Vai trò của báo chí đối với tái cơ cấu DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí ngành tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 28 - 36)

7 – Kết cấu luận văn

1.3 Vai trò của báo chí đối với tái cơ cấu DNNN

Trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã ngày càng phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của độc giả và góp sức ngày càng hiệu quả hơn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, vào công cuộc xây đắp cho xã hội ngày giàu mạnh, công bằng, văn minh.

Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị Cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, do Ban Tuyên giáo Trung ƣơng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 19/3/2013 tại Hà Nội cho biết: Tính đến tháng 2/2013, có 812 cơ quan báo chí in trên cả nƣớc với 1084 ấn phẩm. Trong đó, báo có 197 cơ quan (gồm 84 cơ quan báo chí Trung ƣơng và 127 tạp chí địa phƣơng).

Cả nƣớc có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp; có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ƣơng và địa phƣơng, trong đó, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam,

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC phủ sóng toàn quốc; có 172 kênh chƣơng trình phát thanh và truyền hình quảng bá, gồm 99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh…

Cả nƣớc có gần 17.000 nhà báo đƣợc cấp thẻ hành nghề, hàng trăm phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ; hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Phát huy truyền thống của báo chí cách mạng, các loại hình báo chí ngày này cũng đã luôn thể hiện vai trò của một lực lƣợng xung kích trên mặt trận tƣ tƣởng – văn hóa đã luôn bám sát quan tâm và phản ánh về mộ mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội, trong đó hoạt động của DNNN cũng là một đề tài luôn đƣợc báo chí phản ánh dƣới nhiều góc độ.

Trong Hội nghị giao ban báo chí toàn quốc năm 2012, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng đã đƣa ra đánh giá: “Báo chí phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực tuyên truyền các giải pháp điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ. Báo chí cũng đã tập trung phản ánh một số nhiệm vụ cấp bách mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tài chính tiền tệ, giá cả thị trường, quản lý và sử dụng đất đai, xuất khẩu hàng hóa, xóa đói giảm nghèo...”. [4].

Tái cơ cấu DNNN là một chủ trƣơng lớn và đang đƣợc bắt đầu triển khai. Sự đóng góp của báo chí vào đề tài này thể hiện ở những khía cạnh sau:

1.3.1 – Báo chí thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động của DNNN

Hệ thống DNNN đƣợc hình thành trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, DNNN đƣợc xác định là nền tảng để đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Bám sát với thực tiễn, báo chí Việt Nam qua các thời kỳ đã kịp thời bám

sát, góp sức đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, các chỉ đạo điều hành của Chính phủ đến với cộng đồng DNNN và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội để động viên cho sự phát triển của hệ thống DNNN.

Đồng thời báo chí đã nêu và ghi nhận vai trò tích cực và quan trọng của DNNN nói chung, các TĐKT, TCT nhà nƣớc nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Các DNNN, mà trọng tâm là các TĐKT, TCT đã bảo đảm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế.

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, hệ thống doanh nghiệp nói chung và các TĐKT, TCT nhà nƣớc nói riêng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhìn vào những mặt tích cực đạt đƣợc, báo chí đã mạnh mẽ động viên cộng đồng doanh nghiệp nói chung và khối các DNNN nói riêng đã duy trì đƣợc hoạt động và có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Trong công cuộc đổi mới, hệ thống DNNN vừa đƣợc mở rộng, phát triển, vừa đƣợc đổi mới, sắp xếp, từng bƣớc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, báo chí cũng đã luôn tích cực góp phần phổ biến các kiến thức mới, kinh nghiệm, đồng thời góp phần thúc đẩy hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo và hoạt động của DNNN ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của từng giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế - xã hội đất nƣớc và thế giới.

Phát biểu đánh giá về vai trò của báo chí đối với việc thông tin tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, đồng chí Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trƣởng Ban Tuyên giáo Trung ƣơng đã nói:

Công tác báo chí năm qua đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, trong đó, nổi bật nhất là công tác thông tin, tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội

XI, các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ vào cuộc sống gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh "Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;" tuyên tuyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội (giải pháp kìm chế lạm phảt, duy trì tăng trưởng hợp lý, cơ cấu lại nền kinh tế...); tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn.

Năm 2012, báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục có bước phát triển mới, trong đó, đáng ghi nhận là sự phong phú, đa dạng của thông tin và các sản phẩm thông tin truyền thông. Nhiều cơ quan báo chí tích cực đổi mới nội dung, phương thức chuyển tải thông tin, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ người làm báo. Trong điều kiện có nhiều khó khăn (phát triển báo in, thu hút quảng cáo...), nhiều cơ quan báo chí đã chủ động tháo gỡ khó khăn, động viên, phát huy nhân lực, tâm huyết, lòng yêu nghề của người làm báo để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.[30]

1.3.2 – Báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội về tái cơ cấu DNNN

Cùng việc tích cực tham gia động viên những mặt tích cực của hệ thống DNNN, khuyến khích nhân rộng những điển hình tích cực giúp DNNN phát huy những mặt lợi thế, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế - xã hội trong nƣớc và quốc tế… báo chí cũng tích cực tham gia công tác phản biện xã hội, góp sức hạn chế, giảm thiểu những khó khăn, hạn chế của hệ thống DNNN.

Thực tế từ khi đất nƣớc đổi mới đến nay, báo chí đã luôn quan tâm, sát sao với hoạt động của DNNN, thể hiện nhƣ một lực lƣợng giám sát hoạt động của DNNN. Những vấn đề tiêu cực, những khiếm khuyết, yếu kém của hệ

thống DNNN – lực lƣợng chủ đạo của nền kinh tế, cũng đã luôn đƣợc báo chí phản ánh, phân tích, mổ xẻ.

Chính sự vào cuộc của báo chí dƣới những góc nhìn nhiều chiều, hoạt động của DNNN đã đƣợc phản ánh một cách sinh động những sự bất cập, yếu kém… Đó chính là những lời cảnh báo, góp sức để thúc đẩy sự đổi mới cả về cơ chế chính sách và hoạt động của DNNN.

Thời gian gần đây, trên các phƣơng tiện báo chí xuất hiện khá nhiều các hạn chế, yếu kém, dẫn đến hoạt động thu lỗ, thất thoát tiền của Nhà nƣớc của một số TĐKT, TCT nhà nƣớc nhƣ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)… đã đƣợc báo chí phản ánh mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dƣ luận.

Báo chí thời gian qua cũng vào cuộc những vấn đề khá gai góc và tiềm ẩn những mối nguy hại đối với hoạt động ổn định, bền vững của DNNN, đó là việc trào lƣu các DNNN đầu tƣ dàn trải, đầu tƣ vào những lĩnh vực hoạt động trái nghề, kinh doanh ngoài ngành… cũng đã tạo đƣợc hiệu ứng xã hội tốt, từ đó thúc đẩy sự quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc chấn chỉnh lại các qui định đầu tƣ của hệ thống các TĐKT, TCT nhà nƣớc…

Nhìn nhận về vai trò của báo chí, Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu rằng: “Trong những năm qua, hoạt động báo chí đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, ổn định chính trị xã hội, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, thời gian gần đây, báo chí đã nêu cao trách nhiệm chính trị, tập trung cao độ cho công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần NQ TW 3 và 4 Khóa 11. Báo chí đã góp phần thiết thực vào việc tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng quyết tâm của toàn quân, toàn dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội thành công,

giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”.[55, (73+74), Tr5]

1.3.3 – Báo chí thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu DNNN và tạo sự đồng thuận của xã hội và doanh nghiệp

Bằng việc thông tin phản ánh, phản biện các vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, các qui định pháp lý và trong hoạt động thực tiễn của hệ thống DNNN, báo chí trở thành một động lực để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu DNNN.

Thông qua báo chí, thực tiễn trong quản lý và hoạt động của DNNN cho thấy đã đến thời điểm phải khẩn trƣơng, tái cơ cấu toàn diện để thích ứng với những điều kiện hoàn cảnh trong giai đoạn mới. Tái cơ cấu không chỉ cần thiết đối với bản thân khu vực DNNN, mà còn trực tiếp phục vụ và hỗ trợ cho nhiệm vụ tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ chiều rộng sang chiều sâu.

Tái cơ cấu DNNN cần có một quá trình, không thể chủ quan nóng vội nhƣng cũng không thể chậm chễ. Đây là một nhu cầu tất yếu khách quan, là một giải pháp kịp thời và đúng đắn để nâng cao chất lƣợng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân, phấn đấu đƣa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới… thì việc nhận thức đúng đắn, đồng nhất là một yêu cầu bắt buộc và quan trọng để thực hiện thành công công cuộc tái cơ cấu DNNN.

Với chức năng thông tin nhanh, lan tỏa rộng, báo chí đƣợc xác định là một phƣơng tiện truyền thông hiệu quả để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và tạo sự đồng thuận của toàn xã hội. Qua thực tế hoạt động của báo chí,

Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và các cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp, ngƣời dân luôn có sự đánh giá cao vai trò và đóng góp của báo chí.

Tại hội nghị báo chí năm 2012, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đƣa ra nhận định: “Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp nhưng có thể nói báo chí đã làm tốt vai trò, trách nhiệm là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân, với những kết quả đáng ghi nhận: Trong năm qua, báo chí trong cả nước đã thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội ở trong nước và quốc tế, là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân.

Công tác báo chí năm qua đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, trong đó, nổi bật nhất là công tác thông tin, tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ vào cuộc sống gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh "Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;" tuyên tuyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội (giải pháp kìm chế lạm phảt, duy trì tăng trưởng hợp lý, cơ cấu lại nền kinh tế...); tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn…”.[4]

Tiểu kết chƣơng 1

DNNN đƣợc xác định là một lực lƣợng chủ đạo, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. DNNN quan các giải đoạn đã phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.

Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam đƣợc vận hành theo cơ chế thị trƣờng, định hƣớng Xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là trong quá trình phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh và hoạt động của

hệ thống DNNN tuy đã có nhiều bƣớc phát triển đƣợc ghi nhận, những cũng đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả trong công tác quản lý điều hành và hoạt động của chính nó.

Đánh giá và xác định rõ tình hình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện cuộc tái cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế. Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI đã xác định: Tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là các TĐKT, TCT nhà nƣớc là một trong 3 nhiệm vụ cấp bách của quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế nƣớc ta.

Công cuộc triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN đƣợc đánh giá là một nhu cầu tất yếu khách quan, là một giải pháp kịp thời và đúng đắn để nâng cao chất lƣợng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân… Theo đó, việc thông tin về vấn đề tái cơ cấu DNNN vừa là nhu cầu tự thân của báo chí, nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng trƣớc một vấn đề thu hút sự quan tâm của ngƣời dân, cũng vừa là chức năng của báo chí để giám sát, hạn chế những mặt hạn chế, thúc đẩy nhân rộng những nhân tố tích cực, thiết thực góp sức thực hiện thành công công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc trong giai đoạn mới.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRÊN BÁO CHÍ NGÀNH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí ngành tài chính với vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)