Triển vọng bầu cử năm 2016 của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 90 - 112)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Triển vọng bầu cử năm 2016 của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng

là “Tổng thống thiên tả”, quá “mềm mỏng”, quá “nhân nhượng” với các quốc gia thù địch. Mỹ cũng gặp thách thức ngày càng tăng từ các Quốc gia Mỹ gọi là “bất hảo”. Sự trỗi dậy của các nước khác như Trung Quốc, cuộc chiến chống khủng bố và những khó khăn kinh tế xã hội do khủng hoảng kinh tế - tài chính đã ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ. Những điều này cũng đã gây cho Obama những thách thức trong nhiệm kỳ hai và uy tín của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử 2016.

Như vậy, học thuyết của mỗi Tổng thống đều mang đậm nét tư duy cũng như những chính sách của mỗi đảng. Hai đảng đã rất tập trung thực hiện học thuyết của mình và nó cũng thể hiện đậm nét ý chí, vai trò của mỗi Tổng thống, quyết định quan trọng vào sự cầm quyền của đảng.

3.3. Triển vọng bầu cử năm 2016 của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Cộng hòa

Cho dù còn một năm nữa cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 mới diễn ra, song ngay từ lúc này, cuộc đua vào Nhà Trắng đã diễn ra khá gay cấn với kẻ ở người đi và công cuộc tìm kiếm nguồn tài chính cho quỹ tranh cử của các ứng cử viên.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với rất nhiều ứng cử viên thuộc hai đảng chính là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ra tranh cử. Số ứng cử

và có người bỏ cuộc) lên đến 22 người đăng ký tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, trong đó đảng Cộng hòa có 17 ứng cử viên. Đây là con số kỷ lục mà đảng này ghi nhận được qua các kỳ bầu cử Tổng thống trước đây. Tuy nhiên số lượng ứng cử viên của Đảng Cộng hòa cũng như Đảng Dân chủ đã giảm sút sau khi nhiều ứng cử viên đã tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua. Hiện tại số lượng ứng cử viên tranh cử Tổng thống của cả hai đảng chỉ còn 14 người.

Bảng sau đây ghi nhận số ứng cử viên (chưa cập nhật đầy đủ) của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng 11/2016 (Democrats – Đảng Dân chủ với biểu tượng con lừa, Republicans – Đảng Cộng hòa với biểu tượng con voi).

Danh sách (chưa cập nhật đầy đủ) các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 ở hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà. Nguồn AFP

Có thể thấy, số lượng ứng viên Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống đã áp đảo Đảng Dân chủ. Nhưng triển vọng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 sẽ thuộc về đảng nào? Ai sẽ là ứng viên sáng giá kế nhiệm Tổng thống Obama?

Nữ cựu ngoại trưởng Hillary Cliton được xem là người dẫn đầu trong nội bộ Đảng Dân chủ và là ứng viên Tổng thống đầu tiên của đảng này đã chính thức thông báo muốn vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử 2016. Bà là ứng viên Đảng Dân chủ sáng giá nhất cho vị trí Tổng thống. Đây là lần thứ hai bà ra tranh cử vị trí Tổng thống, sau thất bại với Obama tại cuộc bầu cử năm 2008. Sau thất bại cuộc bầu cử năm 2008, bà Hillary Clinton đã được Tổng thống Obama giữ lại làm Bộ trưởng ngoại giao. Sau 4 năm làm Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton đã chứng minh cho người dân Mỹ thấy được năng lực của bản thân, năng lực lãnh đạo và định hình chính sách đối ngoại Mỹ, quyết tâm chuyển trọng tâm sang CA – TBD để địnhh hình lại trật tự quốc tế dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Bà cũng thể hiện tính cách lãnh đạo mạnh mẽ khi ủng hộ các chính sách của chính quyền, như chính sách chăm sóc sức khỏe, y tế… Ngoài ra, bà luôn ủng hộ quyền của cộng đồng LBGT (đồng tính, chuyển giới), nên bà đã nhận được nhiều sự ủng hộ của cử tri ngay khi phát hành video tranh cử. Chính vì những chính sách luôn hướng đến người dân, mà cựu ngoại trưởng Mỹ được cử tri lựa chọn nhiều nhất trong số những ứng viên tổng thống tiềm năng của cuộc bầu cử vào năm 2016.

Theo kết quả thăm dò được công bố ngày 2/10/2015 của Đại học Quinnipiac, bang Connecticut. Trong số 1.497 cử tri được phỏng vấn ngẫu nhiên từ ngày 23 - 29/9, trong nội bộ các ứng cử viên tiềm năng của Đảng Dân chủ, bà Hillary nhận được tỷ lệ ủng hộ là 61%, tức là vượt xa những người khác như Phó Tổng thống Joe Biden (11%), Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren (7%) và Thống đốc bang New York Andrew Cuomo (2%) [65].

Tính đến thời điểm hiện tại, Đảng Dân chủ còn lại 3 ứng viên sáng giá, nổi bật nhất trong các cuộc thăm dò toàn quốc và đã tham gia vào các diễn đàn, tranh luận, đó là: Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, ông Martin O’Malley - Thống đốc bang Marylan và Bernie Sander – Thượng Nghị sĩ Mỹ từ Vermont.

Các ứng cử viên dƣới đây đã đƣợc liệt kê trong năm hoặc nhiều hơn các cuộc thăm dò chính, độc lập toàn quốc, tham gia vào các diễn đàn có thẩm quyền và các cuộc

tranh luận, và đang đƣợc thể hiện trên lá phiếu trong ít nhất bốn tiểu bang.

Hillary Clinton Martin O'Malley Bernie Sanders

Lần thứ 67 Bộ trưởng Ngoại giao

từ New York (2009-2013) Lần thứ 61 Thống đốc bang Maryland (2007-2015) Thượng nghị sĩ Mỹ từ Vermont (2007- hiện tại)

Các ứng cử viên nổi bật của Đảng Dân chủ trong các cuộc thăm dò chính.

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_presidential_election,_2016

Đảng Cộng hòa với 17 ứng cử viên tham gia tranh cử, nhưng do một số lý do, nhiều ứng viên đã rút khỏi cuộc vận động và hiện nay, chỉ còn lại 14 ứng cử viên nổi bật. Trong số đó, nổi bật có ứng viên Jeb Bush – Thống đốc bang Florida, Donald Trump – Chủ tịch Tổ chức Trump, Ted Cruz -Thượng Nghị sĩ bang Texas.

Các thí sinh trong phần này đã đƣợc liệt kê trong năm hoặc nhiều hơn các cuộc thăm dò chính độc lập toàn quốc

Jeb Bush Ben Carson Chris Christie Ted Cruz Carly Fiorina

Lần thứ 43 Thống đốc

Florida (1999-2007)

Giám đốc về nhi khoa, phẫu thuật

thần kinh, Bệnh viện Johns Hopkins (1984-2013) 55 năm Thống đốc bang New Jersey (2010- hiện tại) Thượng nghị sĩ Mỹ từ Texas (2013- hiện tại)

CEO của Hewlett- Packard (1999-2005)

Jim Gilmore Lindsey Graham Mike Huckabee John Kasich George Pataki

Thứ 68 Thống đốc Virginia (1998-2002) Thượng nghị sĩ Mỹ từ South Carolina (2003- hiện tại) Lần thứ 44 Thống đốc Arkansas (1996-2007) Thứ 69 Thống đốc Ohio (2011- hiện tại) Lần thứ 53 Thống đốc New York (1995-2006)

Rand Paul Marco Rubio Rick Santorum Donald Trump Thượng nghị sĩ Mỹ từ Kentucky (2011- hiện tại) Thượng nghị sĩ Mỹ từ Florida (2011- hiện tại) Thượng nghị sĩ Mỹ từ Pennsylvania (1995-2007) Chủ tịch Tổ chức Trump (1971- hiện tại)

Các ứng cử viên nổi bật của Đảng Cộng hòa trong các cuộc thăm dò chính. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_presidential_election,_2016

Việc cử tri Mỹ tin tưởng và bầu chọn một ứng viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ, hoặc Đảng Cộng hòa làm Tổng thống phải phụ thuộc vào những chính sách, chiến lược, hay là lời hứa mà ứng viên đó đưa ra trong cuộc tranh luận của cả hai đảng. Nhìn lại chặng đường tranh cử của Tổng thống Obama chúng ta thấy được, việc ông chiến thắng, làm chủ phòng Bầu dục chính là nhờ vào những lời hứa ông đưa ra về việc chấm dứt hai cuộc chiến trang tốn kém do G. Bush để lại, lời hứa về việc khôi phục nền kinh tế đang bị khủng hoảng và sự quan tâm của Obama với các vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục. Vậy trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 thì vấn đề nào sẽ thống trị trong các cuộc tranh luận và lấy được sự tín nhiệm từ cử tri. Dựa trên thực tế nước Mỹ hiện tại, sau những chính sách của Obama cùng tình hình thế giới, thì chính sách đối ngoại sẽ thống trị các cuộc đối thoại trong hai đảng và cũng là vấn đề được cử tri quan tâm:

- Thứ nhất, về Hiệp định TPP, Tổng thống Obama đang tìm cách thúc đẩy Quyền xúc tiến Thương mại (TPA), khúc dạo đầu cần thiết để đạt được sự ủng hộ của Quốc hội đối với TPP, vốn có thể giảm bớt các rào cản

thương mại giữa Mỹ và 11 quốc gia khác ở vành đai Thái Bình Dương. Nhiều – nhưng không phải tất cả - ứng cử viên của Đảng Cộng hòa ủng hộ TPP; nhưng ở phía Đảng Dân chủ, thái độ chính trị với hiệp định này còn căng thẳng hơn. Chính bà Hillary Clinton, ứng cử viên Đảng Dân chủ đã tuyên bố không ủng hộ TPP.

- Vấn đề thứ hai chắc chắn sẽ thống trị trong cuộc tranh luận của cả hai đảng là vấn đề Iran và các cuộc đàm phán quốc tế để kiểm soát chương trình hạt nhân của nước này. Có thể thấy rằng, nhiều ứng viên Đảng Cộng hòa đang chống lại mọi thỏa thuận được đề xuất. Câu hỏi đặt ra là biện pháp trừng phạt nào sẽ được nới lỏng và vào thời điểm nào; các điều khoản để Iran tuân thủ là gì? và chuyện gì sẽ xảy ra khi một số giới hạn trong các hoạt động hạt nhân của Iran không còn hiệu lực. Các ứng viên của Đảng Dân chủ có nhiều khả năng cảm thông hơn với bất cứ điều gì đang đàm phán; nhưng chắc chắn sẽ có sự khác biệt giữa các ứng cử viên của cả hai bên.

- Thứ ba là vấn đề liên quan đến Trung Đông. Cuộc chiến tranh tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố được chính quyền Tổng thống Bush phát động từ đó cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả triệt để. Chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa bị tiêu diệt tận gốc, mà cuộc chiến kéo dài, tốn kém đó đã làm tăng thêm lòng phẫn nộ của người dân Trung Đông. Cho dù, Tổng thống Obama đã tiêu diệt được trùm khủng bố Osama bin Laden, nhưng các lực lượng khủng bố vẫn bùng phát, tiêu biểu là sự nổi lên của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq và Syria. Lực lượng này đã trở thành mối nguy hiểm, nó còn lớn mạnh hơn cả tổ chức al Qaeda. Những gì nên làm và không nên làm sẽ là chủ đề mà các ứng cử viên hai đảng sẽ tranh luận trực tiếp. Có thể dự đoán, quan điểm giải quyết, đặc biệt là ở phía Đảng Cộng hòa sẽ là sức mạnh cơ bắp, là chiến tranh.

không quan tâm mấy đến vấn đề này. Trong vấn đề này, chúng ta cũng sẽ thấy sự khác biệt trong quan điểm của hai đảng. Mặc dù 195 nước đã có những đồng thuận nhất định tại Hội nghị COP21 chống Biến đổi khí hậu toàn cầu tại Paris, Pháp vào tháng 12/2015 nhưng việc triển khai, thực hiện là điều rất khó khăn, phức tạp.

- Thứ năm là quan hệ của Mỹ với các nước Trung Quốc và Nga. Do Trung Quốc nổi lên nhanh chóng và gây nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, trong các vấn đề đối nội, và quan hệ phức tạp với các nước láng giềng và nhiều nước khác trên thế giới, cạnh tranh trực tiếp với Mỹ trên trường quốc tế về nhiều vấn đề. Cho nên, trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, khiến cử tri và cả hai đảng lớn đều sẽ có những tranh luận lớn về vấn đề quan hệ Mỹ - Trung. Đối với Nga, thời giam gần đây đã diễn ra rất nhiều phức tạp trong quan hệ Nga – Mỹ và phương Tây trong những vấn đề quan hệ với Ukraina, Iran, Syria, việc sáp nhập bán đảo Crưm, cấm vận của phương Tây, chống khủng bố ở Trung Đông, không kích khủng bố IS… Mặc dù vậy, gần đây nhất đã có những biểu hiện hợp tác giữa Mỹ và Nga trong vấn đề chống khủng bố IS ở Syria và Trung Đông. Đây cũng sẽ là một vấn đề phức tạp sẽ được hai đảng lớn và cử tri đưa ra tranh luận trong đợt bầu cử lần này. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề khác như việc sử dụng súng ở Mỹ, vấn đề thực hiện TPP, vấn đề biển Đông, vấn đề di cư ở Châu Âu… thể hiện tính chất cực kỳ phức tạp của cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ.

Còn gần một năm nữa cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 mới chính thức bắt đầu, nên để dự đoán kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử là quá sớm. Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn đảng nào, chọn ai làm vị Tổng thống tiếp theo của họ sau Tổng thống Obama. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn đó sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn thế giới. Vị trí Tổng thống sẽ thuộc về ứng viên của Đảng nào – Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa thì vị Tổng thống tiếp theo đó sẽ được thừa hưởng những di

sản về đối nội và đối ngoại của Obama. Tuy nhiên, xét trên cục diện chính trị tại Mỹ hiện nay và phản ứng của người dân Mỹ thì một lợi thế về cục diện tranh cử Tổng thống sẽ có phần nghiêng về phe Cộng hòa.

“Xét về yếu tố truyền thống gia đình, dòng họ nhà Bush đang nắm ưu thế hơn đối thủ chính đến từ phe Dân Chủ - ứng viên Hillary Clinton khi cả cha và anh trai của ứng viên Jeb Bush của Đảng Cộng Hòa đều đã từng nắm giữ chức vụ quyền lực nhất nước Mỹ. Nếu ông Jeb thắng cử thì sẽ tạo nên bộ ba thế hệ của nhà Bush thay nhau giữ chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng” - Ý kiến của Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên viện trưởng Nghiên cứu chiến lược bộ Công an, theo báo Người Đưa tin đưa tin.

Đảng Cộng hòa là một đảng có đường lối chính trị, kinh tế cả đối nội và đối ngoại cứng rắn và mạnh mẽ hơn so với phe Dân chủ. Người dân Mỹ là những người rất thực tế, phần lớn chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế, thương mại và đời sống dân sinh của mình. Chính vì vậy, đảng nào đưa ra những chính sách mang lại nhiều lợi ích cho người dân, khiến người dân Mỹ có cuộc sống an toàn, thì đảng đó sẽ nhận được sự ủng hộ của cử tri nhiều hơn.

Trong thời gian hai nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đã rất nỗ lực khôi phục nền kinh tế Mỹ và đưa ra những chính sách đối ngoại phù hợp nhằm giải quyết các khó khăn do chính quyền Bush để lại. Tuy nhiên, trong thời gian cầm quyền, Obama đã nhận được không ít chỉ trích của nhiều đại diện Đảng Cộng Hòa tại cả lưỡng viện của Quốc hội Mỹ. Đảng Cộng hòa đã chỉ trích những bước đi, chính sách đối ngoại có phần “mềm yếu, nhân nhượng và không cứng rắn” của chính quyền Tổng thống B. Obama, nhất là đối với vấn đề Trung Quốc ngang ngược trên biển Đông. Thậm chí, có những ý kiến của nhiều quan chức quân đội cho rằng, cần phải “mạnh tay” hơn với Trung Quốc nhằm áp chế được tham vọng bá quyền của nước này tại khu vực Biển Đông và CA - TBD để bảo vệ các lợi ích quốc gia của Mỹ.

hiện lực lượng khủng bố Hồi giáo IS ở Iraq và Syria với những cuộc tàn sát dân thường dã man, triết lý hành sự cực đoan và tàn bạo, IS đã nhanh chóng trở thành phiến quân còn nguy hiểm hơn bất kỳ tổ chức khủng bố nào trong lịch sử.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận sức mạnh cũng như uy tín của ứng viên hàng đầu Đảng Dân chủ - bà Hillary Clinton. Cả ông Jeb và bà Hillary đều có điểm tương đồng về truyền thống gia đình – có người thân từng làm Tổng thống. Nếu bà Hillary thắng cử thì lần đầu tiên, lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ xuất hiện một nữ Tổng thống.

Bà Hillary Clinton của Đảng Dân Chủ và ông Jeb Bush đến từ Đảng Cộng Hòa là hai ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử năm 2016

Tuy rằng ông Jeb luôn tìm cách thoát ra khỏi cái bóng của gia đình, nhất là của người anh trai – cựu Tổng thống George W. Bush vì có quá nhiều bê bối liên quan tới 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, nhưng ông Jeb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 90 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)