Đánh giá hiệu quả bƣớc đầu của thông tin báo chí với hoạt động tái cơ cấu DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí ngành tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 79 - 84)

2 .3– Hình thức chuyển tải thông tin của báo chí ngành Tài chính về tái cơ cấu DNNN

2.4 Đánh giá hiệu quả bƣớc đầu của thông tin báo chí với hoạt động tái cơ cấu DNNN

2.4.1 – Kết quả khảo sát độc giả về vai trò của báo chí ngành Tài chính trong việc thông tin tuyên truyền vấn đề tái cơ cấu DNNN

Trong 2 tháng 5 và 6 năm 2013, tác giả đã xây dựng biểu phiếu khảo sát và tiến hành lấy ý kiến của độc giả là cán bộ công nhân viên chức thuộc các hệ thống trong ngành Tài chính, các sinh viên học tập tại Học viện Tài chính… với tổng số phiếu phát ra là 250, thu về 225 phiếu – trong đó có 13 phiếu không hợp lệ, còn lại 212 phiếu đƣợc đƣa vào tổng hợp, thống kê để đƣa ra kết quả khảo sát. (Chi tiết kết quả tại Phụ lục 3.2: Bảng tổng hợp kết quả trả lời phiếu khảo sát độc giả).

Kết quả khảo sát nhƣ sau:

- Về vai trò của báo chí đối với vấn đề tái cơ cấu DNNN: Đa số ý kiến cho rằng, báo chí có vai trò tƣơng đối quan trọng đối với vấn đề tái cơ cấu DNNN. Cụ thể: Có 182/212 phiếu trả lời tƣơng đối quan trọng (85,85%); Có 25/212 phiếu trả lời rất quan trọng (11,79%); Có 5/212 phiêu trả lời không quan trọng (2,36%).

- Về mức độ quan tâm về vấn đề tái cơ cấu DNNN: Đa số ý kiến cho rằng, mình thƣờng xuyên quan tâm tới vấn đề tái cơ cấu DNNN. Cụ thể: Có 137 phiếu/212 phiếu trả lời thƣờng xuyên quan tâm (64,62%); Có 25/212 phiếu trả lời ít quan tâm (11,79%); Có 19 phiếu/212 phiếu trả lời rất quan tâm (8,97%); Có 14/212 phiếu trả lời chƣa quan tâm (6,60%); 8,02% trả lời có quan tâm nhƣng không nhiều.

- Về dung lượng thông tin trên báo chí hiện nay về vấn đề tái cơ cấu DNNN: Đa số ý kiến cho rằng, thông tin về vấn đề tái cơ cấu DNNN trên báo chí hiện nay là khá nhiều. Cụ thể: 132/212 phiếu trả lời khá nhiều (62,26%); 35/212 phiếu trả lời chƣa nhiều (16,51%); Có 19/212 phiếu trả lời rất nhiều (8,96%); 17/212 phiếu trả lời rất ít (8,02%); 9/212 phiếu trả lời còn ít (4,25%).

- Về sự quan tâm đến các mảng thông tin về vấn đề tái cơ cấu DNNN: Gần tuyệt đối các ý kiến cho rằng, khi tìm hiểu về thông tin tái cơ cấu DNNN, thƣờng quan tâm đến ý kiến phản biện của chuyên gia. Cụ thể: 210/212 phiếu quan tâm ý kiến phản biện của chuyên gia (99,06%); 209/212 phiếu quan tâm về chính sách mới (98,58%); 204/212 phiếu quan tâm về phân tích, bình luận chính sách (96,23%); 198/212 phiếu quan tâm phổ biến kiến thức, kinh nghiệm (93,40%); 172/212 phiếu quan tâm tình hình triển khai (81,13%); 50/212 phiếu quan tâm về kinh nghiệm quốc tế (23,58%).

- Về tính khách quan, bao quát thông tin về vấn đề tái cơ cấu DNNN:

Đa số ý kiến cho rằng, thông tin về vấn đề tái cơ cấu DNNN là khá tốt về tính khách quan và bao quát. Cụ thể: 168/212 phiếu trả lời khá tốt (79,25%); 23/212 phiếu trả lời vừa phải (10,85%); 14/212 phiếu trả lời rất tốt (6,6%); 7/212 phiếu trả lời còn sơ sài (3,3%).

- Về tính kịp thời nội dung thông tin trên báo chí ngành Tài chính về vấn đề tái cơ cấu DNNN: Đa số ý kiến cho rằng, tính kịp thời của nội dung thông tin về vấn đề tái cơ cấu DNNN còn bình thƣờng, chỉ có 5,67% cho rằng đã đáp ứng tính nhanh nhạy, kịp thời. Cụ thể: 126/212 phiếu trả lời bình thƣờng (59,43%); 48/122 phiếu trả lời thi thoảng còn chậm (22,64%); 26/122 phiếu trả lời chƣa nhanh nhạy, kịp thời (12,26%); 12/212 phiếu trả lời nhanh nhạy, kịp thời (5,67%).

- Về tính cần thiết của ý kiến chuyên gia đối với tái cơ cấu DNNN:

Đa số ý kiến cho rằng, ý kiến của chuyên gia về vấn đề tái cơ cấu DNNN là rất cần thiết, chỉ có 0,95% ý kiến trả lời là không cần thiết. Cụ thể: Có 196/212 phiếu trả lời rất cần thiết (92,45%); 14/212 phiếu trả lời cần thiết vừa phải (6,6%); 2/212 phiếu trả lời không cần thiết (0,95%).

- Về tần suất xuất hiện các bài viết bình luận, phân tích, phỏng vấn chuyên gia đối với tái cơ cấu DNNN trên báo chí vừa qua: Chỉ có 1,89% ý

kiến trả lời thông tin còn quá ít, còn đa số ý kiến cho rằng, tần suất xuất hiện nhƣ vậy là vừa phải (66,98%).

2.4.2 – Kết quả khảo sát ý kiến của người làm báo về mối quan hệ giữa báo chí với vấn đề tái cơ cấu DNNN

Trong 2 tháng 5 và 6 năm 2013, tác giả đã xây dựng biểu phiếu khảo sát và tiến hành lấy ý kiến đánh giá của những ngƣời làm công tác báo chí – trong đó các đối tƣợng chủ yếu là các phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ƣơng và địa phƣơng đóng trên địa bàn Hà Nội… Với tổng số phiếu phát ra là 100, thu về 82 phiếu hợp lệ để thống kê kết quả. (Chi tiết tại phụ lục 3.2).

- Về tính cần thiết của vấn đề tái cơ cấu DNNN của Việt Nam: Đa số ý kiến trả lời là rất cần thiết và phải làm ngay (84,15%), chỉ có 3,62% ý kiến trả lời không cần thiết.

- Về vai trò của báo chí đối với việc tái cơ cấu DNNN: Đa số ý kiến đánh giá là báo chí có vai trò quan trọng (74,39%) và 10,98% ý kiến trả lời rất quan trọng.

- Báo chí có muốn nêu tất cả các ý kiến về tái cơ cấu DNNN hay không: Tuy không có ý kiến nào vƣợt quá 50%, nhƣng nhiều ý kiến trả lời cần đăng tải tất cả các ý kiến để bạn đọc nhìn nhận và tham khảo (45,12%).

- Nơi cơ quan báo chí ông/bà đang công tác, khi nhận được các ý kiến bàn luận về tái cơ cấu DNNN, thì Tòa soạn của ông/bà thực hiện như thế nào? Cũng không có ý kiến cụ thể nào vƣợt quá 50% số phiếu trả lời, nhƣng phần đông ý kiến cho rằng sẽ đăng tất cả các ý kiến để bạn đọc nhìn nhận và tham khảo (48,78%).

- Các mảng thông tin báo chí cần chú trọng khai thác về vấn đề tái cơ cấu DNNN: Mảng thông tin ý kiến của giới chuyên môn làm công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc chọn chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 96,34%; 92,68% chọn

mảng thông tin mới về văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ; 92,68% chọn ý kiến bình luận, phân tích của giới chuyên gia;…

- Ấn phẩm báo chí nào của ngành Tài chính đã phản ánh được những vấn đề tái cơ cấu DNNN đang được quan tâm?: Thời báo Tài chính Việt Nam đƣợc lựa chọn nhiều nhất với 54/82 ý kiến chọn Thời báo Tài chính Việt Nam (65,58%); 51/82 ý kiến chọn Tạp chí Tài chính (62,19%); 37/82 ý kiến chọn Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp (45,12%); 30/82 ý kiến chọn Tạp chí Tài chính & Đầu tƣ (36,58%).

- Khi viết về vấn đề tái cơ cấu DNNN, những người làm báo cần nâng cao trình độ nào: Đa số ý kiến cho rằng cần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ báo chí hiện đại (98,78%); 95,12% ý kiến cần nâng cao kiến thức về tài chính, kinh tế; 28,05% ý kiến cần nâng cao kiến thức pháp luật; 21,95% ý kiến cần nâng cáo lý luận chính trị.

Tiểu kết chƣơng 2

DNNN của Việt Nam kể từ khi ra đời trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và trong công cuộc đổi mới đã ngày càng lớn mạnh, từng bƣớc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Tuy vậy, thời gian qua DNNN đã bộc lộ nhiều sự bất cập, yếu kém, cần khẩn trƣơng tái cơ cấu toàn diện để thích ứng với những điều kiện hoàn cảnh trong giai đoạn mới.

Việc báo chí thực hiện việc cung cấp thông tin, đƣa ra các ý kiến phân tích, bình luận, đóng góp các giải pháp xung quanh việc xây dựng và triển khai đề án tái cơ cấu DNNN… có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hoạch định chính sách, công tác quản lý, triển khai tái cơ cấu DNNN. Qua báo chí, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nƣớc chức năng có thể tham khảo, nắm bắt thông tin tin để nghiên cứu, điều chỉnh các chính sách, giải quyết các khó khăn vƣớng mắc từ thực tiễn.

Nhìn chung, thông tin về tái cơ cấu DNNN đƣợc phản ánh trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp khá toàn diện, chính thống, chính xác, kịp thời và đa dạng, phong phú, góp sức minh bạch thông tin về hoạt động của DNNN, của tiến trình tái cơ cấu DNNN…

Tuy hiệu quả của thông tin báo chí đối với vấn đề tái cơ cấu DNNN khó có thể lƣợng hóa ra đƣợc. Nhƣng qua những động thái quan tâm của lãnh đạo Bộ Tài chính đối với công tác báo chí, cũng nhƣ những kết quả khảo sát đƣợc từ độc giả, những ngƣời làm báo viết về mảng kinh tế - tài chính cho thấy, đó là các cơ sở khách quan bƣớc đầu, góp sức cùng các cơ quan chức năng có thể tìm giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề tái cơ cấu DNNN trên báo chí ngành Tài chính nói riêng và báo chí kinh tế cả nƣớc nói chung, góp sức nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công cuộc tái cơ cấu DNNN hiện đang triển khai thực hiện.

Chƣơng 3:

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ TÁI CƠ CẤU

DNNN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí ngành tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)