Chính sách của hai Đảng đối với khu vực Châu Á– Thái Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 73 - 79)

7. Kết cấu của đề tài

2.5. Chính sách của hai Đảng đối với khu vực Châu Á– Thái Bình Dƣơng

Châu Á - Thái Bình Dương (CA- TBD) là khu vực có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế. Trước hết, CA-

TBD là một khu vực tập trung nhiều nước lớn, một số trung tâm sức mạnh lớn mà các nhà chiến lược đánh giá là có tương lai tốt đẹp, hầu hết đều tập trung vào khu vực này, đặc biệt là Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Chính vì vậy, ngay trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2000, ông Bush đã tỏ ra khá chú ý đến vấn đề ở khu vực CA-TBD. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, trong hai đối thủ canh tranh chính là Nga và Trung Quốc, cần phải đặt Trung Quốc lên vị trí hàng đầu. Dựa theo quan điểm địa chính trị và cân bằng chiến lược truyền thống, G. Bush nhắc lại chủ trương chiến lược có từ lâu của Mỹ: Tại lục địa Âu – Á, Mỹ sẽ ngăn chặn bất cứ cường quốc nào muốn chi phối hay đe dọa các bạn bè của Mỹ [31,19]. Sau khi Bush chính thức lên nhậm chức, ông đã công khai thể hiện khuynh hướng dành cho khu vực CA – TBD một sự chú ý đặc biệt như đối với Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và eo biển Đài Loan. Tổng thống Bush cũng coi trọng việc tăng cường đồng minh đối với các nước trong khu vực CA-TBD. Trong chiến lược đối ngoại của chính quyền G.Bush, CA- TBD đã trở thành trọng điểm số một. Chính quyền Bush đã nhận thức được tầm quan trọng của CA-TBD đối với Mỹ. Đây là khu vực có những nền kinh tế phát triển nhanh và năng động, thực hiện chính sách mở cửa mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho Mỹ. Việc Chính quyền Bush đặt CA - TBD thành trọng điểm số một còn liên quan chặt chẽ đến sự trỗi dậy mạnh mẽ và chính sách “ngoại giao nước lớn” của Trung Quốc.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2009, một trong những nét nổi bật trong hoạt động đối ngoại của chính quyền Obama là chính sách “xoay trục” (pivot) hay “tái cân bằng” (Rebalancing), bao gồm những tuyên bố và triển khai hướng tới tại CA–TBD. Mặc dù cách gọi có khác nhau, nhưng “xoay trục” hay “tái cân bằng” đều được dùng để mô tả chính sách của Nhà Trắng trong việc tăng cường can dự và hiện diện ở CA - TBD nhằm củng cố lợi ích chiến lược của Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự. Chính sách này có

triển quan hệ đối tác với các trung tâm quyền lực đang nổi lên, hình thành mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, và tích cực tham gia các cơ chế đa phương.

Trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Trung tâm nghiên cứu Đông – Tây “Thế kỷ Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” vào tháng 11 năm 2011. Đây là một bài phát biểu định hình một cách rõ ràng mục tiêu của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI tại CA – TBD. Ngoại trưởng đã nhấn mạnh: “Tương lai của Hoa Kỳ gắn liền với tương lai của khu vực CA- TBD và ngược lại, tương lai của khu vực CA-TBD cũng lệ thuộc vào tương lai của Hoa Kỳ”; và “Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong một vài thập kỷ tới sẽ là phải gia tăng đầu tư về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các vấn đề khác vào khu vực CA- TBD” [22, 4]. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực này sẽ bao gồm những nét chính trong đó có việc củng cố quan hệ hữu nghị và đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Australia. Mối quan hệ đồng minh được coi là trọng tâm trong chính sách can dự của Mỹ đối với khu vực này. Ngoài ra, Mỹ cũng ưu tiên giải quyết các thách thức toàn cầu với Trung Quốc. Mỹ sẽ tiếp tục cam kết củng cố quan hệ với Trung Quốc và các nước lớn trong khu vực. Bên cạnh đó, chính sách của Mỹ đối với khu vực này còn bao gồm củng cố quan hệ Mỹ - Ấn Độ; xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á; ngăn chặn phổ biến hạt nhân; đẩy mạnh quan hệ ngoại giao phi chính phủ; can dự vào tình hình Myanmar; theo đuổi các lợi ích chung thông qua quan hệ đa phương.

Có thể thấy, việc quay trở lại Châu Á của Mỹ diễn ra trên nhiều mặt trận kể từ ngoại giao, quân sự đến kinh tế. Động thái này của Mỹ đã khiến các quốc gia trong khu vực phải có đối sách để thích ứng. Năm 2011, Tổng thống Obama đã có chuyến công du đến CA – TBD trong thời gian 9 ngày và lần đầu tiên Mỹ tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali – Indonesia. Tại đây,

Mỹ đã có những động thái đặt nền móng cho việc tổ chức lại mạng lưới liên minh ở CA – TBD với việc tái bố trí căn cứ quân sự ở Australia. Các hoạt động tăng cường liên minh quân sự ở khu vực cũng được tái lập. Sự tham gia mạnh mẽ hơn của Mỹ vào các diễn đàn đa phương như ASEAN đã làm nóng lên các cuộc đối thoại về các vấn đề căng thẳng lâu nay trong khu vực.

Trong vấn đề kinh tế, chính quyền Tổng thống Obama đã nỗ lực thúc đẩy Hiệp định quan hệ đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với mục đích tạo dựng vai trò chủ đạo của mình trong trật tự kinh tế ở CA – TBD. Cục diện chiến lược của khu vực này cũng chịu tác động của sự chuyển hướng từ Mỹ.

Trong một động thái tương tự, tại diễn đàn Shangri-La năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã chứng minh việc lấy CA - TBD làm trọng tâm là hoàn toàn hợp lý với thực tế Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương. Theo bài phát biểu của Panetta, nước Mỹ trở thành một quốc gia Thái Bình Dương kể từ thế kỷ 19, khi nước Mỹ bắt đầu phát triển sang hướng Tây. Trong lịch sử phát triển của nước Mỹ, các hoạt động đánh bắt thủy sản và sự mở rộng của các hải cảng đã giúp gia tăng tầm quan trọng của kinh tế biển trong tổng thể nền kinh tế Mỹ.

Chính quyền Obama nhận ra rằng, thịnh vượng và an ninh của nước Mỹ sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực CA - TBD. Lý do bởi, các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới đều đang tập trung ở khu vực, như Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia. Sở hữu mức dân số và lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, CA - TBD trở thành thị trường kinh tế hấp dẫn và khu vực có khả năng chi phối vấn đề hòa bình, an ninh toàn cầu.

Năm 2015, Châu Á vẫn được coi là trọng tâm đối ngoại của Mỹ. Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 5/2/2015, trợ lý Ngoại trưởng Danel Russel tái khẳng định cam kết của Mỹ tại CA – TBD, thể hiện rõ ràng nhất là trong năm 2014 đã có hai chuyến thăm của Tổng thống Obama và 5 chuyến thăm của

Ngoại trưởng Kerry đến khu vực CA – TBD. Ông Russel khẳng định: Trong năm 2015, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường cam kết với khu vực CA, đặc biệt là trong thương mại. “Tôi tin rằng năm nay sẽ là năm của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định này có ý nghĩa biểu tượng và chiến lược quan trọng và quan trọng hơn là TPP sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư tạo sự thịnh vượng cho 12 quốc gia thành viên, cho khu vực CA – TBD và cho cả toàn cầu” [66].

Với vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ có lợi ích khi Trung Quốc có quan hệ tốt với các nước láng giềng bao gồm các nước láng giềng quan trọng như Việt Nam, Philippin, Malaysia, Singapo. Mỹ đề nghị các quốc gia không tiến hành thay đổi nguyên trạng tại khu vực, gây hiểu lầm cho các bên liên quan. Trong hai năm cuối nhiệm kỳ, bên cạnh đẩy mạnh hợp tác, củng cố vị thế tại CA – TBD, chính quyền Tổng thống Obama cũng sẽ tập trung giải quyết các vấn đề nóng tại khu vực như, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, chống chủ nghĩa bạo lực, cực đoan.

Nước Mỹ có nhu cầu và lợi ích khi triển khai chính sách tái cân bằng tại CA - TBD. Trên thực tế, thời gian gần đây chính quyền Tổng thống Obama gặp nhiều sự phản đối từ Đảng Cộng hòa đối lập khi chính quyền Obama triển khai các hoạt động đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, chiến lược tái cân bằng sang CA - TBD lại là vấn đề nhận được sự ủng hộ của hai Đảng Dân chủ và Đảng đối lập Cộng hòa. Với chiến lược tái cân bằng sang CA – TBD của Mỹ mà có tác động tích cực đến khu vực, cải thiện tình hình kinh tế - xã hội ở đây, hình ảnh nước Mỹ tại khu vực này sẽ được khắc sâu hơn. Điều đó, sẽ tác động mạnh mẽ đến cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2016, là lợi thế với Đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng.

Tiểu kết chƣơng 2

Nước Mỹ trong thời gian cầm quyền của hai Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa từ năm 2001 đến nay đã có những sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội và quan hệ với các nước trên thế giới. Chính sách đối nội và đối ngọai của Mỹ được hoạch định nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo thế giới và mục tiêu này được duy trì xuyên suốt qua các đời Tổng thống, dù Tổng thống đó thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa.Từ những chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống G. Bush và Tổng thống B. Obama, có thể thấy được sự khác biệt trong hoạt động thể hiện đặc trưng của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Mỗi Tổng thống trong nhiệm kỳ của mình đã đưa ra những chính sách thể hiện dấu ấn của Đảng để phù hợp với hoàn cảnh quốc tế, tình hình an ninh – chính trị luôn biến động và quan trọng hơn là để tiếp tục duy trì thế độc quyền siêu cường của Mỹ trên mọi lĩnh vực.

Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố được Mỹ phát động trên toàn cầu đã mang lại nhiều khó khăn bên cạnh những kết quả mà Mỹ đạt được. Chính quyền Tổng thống Bush đã khiến nước Mỹ bị sa lầy vào hai cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan, kinh tế lâm vào khủng hoảng. Đến chính quyền đương nhiệm - Obama, dù đã rất cố gắng nhưng ông vẫn chưa giải quyết xong vấn đề của cuộc chiến chống khủng bố. Chính những điều đó đã làm cho người dân Mỹ mất lòng tin vào Tổng thống của mình. Lý do quan trọng là, những gì mà các Tổng thống đã hứa, đã cam kết khi tranh cử đã không được thực hiện một cách đầy đủ.

Chƣơng 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA

Hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo chính quyền của Tổng thống George Bush và Barack Obama rất phong phú. Hoạt động đó bao gồm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường quan hệ với các đồng minh, các đối tác, chống chủ nghĩa khủng bố cực đoan, chống biến đổi khí hậu, bệnh tật, nghèo đói… Như vậy, phạm vi vấn đề hoạt động của hai đảng trong thời kỳ cầm quyền là rất rộng lớn và phức tạp. Trong chương này, tác giả giới hạn trình bày một số nhận xét về hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa vào những vấn đề sau: nguyên tắc hoạt động của hai đảng, học thuyết Bush và Obama, triển vọng bầu cử năm 2016 ở Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)