Về hoạt động an ninh quân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 59 - 62)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Về hoạt động an ninh quân sự

Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 là một sự kiện mang tính biến đổi đối với nước Mỹ, vì nó cho thấy các xu hướng diễn ra ngoài lãnh thổ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, an toàn của người dân

Mỹ. Các cuộc tấn công đã nhằm vào chính vị thế siêu cường của nước Mỹ, đặt ra nguy cơ về chủ nghĩa cực đoan bạo lực và các cuộc xung đột bùng phát. Vấn đề chống khủng bố được chính quyền Bush đặt lên hàng đầu và trở thành vấn đề an ninh cấp bách. Mỹ đã đề cao vấn đề an ninh quân sự, an ninh quốc gia hơn sau 11/9 và điều đó được chính quyền Tổng thống Bush thể hiện qua việc đáp trả lại với cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu. Cuộc chiến không chỉ nhắm đến lực lượng al Qaeda, mà còn tập trung vào nguy cơ khủng bố toàn cầu nói chung. Cuộc chiến không chỉ hướng mục tiêu đến các chủ thể phi quốc gia nguy hiểm, mà còn là các chế độ có ý định nuôi dưỡng hoặc viện trợ cho chúng. Trong Báo cáo Quốc phòng bốn năm (QDR) công bố năm 2006, Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng, kẻ thù mà Mỹ phải đối mặt không phải là lực lượng quân sự truyền thống thông thường, mà là mạng lưới khủng bố đa quốc gia và đa sắc tộc, phân tán, trong đó trọng tâm là al Qaeda và những phong trào liên kết hoạt động ở trên 80 nước, mạng lưới khủng bố này tìm kiếm những phương tiện có thể gây chết chóc nhiều hơn cả vũ khí hạt nhân và sinh học [28, 11].

Cuộc chiến chống khủng bố trở thành mối bận tâm trong chính sách an ninh quốc gia của chính quyền Bush. Nước Mỹ đã gia tăng xây dựng lực lượng quân sự và tình báo. Chi phí quốc phòng của nước này đã tăng một cách chóng mặt, các sáng kiến phản kích ngày càng mở rộng, các căn cứ mới được xây dựng từ Trung Á đến Tây Nam Á, thiết lập chỉ huy quân sự mới ở châu Phi.

Tháng 9/2002, Tổng thống Bush đã công bố “Chiến lược an ninh quốc gia”, được gọi là chiến lược "đánh đòn phủ đầu” chống khủng bố, hay "học thuyết Bush”. Theo đó, Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự “đánh đòn phủ đầu” thay vì ngăn chặn răn đe chống khủng bố trên toàn cầu và ngăn chặn “từ trong trứng nước” các mối đe dọa đến an ninh, lợi ích quốc gia và vị thế bá chủ thế

phương (một mình) để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, khi nào và nơi mà phù hợp [71].

Trên cơ sở của chiến lược này, năm 2003, bất chấp sự phản đối của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế, chính quyền Mỹ đã đơn phương tiến hành cuộc tiến công quân sự "đánh đòn phủ đầu" chống Iraq, khiến cho dư luận coi đây là hành động xâm lược, đe dọa đến an ninh, ổn định của thế giới. Năm 2005, chính quyền Mỹ đã công bố chiến lược an ninh quốc gia mới - chiến lược “mở rộng dân chủ trên toàn thế giới”. Các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ đã tuyên bố, đây là chiến lược "dân chủ" hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, được đúc kết và phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn "đánh đòn phủ đầu" mà Mỹ đã tiến hành trong thời gian vừa qua. Với chiến lược mới này, Mỹ sẽ triệt tận gốc rễ chủ nghĩa khủng bố, xây dựng một thế giới tự do, dân chủ kiểu Mỹ. Nhà Trắng cũng xác định, lấy "xây dựng dân chủ Đại Trung Đông" - khu vực mà Mỹ coi là có tầm quan trọng chiến lược sống còn trong chiến lược toàn cầu, nhưng cũng là "cái nôi" của chủ nghĩa khủng bố là trọng tâm chiến lược, để từ đó thúc đẩy "mở rộng dân chủ" ra toàn thế giới.

Trong thời gian cầm quyền của mình, chính quyền Obama vẫn coi cuộc chiến chống khủng bố là vấn đề an ninh cấp thiết của nước Mỹ. Tuy nhiên, ông không chủ trương phát động các cuộc chiến tranh vì ông đã học được bài học và nhìn thấy được sai lầm của chính quyền tiền nhiệm G. Bush. Tổng thống B. Obama chủ trương rút quân Mỹ tại Afghanistan và Iraq, cắt giảm quy mô của các cuộc chiến mà Mỹ đang tham gia, đó là hàn gắn quan hệ với các nước thù địch. Ngoài ra, vấn đề hạt nhân với Iran cũng là một vấn đề cần được đảm bảo an ninh với Mỹ. Từ vụ cả sứ quán Mỹ ở Iran bị bắt làm con tin năm 1979 đã khiến Mỹ ác cảm với chính quyền Iran. Iran bị Mỹ coi là đang hỗ trợ cho hàng loạt các tổ chức khủng bố và các chính phủ độc tài ở Trung Đông. Và Obama đã quyết định hàn gắn mối quan hệ với Iran. Cuộc đàm

phán về vấn đề hạt nhân với Iran diễn ra trong vòng 4 năm, rất căng thẳng và tốn công đàm phán nhưng chính quyền Tổng thống Obama đã theo đuổi nó, kiên trì với quan điểm đường lối bền bỉ. Cuối cùng, Tổng thống Obama đã thành công trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran, mở ra giai đoạn hợp tác mới với quốc gia Trung Đông giàu tài nguyên dầu mỏ.

Kết quả đột phá với Iran chứng tỏ nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao cho một trong những ưu tiên đối ngoại theo hướng “đàm tốt hơn đánh” kể từ khi đặt chân vào Nhà Trắng của Tổng thống B.Obama là hoàn toàn đúng đắn, bất chấp quá trình này gian khổ và chứa đựng không ít rủi ro chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)