xã hội Mỹ.

Tiểu kết chƣơng 1

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có đảng chính trị xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Quá trình hình thành các đảng phái ở Mỹ vừa có sự vận động mang tính quy luật chung của sự xuất hiện các đảng phái trên thế giới, vừa mang tính đặc thù riêng của Mỹ. Nước Mỹ vốn là thuộc địa của Anh, bị lệ thuộc và chịu sự chèn ép của Anh quốc, nên sự hình thành các đảng phái chính trị ở Mỹ phần nào cũng chịu ảnh hưởng về tư tưởng đảng phái của người Anh. Tuy nhiên, ngay từ đầu, những người thành lập nhà nước liên bang đã không mong muốn có sự xuất hiện của các đảng phái, nhưng ý muốn chủ quan về một xã hội không đảng phái là hoàn toàn không thể tồn tại ở một nước dân chủ tư sản như ở Mỹ. Bởi các giai cấp, các tầng lớp xã hội vì vấn đề lợi ích mà dẫn đến xung đột, chia bè, chia nhóm và như vậy, đảng phái đã hình thành. Hơn nữa, việc soạn thảo Hiến pháp càng đụng chạm mạnh hơn đến quyền lợi của các giới trong xã hội không thể dung hòa được. Chính bởi vậy, người ta cho rằng “Sự ra đời của đảng phái ở Hoa kỳ là một tất yếu không thể cưỡng lại được” [12, 37]. Đây được coi là đặc điểm riêng biệt và hệ thống lưỡng đảng là một trong những đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Với sự cầm quyền của hai Đảng lớn, sau hơn 200 năm nước Mỹ đã trở thành cường quốc số 1 trên thế giới. Tuy nhiên sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển lớn mạnh của nhiều nước trên thế giới từ Châu Á, tới Châu Âu, Châu Phi và cả Châu Mỹ như Trung Quốc, Nga, Braxin…, thêm vào đó là cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008 với những hậu quả to lớn của nó, và rất nhiều nguyên nhân

khác đã khiến vị thế của Mỹ bị suy giảm, nền kinh tế gặp khó khăn. Trước tình hình đó, dù là Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, trong thời gian cầm quyền các Tổng thống đều đưa ra những chiến lược hoạt động tối ưu, nhằm vực dậy nền kinh tế khủng hoảng, xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ, để duy trì vị thế số một trên thế giới của nước Mỹ một cách lâu dài.

Chƣơng 2

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Trên cơ sở tình hình chính trị, xã hội thực tiễn tại Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush và Barack Obama từ năm 2001 đến nay, chương này tập trung nghiên cứu, so sánh hoạt động, việc điều chỉnh chiến lược, chính sách của hai Đảng trong một số lĩnh vực quan trọng sau đây: hoạt động bầu cử; hoạt động kinh tế xã hội; hoạt động và các quan điểm trong vấn đề an ninh quân sự; hoạt động chống khủng bố và chính sách đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)