Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền Tổng thống George W.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 63 - 69)

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố của hai Đảng sau sự kiện

2.4.1. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền Tổng thống George W.

George W. Bush (2001 đến 2009)

Ngay trong ngày xảy ra vụ khủng bố, vào lúc 12h39 phút, ngày 11/9/2001, Tổng thống G. Bush đã ra lời tuyên bố sẽ tìm kiếm và trừng trị những kẻ chịu trách nhiệm trong vụ khủng bố và sau đó là phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Vào lúc 23h30 (giờ Hà Nội), ngày 14/9/2001, tại Nhà thờ Lớn ở Washington DC, Tổng thống Bush dự buổi lễ tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở New York và Washington DC. Ông phát biểu: “Đất nước này vốn thanh bình, nhưng dữ dội khi bị khiêu khích. Cuộc xung đột bắt đầu theo cách và thời điểm của những kẻ khác, nhưng nó sẽ kết thúc theo cách thức và thời điểm của chúng ta” [51].

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 20/09/2001 của ông Bush về các biện pháp trả đũa khủng bố cũng đã xác định, đây là cuộc chiến lâu dài của không chỉ người Mỹ, mà của toàn thế giới. Chính phủ Mỹ sẽ làm mọi cách để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố, đồng thời kêu gọi tất cả các nước tham gia vào cuộc chiến này. Ông tuyên bố: “Mọi quốc gia, mọi khu vực đang đứng trước một quyết định. Hoặc họ đứng về phía chúng ta, hoặc họ đứng về phía bọn khủng bố. Từ hôm nay trở đi, bất kỳ quốc gia nào tiếp tục dung túng hoặc hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố sẽ bị Mỹ coi là quốc gia thù địch.”

Nhà Trắng đã mở chiến dịch vận động ngoại giao nhằm lập ra một liên minh Quốc tế chống khủng bố rộng rãi. Từ sự vận động đó, một liên minh chống khủng bố dần được thành lập. Mục đích của liên minh là cô lập những tên khủng bố đang ẩn náu, đóng cửa không cho chúng tiếp cận các nguồn tài chính, tạo môi trường quốc tế chống khủng bố, từ đó tiến tới tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa này. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã lên án hành động khủng bố và bày tỏ sự ủng hộ việc Mỹ mở cuộc chiến chống khủng bố. Các nước như Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc đều đã bắt tay, trở thành đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Tổng thống Nga Putin là người đầu tiên gọi

điện chia sẻ với Tổng thống Bush và đề nghị được giúp đỡ ngay trong ngày 11/9. Ngoài ra, chính quyền của ông Bush còn nhận được sự ủng hộ từ nhiều nước khác trên thế giới như Ấn Độ, Australia, New Zealand, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, hay thậm chí cả Iran, Triều Tiên… Dù cho gặp phải một số khó khăn từ các nước Hồi giáo và Ả Rập, Mỹ vẫn đạt được nhiều kết quả trong cuộc vận động Liên minh chống khủng bố, trong đó tiêu biểu là sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc (LHQ). Ngày 28/09/2001, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết số 1373, lên án mạnh mẽ các hành động khủng bố nhằm vào Mỹ ngày 11/9 và đề ra các chiến lược rộng lớn nhằm chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Nghị quyết còn nêu lên nghĩa vụ của các nước, cũng như định rõ các chế tài trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Ngày 7/10/2001, Tổng thư ký LHQ - Kofi Annan đã kêu gọi tất cả các quốc gia trên toàn cầu cùng nhau chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố. Hoa Kỳ sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố “xác định và ngăn chặn các nguồn tài trợ cho khủng bố, phong tỏa tài sản của những kẻ khủng bố và những người ủng hộ chúng.” [52]. Tuy nhiên, tham gia Liên minh chống khủng bố mỗi quốc gia đều có những mưu tính riêng cho lợi ích của mình, đồng thời các mâu thuẫn cũ tạm thời được gác lại sau tác động của cuộc tấn công 11/9, nhưng không có gì có thể đảm bảo là các mâu thuẫn đó không bị bùng phát trở lại.

Tổng thống Bush xác định trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu “kẻ thù không phải là một chế độ chính trị duy nhất, hoặc những người hay tôn giáo hay ý thức hệ. Kẻ thù là chủ nghĩa khủng bố, đã có những tính toán trước, bạo lực động cơ chính trị gây ra đối với những người vô tội” [52]. Và Afghanistan đã trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ, được Mỹ xác định là nơi trùm khủng bố Osama bin Laden ẩn náu, với sự hỗ trợ của Taliban. Bush đã xem sự kiện 11/9 không chỉ là một hành động khủng khiếp mà còn là một mối đe dọa hiện hữu xếp ngang hàng với những mối đe dọa từ Đức Quốc Xã và

Liên Xô. Bush khẳng định “Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố không giống bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử của chúng tôi. Nó sẽ được chiến đấu trên nhiều mặt trận chống lại một kẻ thù đặc biệt khó nắm bắt trong một khoảng thời gian dài” [52]. Đây không phải là một xung đột chính trị bình thường mà là một cuộc xung đột giữa thiện và ác đã tác động đến tất cả các nước trên thế giới. Ông đã nói với những người khóc than tại buổi cầu nguyện 3 ngày sau các cuộc tấn công ngày 11/9: “Trách nhiệm của chúng ta đối với lịch sử là rõ ràng: trả đũa những cuộc tấn công này và giải thoát thế giới khỏi cái ác.” Và “Trọng tâm trước mắt của Mỹ là những tổ chức khủng bố phạm vi toàn cầu và bất kỳ những kẻ khủng bố, hoặc nhà nước tài trợ khủng bố đang cố gắng để đạt được hoặc được sử dụng vũ khí hủy diệt hành loạt (WMD).” [6, 62]

Vậy là chưa đầy một tháng sau vụ tấn công khủng bố của tổ chức al Qaeda, ngày 7/10/2001, từ Nhà trắng Tổng thống George Bush đã chính thức phát động cuộc chiến tranh chống khủng bố tại Afghanistan, nhằm lật đổ Taliban, tổ chức hỗ trợ cho al Qaeda: “Theo lệnh của tôi, quân đội Mỹ đã bắt đầu tấn công các trại huấn luyện của chủ nghĩa khủng bố al Qaeda và các căn cứ quân sự Taliban ở Afghanistan” [73]. “Các kế hoạch tấn công đã được chuẩn bị kỹ càng để nghiền nát lực lượng quân sự của al Qaeda và Taliban, với sự trợ giúp của quân đội các nước Anh, Canada, Úc, Đức và Pháp.” [50].

Cuộc chiến tranh Afghanistan do Hoa Kỳ, Anh và Liên quân Bắc phương (Afghanistan) đã phối hợp để phá hủy tổ chức al Qaeda và lật đổ chế độ Taliban. Cuộc chiến Afghanistan đã trở thành cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã làm suy yếu nước Mỹ trên nhiều phương diện. Mục tiêu của Chiến dịch Tự do Vĩnh cửu (Operation Enduring Freedom), tên gọi chính thức cho sứ mệnh của Mỹ tại Afghanistan, là dập tắt chế độ Taliban Hồi giáo cực đoan của Afghanistan, vốn đang tài trợ và tiếp tay cho tổ chức khủng

bố al Qaeda và lãnh đạo của nó, Osama bin Laden, một nhân vật người Ả Rập ẩn náu trên các ngọn đồi của Afghanistan và kêu gọi thuộc hạ của mình tiêu diệt người Mỹ. 40 quốc gia khác trên thế giới đã cung cấp thông tin tình báo, cũng như cho phép Mỹ đặt cơ sở để tiến hành các hoạt động của mình. Tổng thống Bush đã nhấn mạnh những nỗ lực đa quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố như là một bằng chứng cho thấy nước Mỹ, đằng sau các cuộc tấn công hôm 11/9, đã “được hỗ trợ bởi ý chí tập thể của thế giới”. Ông cũng cảnh báo rằng, cuộc chiến ở Afghanistan nhiều khả năng sẽ chỉ là mặt trận đầu tiên trong cuộc đấu tranh lâu dài chống chủ nghĩa khủng bố [50]. Tổng thống Bush hứa hẹn sẽ tiếp tục tiến hành cái mà ông gọi là “chiến tranh chống khủng bố” với các nước bảo trợ, nuôi dưỡng, hoặc đào tạo các lực lượng khủng bố.

Ngay khi Tổng thống Bush phát động cuộc chiến tranh tại Afghanistan, các máy bay ném bom và tên lửa hành trình Tomahawk đã đồng loạt mở các đợt tấn công dữ dội vào các mục tiêu của Taliban và các trại huấn luyện của al Qaeda ở Kabul, Paris Heart, Mazar-I-Sharif, Jalalabad, Kandahar và Peshawar. Nhân cơ hội đó, các lực lượng đối lập với chính quyền Taliban ở Afghanistan cũng nổ súng.

Ngày 22/12/2001, chính quyền lâm thời do ông Kazai làm Thủ tướng bắt đầu chịu trách nhiệm điều hành đất nước. Đến ngày 13/6/2002, Kazai đắc cử Tổng thống và đã thành lập chính phủ của mình sau đó. Tuy nhiên, chính phủ của ông phải đối mặt với những khó khăn to lớn, sự chia rẽ trong các lực lượng chính trị, kinh tế bị tàn phá, những dị biệt về văn hóa của một xã hội đa sắc tộc trong bối cảnh bị chi phối bởi các cường quốc và các nước láng giềng. Để hỗ trợ an ninh và để bảo vệ Kazai, cuối tháng 7/2002, Mỹ đã tăng cường lực lượng của mình giúp Afghanistan.

về cơ bản đã hoàn thành. Dù cho Mỹ chưa bắt được trùm khủng bố Osama bin Laden thì chính quyền Taliban đã bị lật đổ, một chính phủ thân phương Tây được thành lập, bầu cử tái lập và người dân Afghanistan thoát khỏi chế độ hà khắc của Taliban. Tuy nhiên, đó chỉ là thành công bước đầu bỡi lẽ Mỹ chưa bắt được Osama bin Laden và lãnh tụ Taliban M.Omar, cùng với đó là việc Mỹ để lại một đất nước Afghanistan hết sức rối ren. Khi ông Bush rời Nhà trắng sau hai nhiệm kỳ làm Tổng thống, Afghanistan vẫn chưa yên tiếng súng.

Cuộc chiến Afghanistan, một hành động quân sự bên ngoài nước Mỹ nhưng mang đậm tính chất đối nội. Với Nhà trắng, đó là cuộc chiến tốn kém nhất lúc đó để trả thù cho hơn 3000 người Mỹ bỏ mạng trong vụ khủng bố 11/9. Tuy nhiên cái giá phải trả vẫn thuộc về Afghanistan. Afghanistan được đánh giá là một nước đã nghèo nàn, lạc hậu gần như nhất thế giới lại phải rơi vào thế kiệt quệ cuối cùng của cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập kỷ.

Dù chưa bắt được trùm khủng bố, nhưng có thể nói cuộc chiến Afghanistan đã giành được thắng lợi, vai trò lãnh đạo của Mỹ được xác lập và uy tín của Mỹ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Chính điều đó đã khích lệ chính quyền Bush mở thêm hoạt động quân sự chống khủng bố. Đối tượng lần này của Mỹ là Iraq, đất nước có nhiều duyên nợ với Mỹ qua cuộc chiến tranh Vùng vịnh năm 1991. Với lý do, Iraq là nước sở hữu và phát triển WMD (bao gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức al Qaeda.

Ngày 13/3/2003, Tổng thống Bush gửi cho Hussein “một tối hậu thư” yêu cầu ông Hussein và con trai phải rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ, các nhà báo, kể cả thanh tra của LHQ phải rời khỏi Iraq ngay lập tức. Đứng trước bờ vực của một cuộc tấn công, Tổng thống Hussein đã bình tĩnh chuẩn bị những phương án tác chiến: lệnh thiết quân luật được áp dụng 24/24 giờ, nhân dân được cấp phát lương thực, nhu yếu phẩm dùng trong 6 tháng và vũ khí để chiến đấu…Tất nhiên Mỹ và cả LHQ đã không thể tìm thấy bằng chứng Iraq

có sản xuất WMD ngay trước cuộc chiến. Dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc (do thiếu chứng cứ) và bị thế giới phản đối, Tổng thống Mỹ George W. Bush vẫn phát động chiến tranh xâm lược Iraq dựa trên các cáo buộc của mình.

Bất chấp sự phản ứng của LHQ, Nga, Trung Quốc… 2h30 phút ngày 20/3/2003, Liên quân Anh - Mỹ đã mở đầu cuộc chiến tranh nhằm vào Iraq bằng một loạt tên lửa bắn vào thủ đô Baghdad. Kế hoạch tấn công Iraq với tên gọi “Cú sốc kinh hoàng” dự định sẽ tiến vào Baghdad trong vòng 72 giờ.

Dưới sự cấm vận của LHQ và sự lãnh đạo của S. Hussein, Iraq gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế suy sụp và đất nước rơi vào hàng các quốc gia nghèo nhất thế giới. Thế nhưng, theo người Mỹ, nhà lãnh đạo độc tài S.Hussein của Iraq vẫn theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Chính quyền Bush khi đó đã tuyên bố rằng, nhà độc tài Iraq Saddam Hussein là mối đe dọa lớn đối với Hoa Kỳ vì sở hữu vũ khí sinh học, hóa học và WMD, có khả năng cung cấp cho những kẻ khủng bố [79]. Và đây chính là nguyên nhân Mỹ tấn công vào Iraq.

Tuy nhiên, liên quân Anh - Mỹ cũng gặp phải sự kháng cự kiên cường của các lực lượng quân Iraq, cùng với thời tiết sa mạc nắng nóng và những cơn bão cát làm cho liên minh rất khó khăn không chỉ trong các trận chiến mà còn cả vấn đề về hậu cần. Mặc dù vậy, ngày 4/4/2003, liên quân Anh - Mỹ cũng đã bắt đầu tấn công sân bay quốc tế tại Baghdad, đến ngày 5/4 các đơn vị xe tăng đầu tiên của Mỹ đã vượt qua cửa ngõ Baghdad. Tổng thống Hussein khẳng định quyết tâm chiến đấu và tử thủ tại Baghdad. Sau các cuộc giao tranh trên đường phố hết sức dữ dội, ngày 9/4/2003 liên quân đã hoàn toàn kiểm soát được Baghdad. Đến ngày 14/4/2003, chế độ Hussein đã hoàn toàn sụp đổ sau 24 năm cầm quyền.

Ngày 1/5/2003, Tổng thống Mỹ tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến tranh Iraq. Nhưng người Mỹ vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong việc

lập ra một chính phủ thân Mỹ ở Iraq và tái thiết lại đất nước này, đồng thời săn lùng 55 nhân vật cao cấp của Iraq, trong đó có cả Tổng thống Hussein, tập trung truy tìm vũ khí hủy diệt ở Iraq để thuyết phục nhân dân Mỹ và cộng đồng thế giới.

Từ năm 2005, phe Taliban ở Afghanistan lấy lại được sức mạnh, điều này nằm ngoài dự đoán của Washington. Những nguồn thu từ việc sản xuất và buôn bán thuốc phiện ở biên giới Afghanistan mà phương Tây không thể kiểm soát là nguồn tài chính để Taliban tái hợp lực lượng và trang bị vũ khí. Tình hình xấu đi nhanh chóng ở Afghanistan cùng với thế bế tắc không thể đảo ngược tại Iraq. Tổng thống Bush lao vào cuộc chiến ở Iraq với những chi phí tốn kém và tổn hại cả về người và của. Tính đến năm 2008, chi phi ước tính cho cuộc chiến Iraq lên tới 3000 tỷ USD, đã có 4000 lính Mỹ thiệt mạng tại Iraq. Điều này khiến cho Tổng thống Bush bị chỉ trích, tỷ lệ ủng hộ ông đã suy giảm. Hai cuộc chiến hao người tốn của đã trở thành vết thương nhức nhối trong lòng nước Mỹ và những lời hứa khép lại những vết thương đó đã phần nào giúp Barack Obama – một ứng cử viên da màu đầu tiên trở thành vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)