Học thuyết Obama

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 87 - 90)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Học thuyết của George W.Bush và Barack Obama

3.2.2. Học thuyết Obama

Bước vào Nhà Trắng vào tháng 1/2009 và đang tiếp tục cầm quyền ở nhiệm kỳ 2, Tổng thống Obama lên nắm quyền trong bối cảnh nước Mỹ đang

diễn ra biến cố lớn về đối nội, cũng như trong quan hệ quốc tế. Chính quyền Bush để lại những di sản cả về đối nội và đối ngoại mà người kế nhiệm sẽ phải giải quyết, nếu muốn tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ. Các học giả Mỹ cho rằng, trong thời kỳ tranh cử và sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã công bố học thuyết của mình để giải quyết những khó khăn về các hoạt động trong và ngoài nước. Qua những bài phát biểu về chính sách (Phát biểu thắng cử, diễn văn nhậm chức, phát biểu tại Hội nghị G20 tại Washington và London, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ, phát biểu tại Ai Cập) và triển khai thực tế của chính quyền Obama, học thuyết của Tổng thống Obama đã thể hiện sự khác biệt với học thuyết Bush trong chính sách, hoạt động và việc điều chỉnh chiến lược.

Thứ nhất, Obama chủ trương từ bỏ cách tiếp cận đơn phương trong quan hệ quốc tế của chính quyền Bush, chủ trương đề cao tính đa phương và hòa giải trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Obama cho rằng, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia mạnh nhất, phát triển kinh tế nhất, nhưng không thể giải quyết được mọi vấn đề của thế giới. Vì thế, chính quyền Obama chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế, bắt tay với nhiều nước trên thế giới.

Thứ hai, Tổng thống Obama chủ trương đối thoại, can dự với các quốc gia được Mỹ coi là “bất hảo” gồm Iraq, Iran, Triều Tiên, mà Bush gọi là “Trục ma quỷ”. Obama đã đề xuất “giang rộng vòng tay” đối với các “quốc gia bất hảo” của Tổng thống Bush. Obama tuyên bố trong lễ nhậm chức: “nước Mỹ sẽ chìa tay ra đối với các nước từ bỏ nắm đấm của họ”. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã đưa ra quan điểm “thế giới đa đối tác” trong bài phát biểu tại Hội đồng Đối ngoại tháng 7/2009 với hàm ý: Mỹ sẽ từ bỏ cách thức tập hợp lực lượng theo tiêu chí “đi với Mỹ hoặc chống lại Mỹ” mà chính quyền Bush đã áp dụng một thời gian dài sau vụ khủng bố 11/9/2001, đồng thời sẽ thúc đẩy quan hệ với tất cả các nước trước đây có những bất đồng với Mỹ.

Thứ ba, Obama chủ trương sử dụng công cụ khác, ngoài công cụ quân sự để đạt được mục đích đối ngoại. Obama cho rằng, nếu Mỹ cần phải có hành động quân sự, hành động đó phải được ủng hộ của cả hai Đảng và phải phối hợp chặt chẽ với “đồng minh và bạn bè” và “nước Mỹ phải có mục tiêu rõ ràng trong bất cứ cuộc chiến nào”. Obama đã sử dụng chính sách “Ngoại giao thông minh”, phát huy mạnh mẽ sức mạnh kinh tế, quân sự và “sức mạnh mềm”, thực hiện chủ nghĩa đa phương mềm dẻo và linh hoạt, tăng cường hợp tác với các nước đồng minh.

Thứ tư, Obama cho rằng, mặc dù Mỹ đại diện cho một loạt các giá trị phổ quát và lý tưởng của loài người – như lý tưởng dân chủ, tự do bày tỏ chính kiến, tự do tôn giáo và xã hội dân sự, Obama chủ trương bảo đảm cho người dân các nước có quyền tự quyết trong việc lựa chọn chế độ chính trị của riêng họ. Đây là điều khác biệt hoàn toàn với “Học thuyết Bush”. Là người thuộc Đảng Dân chủ nên học thuyết Obama mang tính ôn hòa hơn, ông chủ trương phát triển tự do, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy kinh tế thị trường trên thế giới.

Thứ năm, mặc dù vẫn coi khủng bố là ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại, song Tổng thống Obama không coi cuộc chiến chống khủng bố là cuộc chiến “kéo dài nhiều thế hệ” như chính quyền Bush, đồng thời từ bỏ ý định lợi dụng chống khủng bố để mở rộng ảnh hưởng trên thế giới, duy trì trật tự “đơn cực”. Obama chủ trương “dân sự hóa cuộc chiến chống khủng bố”, tuyên bố từ bỏ thuật ngữ “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”. Và Obama cũng xác định lại địa bàn chống khủng bố không phải chỉ là ở Iraq, hay Trung Đông mà bao gồm cả Nam Á (Afghanistan, Pakistan). Đối tượng chống khủng bố không phải chỉ là các quốc gia trong “trục ma quỷ”, mà là nhóm khủng bố al Qaeda do Bin Laden đứng đầu và một số tổ chức khủng bố quốc tế khác mà hiện nay đang nổi lên là lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq và Syria. Về biện pháp, Obama cũng chủ trương kết hợp tối đa các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao để từng bước cô lập và loại trừ chủ nghĩa khủng bố.

Mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn là đóng vai trò chi phối quan hệ quốc tế, qua đó kiềm chế các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khác, đặc biệt Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Iraq, Afghanistan và nguồn lực phải tập trung vào cứu vãn nền kinh tế sau khủng hoảng, Mỹ phải thay đổi mục tiêu trên.

Học thuyết Obama được đưa ra vào thời điểm khoảnh khắc đơn cực của nước Mỹ đã kết thúc, nước Mỹ chỉ còn là quốc gia mạnh nhất trong số các quốc gia “cường quốc” mà thôi. Với học thuyết của mình, chính quyền Obama đã đạt được một số mục tiêu quan trọng về đối nội, đối ngoại, tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)