Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền Tổng thống Barack

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 69 - 73)

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố của hai Đảng sau sự kiện

2.4.2. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền Tổng thống Barack

Barack Obama (2009 – đến nay)

Kế nhiệm Tổng thống G. Bush với những di sản do ông để lại là nền kinh tế khủng hoảng, nạn thất nghiệp và hai cuộc chiến tranh Afghanistan, Iraq còn dang dở. Ngay khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama đã có những điều chỉnh cho phù hợp với cuộc chiến chống khủng bố.

Khác với Bush coi Iraq là mặt trận trung tâm, Tổng thống Obama coi Afghanistan là mặt trận trung tâm trong cuộc chiến chống khủng bố. Các yếu tố bên trong chiến lược mới của Tổng thống Obama tại Afghanistan là tăng quân nằm trong kế hoạch rút quân của ông. Obama nói “Với tư cách tổng tư lệnh tôi đã quyết định gửi thêm 30.000 quân tới Afghanistan. Sau 18 tháng chúng

ta sẽ bắt đầu rút quân” [73]. Như vậy, Obama đã tăng thêm lực lượng lên 17.000 vào mùa Xuân và mùa hè năm 2009 và thông báo gửi 4.000 chuyên viên đào tạo vào cuối năm 2009, gửi thêm 30.000 quân trong nửa đầu năm 2010, nâng số quân tại Afghanistan lên 100.000 người; một sự tiếp cận ôn hòa và hòa giải với các phần tử Taliban ôn hòa, từ bỏ ảo tưởng tạo ra một nền dân chủ ở đây, trong khi tập trung vào việc giành được trái tim và khối óc của người dân Afghanistan thông qua ổn định giảm mức độ bạo lực, cũng như thông qua chương trình viện trợ phát triển bền vững.

Tuy nhiên, việc tăng cường quân sự cũng không đem lại kết quả, đàm phán với Taliban đã bị thất bại vì không được phái Taliban chấp nhận. Mỹ đã lao vào cuộc chiến tranh mang lại kết quả không mong muốn, một cuộc chiến chống khủng bố, nhưng khủng bố lại trỗi dậy mạnh mẽ. Khi bước vào cuộc chiến, bản thân Mỹ và các nước đồng minh đã không đánh giá hết được đối tượng của mình là Taliban. Taliban là một lực lượng đặc biệt, có sự cố kết chặt chẽ, luôn có tư tưởng chống Mỹ và các nước Phương Tây. Khả năng đàm phán rất xa vời, người ta chỉ nhìn thấy trước mắt một thời hạn rút quân Mỹ vào năm 2014 – một quyết định cần thiết trước cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ.

Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố đã có bước chuyển mới trong năm 2011. Ngày 2/5/2011, trùm khủng bố Osama bin Laden – thủ lĩnh mạng lưới al Qaeda đã bị tiêu diệt. Đây là sự kiện đánh dấu thành công của chính quyền Tổng thống Obama trong thời gian cầm quyền. Điều này cũng chứng tỏ ông đang thực hiện lời hứa của mình với cử tri Mỹ.

Trong bài phát biểu tối 31/8/2011, Tổng thống B. Obama cũng bày tỏ sự khâm phục trước những hy sinh của binh sĩ Mỹ. "Chúng ta đã đưa những chàng trai, cô gái tới Iraq và tiêu nhiều tiền ở nước ngoài trong thời điểm ngân quỹ eo hẹp vì những khó khăn trong nước. Chúng ta đã đảm đương trách nhiệm của mình trong giai đoạn đáng nhớ này của Mỹ và Iraq", ông

để "đặt tương lai Iraq vào bàn tay của nhân dân". Ông nói Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ chính phủ và người dân quốc gia Trung Đông: "Chiến dịch Iraq Tự do đã chấm dứt và người dân Iraq giờ đây có trách nhiệm vì an ninh của chính nước họ.” [59]

Dù tuyên bố chấm dứt tham chiến ở Iraq, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục cuộc chiến ở Afghanistan. Nhóm quân chiến đấu cuối cùng của Mỹ đã rời Iraq sớm hơn mốc 31/8 mà Obama ấn định ban đầu. Obama vẫn giữ 50.000 lính Mỹ tại đây để hỗ trợ và huấn luyện chống khủng bố. Những lực lượng này sẽ rời đi sớm nhất là vào cuối năm 2011. Việc rút số quân này diễn ra trong thời điểm làn sóng bạo lực và bất ổn vẫn tiếp diễn tại quốc gia Trung Đông. Giới chính trị gia tại đây vẫn chưa thể thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử hồi tháng 3/2010 không xác định người chiến thắng rõ ràng. Trong khi đó, số lượng dân thường thiệt mạng trong các vụ tấn công tăng mạnh trong tháng 7/2010.

Ngay khi Mỹ tuyên bố sẽ rút hết các lực lượng tác chiến Mỹ khỏi Iraq để kết thúc cuộc chiến mang tên “Chiến dịch giải phóng người dân Iraq” kéo dài và thậm chí đã hoàn thành việc rút quân trước thời hạn. Trong thời gian này, Mỹ đang muốn tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan được coi là lý do khá rõ rệt. Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh, ngày 30/8/2010, khi nói về việc rút quân khỏi Iraq, Tổng thống Barack Obama tuyên bố: “Sau hơn 7 năm triển khai quân tại Iraq, Mỹ sẽ chấm dứt sứ mạng chiến đấu và tiến một bước quan trọng tới việc kết thúc cuộc chiến một cách có trách nhiệm” [73]. Trong khi đó, cơ quan kiểm toán Mỹ cũng công bố các số liệu cho thấy khi rút khỏi Iraq, Mỹ để lại hàng trăm dự án chưa hoàn thành, hoặc không được thực hiện, chưa kể nhiều dự án đã hoàn tất, nhưng hoạt động không hiệu quả.

Việc quyết tâm rút khỏi cuộc chiến Iraq mang lại cho chính quyền của Tổng thống Barack Obama những điều kiện “cần” trước cuộc bầu cử Quốc

hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2010. Nó đã ghi thêm những điểm quan trọng cho các ứng cử viên của Đảng Dân chủ, bởi chính thức kết thúc nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq, Mỹ sẽ chỉ còn lưu lại chiến trường này chưa đầy 50.000 quân so với khoảng 144.000 binh sĩ hồi tháng 1/2009 và lúc cao điểm nhất năm 2007 thì lên tới 170.000 quân [73].

Theo thống kê, Mỹ đã chi khoảng 1.000 tỷ USD cho cuộc chiến ở Iraq và nếu tiếp tục thì Washington sẽ không thể kham nổi bởi chiến trường Afghanistan đang ngốn một khoản ngân sách lớn, trong khi Mỹ vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Nhưng theo một tính toán khác, hết năm tài khóa 2010, Mỹ mới chi 751 tỷ USD cho cuộc chiến Iraq và đã có 4.415 binh sĩ Mỹ (tính tới ngày 18/8/2010) thiệt mạng và 31.882 người khác bị thương. Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ cũng đã thông báo thâm hụt ngân sách liên bang sẽ lên tới 1.340 tỷ USD trong năm tài khoá 2010 (kết thúc vào ngày 30-9), tương đương 9,1% GDP.

Thêm vào đó, theo thống kê chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ, sau hơn 7 năm phát động cuộc chiến tại Iraq, khoảng 4.400 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng tại chiến trường này. Và những ngày gần đây lại nghi nhận những vụ tấn công khủng bố gây nhiều thương vong vẫn liên tục diễn ra. Những thực tế đó khiến cử tri Mỹ càng không thể chấp nhận việc kéo dài thêm cuộc chiến tại Iraq.

Trong khi 68% số người được hỏi ủng hộ thì 65% người dân Mỹ phản đối cuộc chiến này với nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đáng nói là kết quả này được đưa ra 10 tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ khiến cho cuộc rút quân khỏi Iraq càng được dư luận quan tâm.

Với tất cả những gì diễn ra liên quan đến cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, liên hệ với tình hình thực tế Iraq khó có thể nói rằng, cuộc chiến của Mỹ đã kết thúc thực sự và càng không ai dám khẳng định, kết thúc cuộc chiến Iraq, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama dần định hình.

Trong Thông điệp Liên bang đầu năm 2015, Tổng thống Obama khẳng định “Chúng ta sẽ tiếp tục truy lùng phần tử khủng bố, phá hủy hệ thống của chúng. Chúng ta có quyền hành động đơn phương, vì những tên này là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh Mỹ và các nước đồng minh” [77]. Và trong Chiến lược An ninh Quốc gia, nước Mỹ lại khẳng định: “Nước Mỹ sẵn sàng sử dụng quân sự nếu lợi ích lâu dài của nước Mỹ bị ảnh hưởng như khi người dân Mỹ bị đe dọa, hoạt động sinh sống của người dân bị lâm nguy, đồng minh gặp nguy hiểm.” [77].

Như vậy, người Mỹ đã công khai tuyên bố sẵn sàng sử dụng quyền lực cứng – cụ thể là quân sự, nếu phát hiện được thông tin về những phần tử khủng bố mà nước Mỹ cho rằng gây nguy hiểm tới họ, cho dù phần tử đó đang ở bất kỳ đâu trên thế giới, và họ sẵn sàng tự do hành động đơn phương nếu cần thiết.

Cuộc chiến chống khủng bố mà các đời Tổng thống Hoa Kỳ theo đuổi (phần nào đó) có thể nói là đã thành công, nước Mỹ từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 đến nay không xảy ra bất kỳ vụ khủng bố có tổ chức lớn nào nữa (Ngoại trừ vụ đánh bom ở Boston tháng 4/2013, nhưng chỉ do hai cá nhân chủ mưu, không liên quan đến các tổ chức khủng bố quốc tế lớn).

Những người lính Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống Obama đã được rút bớt khỏi Afghanistan để chuyển sang thực hiện nhiệm vụ tại những vùng khác. Do vậy, bản Chiến lược An ninh Quốc gia 2015 tự tin khẳng định rằng “an ninh nội địa của Mỹ đã tốt hơn trước”. Tuy nhiên, cuộc chiến chống khủng bố lại khác biệt quá lớn so với những loại hình chiến tranh khác (chiến tranh giữa các quốc gia, nội chiến v.v…) vì những kẻ khủng bố không hiện hình rõ rệt để các chính quyền có thể tìm kiếm và tiêu diệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)