–Một số vấn đề đặt ra trong việc thông tin, tuyên truyền tái cơ cấu DNNN trên báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí ngành tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 89 - 98)

2 .3– Hình thức chuyển tải thông tin của báo chí ngành Tài chính về tái cơ cấu DNNN

3.2 –Một số vấn đề đặt ra trong việc thông tin, tuyên truyền tái cơ cấu DNNN trên báo

cấu DNNN trên báo chí ngành Tài chính

Tái cơ cấu DNNN đã và đang là một trong những định hƣớng thông tin quan trọng, sinh động và hấp dẫn của báo chí cả nƣớc nói chung, báo chí ngành Tài chính nói riêng. Bộ Tài chính đƣợc Chính phủ giao là đơn vị chủ trì xây dựng đề án tái cơ cấu DNNN, vì vậy báo chí ngành Tài chính đã bám sát nhiệm vụ của Bộ Tài chính, tập trung thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền cả trƣớc, trong và sau khi Đề án tái cơ cấu DNNN đƣợc phê duyệt.

Nhƣ đã trình bày ở phần trên (chƣơng 2 của luận văn này), các cơ quan báo chí của ngành Tài chính đã tổ chức nhiều các tuyến bài, chùm bài, đa dạng các chủ đề, tiếp cận đề cập tới nhiều mặt của vấn đề tái cơ cấu DNNN, tạo sự đồng thuận xã hội và góp phần tích cực vào việc triển khai các đƣờng lối của Đảng, chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu DNNN nói riêng.

Tuy vậy, so với lợi thế là các cơ quan của Bộ Tài chính – đơn vị đƣợc trực tiếp giao xây dựng dự thảo đề án tái cơ cấu DNNN, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp nhiều nội dung cho việc triển khai đề án này, thì báo chí ngành Tài chính vẫn chƣa phát huy hiệu quả của những cơ quan báo chí có lợi thế đầu nguồn thông tin về vấn đề tái cơ cấu DNNN. Đồng thời qua khảo sát trực tiếp 3 cơ quan báo chí gồm Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp trong việc thông tin, tuyên truyền về tái cơ cấu DNNN năm 2012, bên cạnh những hiệu quả đạt đƣợc, cũng còn bộc lộ một số mặt hạn chế nhƣ sau:

3.2.1 – Chưa phát huy lợi thế so với các tờ báo ngoài ngành

Kể từ khi dự thảo đề án tái cơ cấu DNNN manh nha xuất hiện cho tới khi đề án này đƣợc chính thức ban hành, trên phƣơng tiện truyền thông đại chúng đã xuất hiện những bài viết thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dƣ luận – đặc biệt là những tờ báo chuyên ngành kinh tế và không chuyên ngành kinh tế mà không phải là cơ quan báo chí của Bộ Tài chính - nhƣ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam điện tử, Thời báo Ngân hàng, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, báo điện tử VietnamNet…

Thực hiện tìm kiếm bài viết qua cụm từ khóa “tái cơ cấu DNNN” trên trang mạng google, thì chỉ trong 0,15 giây đã cho tới 287.000 kết quả cho cụm từ khóa này. Điều đó cho thấy, thông tin liên quan đến tái cơ cấu DNNN đã đƣợc chuyển tải trên hệ thống mạng Internet là rất nhiều và phong phú.

Trên tờ VnEconomy – báo điện tử của Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng đã thƣờng xuyên có những bài viết về chủ đề tái cơ cấu DNNN, trong đó có những bài đƣợc viết dƣới góc nhìn khá sắc sảo, tạo đƣợc sức hút đối với bạn đọc. Chẳng hạn nhƣ bài “Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và lực cản lợi ích nhóm”, đăng tải ngày 09/05/2012.

Trong bài viết này, tác giả đã đƣa ra các bình luận nhƣ: “Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được đánh giá là không tránh khỏi “đụng chạm” đến các nhóm lợi ích.

Có ý kiến cho rằng cần “đánh động” vào lương tâm của người lãnh đạo để giải quyết mâu thuẫn này. Tuy nhiên, kêu gọi lương tâm sẽ là sáo rỗng nếu mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và vai trò ra quyết định không tách bạch.

Lợi ích nhóm chi phối và làm hao hụt vốn nhà nước cũng là mặt trái của quá trình cổ phần hoá. Đã có trường hợp, việc định giá doanh nghiệp về giá trị thương hiệu và giá trị đất đai ở mức rất thấp so với giá thực tế trên thị trường”. [43]

Bài viết đã đặt thẳng vào vấn đề đang thu hút sự quan tâm của xã hội – đó là vấn đề về “lợi ích nhóm”, nhƣng không quá đà chỉ trích, vì vậy vừa thể hiện đƣợc sự đồng thuận với chính sách tái cơ cấu DNNN, vừa hấp dẫn đƣợc bạn đọc. Trong khi đó, cũng khoảng thời gian này, Thời báo Tài chính Việt Nam cũng viết bài với tiêu đề “Tái cơ cấu nền kinh tế: Khẩn trương nhưng không nóng vội” – đăng ngày 11/5/2012 [56, (57), tr.7]; còn Tạp chí Tài chính số tháng 5/2012 thì đăng bài: “Thông tư số 196/2011/TT-BTC: Những đổi mới về bán cổ phần, quản lý và sử dụng tiền cổ phần” [52, (5), tr.42]..

Trên báo điện tử VietnamNet vào lúc 10:49:31 ngày 22/5/2012 có bài viết “Tái cơ cấu: DNNN phải cạnh tranh bình đẳng” – bài viết lấy ý kiến của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ và ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Theo đó, bài báo đã đề cập khá sâu tới vấn đề trọng tâm của tiến trình tái cơ cấu DNNN, với đoạn viết nổi bật: “DNNN sẽ phải chịu sự áp đặt đầy đủ kỷ cương nhà nước và kỷ luật thị trường, buộc cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp khác”. [42]

Hay ở báo Tiền Phong điện tử ngày 10/12/2012 có đăng bài “Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước: Không thể bỏ qua chuyện nợ triệu tỷ”.

Bài báo đã nêu phải “truy trách nhiệm nợ nần” của DNNN, theo đó bài báo đã trích dẫn báo cáo của Bộ Tài chính về con số nợ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc và trích dẫn ý kiến của một số chuyên gia về vấn đề này.

Bài báo nêu ý kiến của chuyên gia tài chính Bùi Kiên Thành: “Với những tập đoàn, TCT thua lỗ có liên quan đến các hoạt động công ích, bị lỗ do chính sách thì có thể xem xét trong một số trường hợp, còn lại thì phải xử lý ngay, truy rõ trách nhiệm của những người đứng đầu các đơn vị làm ăn thua lỗ, không hiệu quả”. [57]

Với những bài viết nhƣ vậy chƣa thấy xuất hiện trên các ấn phẩm báo chí ngành Tài chính trong năm 2012. Mà đáng lẽ, với lợi thế thông tin đầu nguồn, báo chí ngành Tài chính có thể khai thác đƣa những chi tiết, những góc cạnh tiêu cực, mặt trái làm cản trở sự phát triển của DNNN ở một số bộ phận là lãnh đạo DNNN nhƣ vậy, nhằm nâng cao sức phản biện của báo chí, từ đó thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả và làm tăng thêm sức lan tỏa của công tác thông tin tuyên truyền của mình trong đời sống xã hội.

3.2.2 – Số lượng, tần suất và cơ cấu tin bài về chủ đề tái cơ cấu DNNN trên báo chí ngành Tài chính còn chưa hợp lý

Là những cơ quan báo chí của Bộ Tài chính - đơn vị trực tiếp xây dựng và triển khai đề án tái cơ cấu DNNN, thì các cơ quan báo chí của ngành Tài chính phải phát huy đƣợc vai trò chủ lực của mình trong vấn đề thông tin tuyên truyền về vấn đề tái cơ cấu DNNN. Song, qua khảo sát năm 2012 về các chủ đề liên quan đến tái cơ cấu DNNN trên 3 cơ quan báo chí của ngành Tài chính cho thấy, mặc dù đã triển khai đã tích cực triển khai, với số lƣợng và chất lƣợng thông tin khá nhiều, khá phong phú, song còn chƣa thực sự khai thác hết lợi thế của mình.

Trong cả năm 2012, cả 3 ấn phẩm phát hành 193 số báo, với tổng cộng 11.285 tin bài – trong đó có 222 tin, bài viết về vấn đề DNNN và tái cơ cấu DNNN, chiếm tỷ lệ 1,97% (Chi tiết ở bảng 2.1).

Đặc biệt, theo bảng khảo sát, cả năm 2012 cả 3 cơ quan báo chí có 222 tin và bài viết về chủ đề tái cơ cấu DNNN, thì chỉ đăng tải vẻn vẹn có 27 tin trên 193 số báo xuất bản. Nếu ở 2 cơ quan tạp chí, với định kỳ xuất bản dài thì việc sử dụng ít tin có thể dễ hiểu, nhƣng ở Thời báo Tài chính Việt Nam, với số lƣợng xuất bản 3 số báo/tuần, thì việc sử dụng chỉ 19 tin/157 số báo xuất bản có thể coi là quá ít ỏi. Trong lúc đó, tái cơ cấu DNNN là một vấn đề đang mới, Thời báo Tài chính Việt Nam đƣợc coi là tờ báo chính thống của Bộ Tài chính – nơi có lợi thế đầu nguồn để khai thác thông tin, lại nhƣ không phát huy đƣợc lợi thế đó cho mình.

Hơn nữa, nhƣ đã phân tích ở phần 3.2.1, cả 3 cơ quan báo chí ngành Tài chính chủ yếu mới khai thác nhiều ở khía cạnh giới thiệu, phân tích thông tin chính sách, ý kiến của cơ quan quản lý chức năng, mà chƣa chú trọng khai thác một cách hợp lý các ý kiến phản biện. Vì vậy, trong chủ đề tái cơ cấu DNNN, trên các ấn phẩm báo chí ngành Tài chính chƣa thấy xuất hiện những bài viết mang tính dẫn dắt độc bằng việc khai thác các khía cạnh đang là những điểm nhấn đƣợc công chúng quan tâm, nhƣ vấn đề thất thoát lãng phí, trách nhiệm của những ngƣời liên quan đến tham nhũng, thất thoát, lãng phí từ các DNNN…

Một điểm nữa có thể đƣợc coi là hạn chế của các ấn phẩm báo chí ngành Tài chính trong năm 2012, đó là việc thiếu vắng hẳn thể loại bài phóng sự điều tra về chủ đề tái cơ cấu DNNN. Kết quả khảo sát cho thấy, trong 222 tác phẩm viết về chủ đề tái cơ cấu DNNN năm 2012 thì không có đƣợc một bài viết nào thể hiện dƣới dạng phóng sự điều tra.

Trong khi đó, hệ thống DNNN thời gian qua đang bộc lộ quá nhiều yếu kém, đã có không ít vụ án nổi bật liên quan đến hành vi tham ô, tham nhũng, gây lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nƣớc ở một số DNNN. Với thực trạng yếu kém của DNNN nhƣ thời gian qua, thì các hành vi tiêu cực nảy sinh tại các DNNN có thể vẫn chƣa phát hiện ra hết.

Đó chính là “đất vàng” để báo chí thể hiện tính “chiến đấu” với cái xấu, bảo vệ chính nghĩa. Qua đó vừa tăng thêm sức thu hút độc giả cho mình, vừa giúp các cơ quan chức năng phát hiện thêm những hành vi sai trái để kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh trong bối cảnh đang tiến hành tái cơ cấu DNNN.

Một con số thống kê qua khảo sát độc giả tại phụ lục 3.1 cũng cho thấy, trong 212 ngƣời đƣợc khảo sát, thì có 59,43% cho rằng nội dung thông tin trên báo chí ngành Tài chính ở mức bình thƣờng về tính nhanh nhạy kịp thời; 22,64% cho rằng thi thoảng còn chậm và có tới 12,26% đánh giá chƣa nhanh nhạy kịp thời.

Vì vậy, việc mất cân đối về số lƣợng tin bài, về thể loại tin bài, tần suất xuất hiện trong việc thông tin tuyên truyền về chủ đề tái cơ cấu DNNN, có thể đƣợc coi là những hạn chế cần khắc phục của báo chí ngành Tài chính nói chung và với Thời báo Tài chính Việt Nam nói riêng.

3.2.3 – Chưa chú ý tổ chức thông tin chỉ dẫn, giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm về chính sách tái cơ cấu DNNN

Tái cơ cấu DNNN kể từ khi dự thảo cho đến khi chính thức đƣợc phê duyệt đã có rất nhiều các văn bản, chính sách pháp luật liên quan đƣợc ban hành. Chỉ riêng trong năm 2012, các loại quyết định, thông tƣ, chỉ thị đƣợc ban hành liên quan đến vấn đề tái cơ cấu DNNN là 15 văn bản mới do Bộ Tài chính trực tiếp ban hành hoặc đệ trình Chính phủ ban hành (phụ lục 1) – trong đó chƣa kể đến các văn bản mang tính dự thảo, các văn bản sự vụ cụ thể khác,

cũng nhƣ văn bản của liên Bộ, văn bản của các Bộ, ngành khác trong vấn đề triển khai tái cơ cấu DNNN.

Cũng bởi vì là một chính sách mới, vì vậy các văn bản chính sách mới liên quan đến vấn đề này cũng là một trong những thông tin mà đông đảo độc giả là giới doanh nhân doanh nghiệp, giới nghiên cứu, giới học sinh, sinh viên và các cán bộ công nhân viên chức quan tâm, tìm hiểu.

Vì thế, cùng với việc đƣa thông tin chung, đƣa thông tin mang tính phân tích, diễn giải, thì các cơ quan báo chí ngành Tài chính cũng nên phát huy lợi thế của báo chí chuyên ngành, tổ chức khai thác và giới thiệu chỉ dẫn cho độc giả các cách thức tiếp cận thông tin văn bản mới một cách dễ dàng thuận tiện, từ đó mở rộng thêm khả năng phục vụ công chúng, thu hút thêm độc giả cho mình.

Đồng thời, để phát huy lợi thế của tờ báo chuyên các cơ quan báo chí cần phát huy lợi thế về tính chuyên ngành nhƣ việc mở ra các chuyên mục “hỏi - đáp chính sách về vấn đề tái cơ cấu DNNN”, vừa thiết thực giải đáp các vƣớng mắc cho những ngƣời trong cuộc, vừa đáp ứng nhu cầu cho độc giả. Hoặc nhƣ mở ra các chuyên mục “ngƣời trong cuộc” để thu hút các bài viết, các ý kiến từ các DNNN đang thực hiện triển khai tái cơ cấu, để ghi nhận những tình huống thực tế trong quá trình triển khai tái cơ cấu… từ đó vừa làm sinh động các góc cạnh thông tin về tái cơ cấu DNNN, vừa tăng thêm sự lan tỏa cho các cơ chế chính sách, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng những cách làm hay…

Qua khảo sát cả năm 2012, chủ đề thông tin tuyên truyền về tái cơ cấu DNNN trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp cho thấy thiếu vắng các loại hình mang tính thông tin chỉ dẫn nhƣ vậy.

Bảng 3.1: Thống kê số lƣợng phóng viên, Biên tập viên của Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp: Cơ quan báo chí Tổng số biên chế Số lƣợng PV, BTV Tỷ lệ%

Thời báo Tài chính VN 61 33 54,09

Tạp chí Tài chính 20 9 45

Tạp chí Tài chính DN 10 3 30

Qua việc khảo sát và trao đổi với đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên của Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp cho thấy, các cơ quan báo chí trên đều gặp khó khăn vì lực lƣợng phóng viên, biên tập viên còn mỏng.

Đối với Thời báo Tài chính Việt Nam, với 33 phóng viên, biên tập viên thì có 3 lãnh đạo là Tổng Biên tập và Phó Tổng biên tập; 12 ngƣời là lãnh đạo các phòng nội dung, nhƣ vậy chỉ còn lại 18 phóng viên mà thôi.

Trong khi đó lĩnh vực tài chính lại rất rộng và Thời báo Tài chính Việt Nam phải thực hiện đảm trách một cách bao quát. Riêng khối nội ngành Tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam đảm trách thông tin tuyên truyền 5 phân hệ là: Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nƣớc, Chứng khoán, Dự trữ - có hệ thống ngành dọc trải rộng khắp các huyện, xã cả nƣớc… Đồng thời, Thời báo Tài chính Việt Nam cũng còn đảm trách các địa bàn thông tin tuyên truyền về lĩnh vực tài chính cho hệ thống Tài chính địa phƣơng khắp cả nƣớc; các Bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức, các doanh nghiệp nhà nƣớc, các đơn vị hƣởng thụ ngân sách Nhà nƣớc; các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội; các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế…

Với lực lƣợng phóng viên mỏng, việc tổ chức cho phóng viên đi thực tế các địa phƣơng khó có thể đáp ứng đƣợc hết, hơn nữa trong những năm vừa qua, do khó khăn về tài chính nên lực lƣợng cộng tác viên viết bài cho Thời

báo Tài chính Việt Nam lại khá ít và không thƣờng xuyên, vì vậy sự bao quát thông tin chuyên ngành của Thời báo Tài chính Việt Nam bị hạn chế.

Qua khảo sát về chủ đề tái cơ cấu DNNN trên Thời báo Tài chính Việt Nam năm 2012, dƣờng nhƣ không có đƣợc một bài phóng sự hoặc phóng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí ngành tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)