Khái quát về Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí ngành tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 36 - 43)

7 – Kết cấu luận văn

2.1- Khái quát về Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Tạp chí Tài chính

và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp

2.1.1- Thời báo Tài chính Việt Nam

Thời báo Tài chính Việt Nam là cơ quan của Bộ Tài chính, là diễn đàn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và của toàn dân về lĩnh vực tài chính – kinh tế. Ra đời từ ngày 2/9/1993, xuất bản 1 số báo/tuần với 16 trang – gồm 15 trang tiếng Việt và 1 trang tiếng Anh. Đến tháng 9/1998, Thời báo Tài chính Việt Nam tăng kỳ xuất bản lên 2 số báo/tuần.

Từ tháng 7/1999 đến nay, Thời báo Tài chính Việt Nam xuất bản 3 số báo trên tuần – phát hành vào thứ hai, tƣ, sáu hàng tuần và 1 tờ đặc san phát hành hàng tháng (kể từ 1/2013, Thời báo Tài chính Việt Nam dừng xuất bản ấn phẩm Đặc san hàng tháng); từ năm 2005 – 2011 Thời báo Tài chính Việt Nam xuất bản ấn phẩm tiếng Anh – Vietnam Financial Review và dừng xuất bản ấn phẩm này kể từ tháng 1/2012. Thời báo Tài chính Việt Nam hiện hoạt động theo Giấy phép xuất bản số 53/GP-BVHTT ngày 29/1/2002.

Số lƣợng phát hành hiện nay đạt khoảng 10.000 đến 11.000 tờ/kỳ, với phạm vi phát hành rộng khắp trên toàn quốc – trong đó phát hành trong nội bộ ngành Tài chính chiếm khoảng 60% tổng số lƣợng phát hành. Từ 1/8/2012, Thời báo Tài chính Việt Nam chính thức đƣa Phòng Báo điện tử đi vào hoạt động, để chuẩn bị cho việc triển khai xuất bản Thời báo Tài chính Việt Nam điện tử trong năm 2013.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Thời báo Tài chính Việt Nam đã xây dựng và mở rộng vùng phát hành rộng khắp toàn quốc, thông qua hệ thống

các ngành dọc của Bộ Tài chính và hệ thống độc giả mọi thành phần trên toàn quốc. Với vị thế của một tờ báo chuyên ngành tài chính – kinh tế, Thời báo Tài chính Việt Nam tự cân đối thu chi thông qua hoạt động thu hút quảng cáo, phát hành và thực hiện hạch toán theo cơ chế của một đơn vị sự nghiệp công lập, có thu tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động (theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP và hiện tại là Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ).

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ khoảng năm 2005 đến 2008, hoạt động thu hút tài chính của Thời báo Tài chính Việt Nam gặp khó khăn, doanh thu quảng cáo và phát hành có sự giảm sút mạnh, dẫn đến không đảm bảo cân đối thu – chi cho hoạt động, Thời báo Tài chính Việt Nam đã đƣợc điều chỉnh mô hình hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự chịu một phần kinh phí hoạt động từ năm 2009 đến nay (theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ).

Cơ cấu tổ chức của Thời báo Tài chính Việt Nam hiện tại gồm có: - Ban Lãnh đạo: Tổng Biên tập và 1 Phó Tổng Biên tập

- 7 phòng chức năng:

+ Phòng Trị sự (hành chính, tài vụ, tổ chức) + Phòng Quảng cáo và Tổ chức sự kiện + Phòng Thƣ ký Tòa soạn

+ Phòng Phóng viên Kinh tế

+ Phòng Phóng viên Thị trƣờng và Doanh nghiệp + Phòng Bạn đọc

+ Phòng Báo điện tử

- 1 Chi nhánh phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

- 1 Văn phòng đại diện Bắc Miền trung đóng tại TP Vinh - Nghệ An. Qua thực tiễn hoạt động, với việc bám sát các vấn đề trọng tâm hoạt động của ngành để thông tin đến bạn đọc, đƣa những thông tin về cơ chế

chính sách tài khóa - chính sách tiền tệ mới, bám sát hơi thở của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội… của đất nƣớc, Thời báo Tài chính Việt Nam đã tạo ra một diễn đàn trao đổi nhiều chiều, phục vụ nhu cầu thông tin - trao đổi của mọi thành phần trong xã hội. Qua đó, Thời báo Tài chính Việt Nam đã góp sức tích cực vào thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của Bộ Tài chính, góp sức thực thi hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung và nền tài chính quốc gia nói riêng ngày càng minh bạch, công bằng và lành mạnh…

Tuy nhiên, do tính định kỳ (3 số báo/tuần), nội dung 16 trang báo/số báo, nên trong thời gian qua Thời báo Tài chính Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, kể cả về “độ trễ” thời gian chuyển tải thông tin, cả hạn chế về thời lƣợng chuyển tải thông tin. Trong khi đó các phƣơng tiện truyền thông khác nhƣ các tờ nhật báo (báo in), các tờ báo điện tử, truyền hình… đã phát huy lợi thế, đăng tải thông tin sớm hơn, lan tỏa nhanh hơn… Đó là một hạn chế của tờ Thời báo Tài chính Việt Nam báo in trong môi trƣờng cạnh tranh thông tin giữa các phƣơng tiện truyền thông đang diễn ra quyết liệt hiện nay.

Song do ở các phƣơng tiện truyền thông khác với nhiều lý do khác nhau, các thông tin về cơ chế chính sách, về quản lý điều hành của ngành Tài chính nhiều khi đã đƣợc các phƣơng tiện truyền thông khác đăng tải chƣa đầy đủ, có lúc thiếu chính xác, chƣa khách quan, thậm chí không đúng với bản chất của vấn đề. Thực tế này đã xảy ra khá nhiều trong thời gian qua, gây nên những khó khăn không đáng có cho công tác quản lý điều hành hoạt động tài chính quốc gia.

Để nâng cao năng lực hoạt động nhằm đáp ứng những nhiệm vụ của một kênh thông tin chính thống về lĩnh vực tài chính – kinh tế, cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu tự thân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình, Thời báo Tài chính Việt Nam đã và đang triển khai xuất bản Thời báo Tài chính Việt

Nam điện tử - một kênh thông tin phát hành qua mạng Internet, nhằm tăng cƣờng hiệu quả kênh thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế tài chính và để đáp ứng với nhu cầu độc giả, đáp ứng xu thế phát triển mới của báo chí.

Tờ Thời báo Tài chính Việt Nam điện tử đã và đang thực hiện xây dựng, đã đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động báo điện tử và kế hoạch đƣa vào hoạt động chính thức từ tháng 9/2013.

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, với những giai đoạn thăng trầm, Thời báo Tài chính Việt Nam đã luôn kiên định với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính, tập trung năng nhiệm vụ chính là chuyển tải thông tin về chủ trƣơng, đƣờng lối, các cơ chế, chính sách, của Nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính; là diễn đàn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và của toàn dân về lĩnh vực tài chính – kinh tế. Qua đó, Thời báo Tài chính Việt Nam đã đồng hành cùng hệ thống báo chí toàn quốc góp sức xây dựng và phát triển đất nƣớc, phụng sự vì sự một xã hội ngày càng giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.

1.1.1 - Tạp chí Tài chính

Tạp chí Tài chính giữ vai trò là cơ quan thông tin lý luận và nghiệp vụ của ngành Tài chính; là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Tài chính, đƣợc thành lập ngày 7/11/1963 với tiền thân là Tập san Tài chính - Kế toán. Trải qua hành trình gần 50 năm trƣởng thành và phát triển, Tạp chí Tài chính đã ghi dấu ấn với các mốc thời gian nhƣ sau:

+ Thời kỳ 1963 - 1982: Tập san Tài chính - Kế toán, xuất bản mỗi tháng một kỳ; là cơ quan ngôn luận của ngành Tài chính; Tháng 12/1983, Tập san Tài chính - Kế toán chuyển thành Tạp chí Tài chính, chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

+ Thời kỳ 1996 - 2002: Tháng 1/1996, Tạp chí Tài chính chuyển về trực thuộc Viện Khoa học Tài chính. Từ tháng 1/2002 đến 12/8/2002: Tạp chí Tài chính trực thuộc Học viện Tài chính. Thời kỳ từ 2002 đến nay Tạp chí Tài chính thành đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, giữ vai trò là cơ quan thông tin lý luận và nghiệp vụ của ngành Tài chính; là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Tài chính. Tạp chí Tài chính hoạt động theo giấy phép xuất bản số 1536/GP-BTTT-ngày 23/09/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ số ISSN - 005 - 56.

- Tạp chí Tài chính xuất bản các ấn phẩm:

+ Tạp chí Tài chính: Tạp chí khoa học, chuyên về thông tin nghiên cứu lý luận và nghiệp vụ kinh tế - tài chính. Xuất bản mỗi tháng 1 kỳ, phát hành định kỳ giữa tháng. Số lƣợng phát hành khoảng 4.500 tờ/kỳ xuất bản.

+ Tài chính và Đầu tƣ: Ấn phẩm dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhà đầu tƣ. Tài chính và Đầu tƣ xuất bản mỗi tháng 1 kỳ, in 4 màu, phát hành định kỳ cuối tháng.

Số lƣợng phát hành khoảng 4.000 tờ/kỳ xuất bản.

+ Trang Điện tử Tạp chí Tài chính: Địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn và http://FinancePlus.vn. Nội dung phong phú, với nhiều bài phân tích, bình luận chuyên sâu các vấn đề kinh tế - tài chính trong nƣớc và quốc tế.

+ Các ấn phẩm không định kỳ: Tổ chức xuất bản nhiều sách nghiệp vụ và sách phục vụ cho các hoạt động của Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ nhƣ: Reforming Việt Nam - Xuất bản năm 2000; Hỏi - đáp về chế độ tài chính dành cho đơn vị sự nghiệp có thu - Xuất bản năm 2002; Renovation and Development - Xuất bản năm 2006; Đặc san đối ngoại Kinh tế - Tài chính Việt Nam xuất bản định kỳ hàng năm…

- Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tài chính bao gồm: Ban Biên tập, phóng viên, bạn đọc; Ban Tài chính Điện tử; Ban Trị sự (Hành chính, Tài vụ và

Quản trị); Trung tâm Dịch vụ Truyền thông; Văn phòng Đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tạp chí Tài chính cũng có một Hội đồng Biên tập, là các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, giữ vai trò tƣ vấn giúp lãnh đạo Tạp chí Tài chính trong việc định hƣớng phát triển và lựa chọn, bình xét các bài viết đăng trên các ấn phẩm của Tạp chí Tài chính.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình, Tạp chí Tài chính đã phát huy vai trò và nhiệm vụ của mình, kịp thời chuyển tải đầy đủ những chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách tài chính lớn của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nắm bắt và nhận thức đầy đủ hơn về lĩnh vực tài chính, đồng thời động viên, khuyến khích mọi ngƣời đồng tình ủng hộ, thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách tài chính của Đảng, Nhà nƣớc.

Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc, Tạp chí Tài chính đã có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp phát triển của ngành Tài chính nói riêng và sự phát triển của đất nƣớc nói chung; bám sát các vấn đề trọng tâm thời sự của nền kinh tế, tổ chức tuyên truyền sâu rộng tiến trình đổi mới để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, đồng thời, có nhiều bài viết bồi dƣỡng kiến thức, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ trong và ngoài Ngành…

Hiện nay, Tạp chí Tài chính đã tập hợp đƣợc một đội ngũ cộng tác viên là đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý về kinh - tế tài chính trong và ngoài ngành, nơi công bố các công trình nghiên cứu kinh tế - tài chính có giá trị lý luận và thực tiễn, thu hút sự quan tâm của dƣ luận.

1.1.2 - Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp

Cục Tài chính Doanh nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nƣớc về

tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc…; làm đầu mối giúp Bô ̣ trƣởng Bô ̣ Tài chính thực hiện quản lý tài chính về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp.

Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp là đơn vị sự nghiệp công có thu thuộc Cục Tài chính Doanh nghiệp – Bộ Tài chính, đƣợc thành lập trên cơ sở của bản tin Thông tin Tài chính doanh nghiệp, thành lập ngày 2/1/1998. Sau đó chuyển đổi thành Tạp chí Tài chính doanh nghiệp – trực thuộc Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), hoạt động theo Giấy phép xuất bản số 01/GPXB-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 02/01/2001.

- Tạp chí Tài chính doanh nghiệp hiện có tổng số nhân sự là 10 ngƣời, gồm 3 công chức, 2 viên chức và 5 cán bộ hợp đồng dài hạn. Tờ Tạp chí Doanh nghiệp có cơ cấu gồm 2 Ban: Ban Biên tập và Ban Trị sự.

+ Tổng Biên tập là nhân sự kiêm nhiệm, do Phó Cục trƣởng Cục Tài chính Doanh nghiệp đảm nhiệm (không có Phó Tổng Biên tập).

Ban Biên tập: gồm có 3 ngƣời là biên tập viên, phóng viên, chuyên phụ trách tổ chức sản xuất nội dung: tổ chức viết bài; biên tập tin bài từ phóng viên, cộng tác viên. Ban Trị sự: gồm có 6 ngƣời làm các công tác kế toán, phát hành – quảng cáo và lái xe.

- Tạp chí Tài chính doanh nghiệp xuất bản 1 kỳ/tháng, phát hành vào cuối tháng. Số lƣợng phát hành khoảng 4.000 cuốn/kỳ.

Tạp chí Tài chính doanh nghiệp đã tổ chức đƣợc một mạng lƣới cộng tác viên khá tốt là những ngƣời đã và đang công tác trong các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn trong ngành Tài chính và một số cộng tác viên đang công tác tại các Chi cục Tài chính doanh nghiệp các địa phƣơng.

Đây là tờ tạp chí thuộc Cục Tài chính Doanh nghiệp – Bộ Tài chính, do đó đã khai thác chuyên sâu các thông tin về hoạt động liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Đƣa đến cho độc giả nhiều bài viết mang tính chuyên sâu của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn…

Trong thời qua, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp đã bám sát các vấn đề trọng tâm thời sự của nền kinh tế, nhất là vấn đề DNNN, tổ chức tuyên truyền khá bài bản các thông tin liên quan đến công tác hoạt động, điều hành DNNN; tổ chức các tuyến bài tuyên truyền về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách quản lý, điều hành hoạt động của DNNN…

Hiện nay, tuy số lƣợng ngƣời còn ít, song Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp cũng đã phát huy vai trò và nhiệm vụ của mình, bám sát đƣợc các định hƣớng chung của Lãnh đạo Bộ về công tác tuyên truyền, góp sức kịp thời chuyển tải những chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách tài chính của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nắm bắt và nhận thức đầy đủ hơn về lĩnh vực tài chính – kinh tế nói chung và lĩnh vực DNNN nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí ngành tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)