Khái quát về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên của trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (Trang 37 - 47)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên của trƣờng

Trường đại học Lao động – Xã hội kể từ khi ra đời cho đến nay đã có 47 năm truyền thống. Từ tiền thân là Trường trung học Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động được thành lập từ năm 1961 có nhiệm vụ đào tạo cán bộ lao động tiền lương cho toàn miền bắc, đến năm 1991 được hợp nhất với Trường Quản lý Cán bộ Thương binh Xã hội và lấy tên là trường Cán bộ Lao động- Xã hội. Tháng 1/1997, Trường được nâng cấp lên thành Trường cao đẳng Lao động - Xã hội có nhiệm vụ đào tạo cán bộ lao động xã hội trình độ cao đẳng lao động - xã hội và nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đến tháng 1/2005, Trường chính thức trở thành Trường đại học Lao động – Xã hội, có sứ mệnh:

- “Đào tạo cán bộ Lao động - Xã hội có trình độ Đại học, Cao đẳng cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các thành phần kinh tế khác trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội theo yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của công việc.

- Nghiên cứu triển khai và thực hiện các dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

- Tham gia thực hiện mở rộng chương trình giáo dục thường xuyên và nâng cao dân trí.

- Tham gia hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu nguồn nhân lực”[38;tr.31].

Trường đại học Lao động - Xã hội hoạt động theo điều lệ Trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành và được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật về các lĩnh vực sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy và giáo trình đối với các ngành và chuyên ngành được phép đào tạo.

- Tuyển sinh theo chỉ tiêu được giao, tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục - đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng.

- Tổ chức bộ máy của Nhà trường.

- Quản lý sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đào tạo

- Hợp tác với các cơ sở giáo dục - đào tạo, đơn vị nghiên cứu, đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài nước theo qui định hiện hành của pháp luật.

- Thực hiện chế độ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu theo tinh thần Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính Phủ.

Qui mô, cơ cấu đào tạo của Trường Đại học Lao động – Xã hội được xác định trước hết xuất phát từ yêu cầu đảm bảo đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về số lượng cán bộ Lao động - Xã hội cho toàn quốc. Tuy nhiên việc mở các ngành nghề đào tạo và qui mô đào tạo cần chú ý tới điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Kế hoạch phát triển đào tạo được xây dựng trên cơ sở phân tích các tính toán, dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn về Lao động - Xã hội của các ngành, các điạ phương trong cả nước và nhu cầu học tập của nhân dân.

Cơ cấu tổ chức của Trường được thiết kế khoa học, đảm bảo tốt khả năng vận hành để thực hiện nhiệm vụ chung của một trường đại học.

Ban giám hiệu gồm hiệu trưởng , giúp việc cho hiệu trưởng có 3 phó hiệu

trưởng, phụ trách công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Các phòng chức năng gồm: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức Cán bộ,

Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Kế toán-Tài vụ, Phòng Quản trị thiết bị, Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng.

Các Trung tâm, Trạm trực thuộc Trường gồm: Trung tâm thực hành Công tác Xã hội; Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành; Trung tâm thông tin thư viện; TrạmY tế; Ban Xây dựng cơ bản và Tổ văn thư.

Các Khoa và Bộ môn trực thuộc Trường:

1. Khoa Quản lý Lao động gồm có các Bộ môn: Bộ môn Quan hệ lao động; Bộ môn Dân số - Nguồn nhân lực; Bộ môn Quản trị nhân lực; Bộ môn Bảo hộ Lao động.

Khoa hiện có 25 giảng viên, trong đó có 03 tiến sỹ, 13 Thạc sỹ, 09 học viên cao học. Các giảng viên của Khoa chủ yếu tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 64% trên tổng số giảng viên của Khoa.

2. Khoa Công tác Xã hội gồm các Bộ môn: Bộ môn tâm lý học – dân tộc học; Bộ môn xã hội học; Bộ môn Công tác xã hội; Bộ môn An sinh xã hội; Tổ quản lý thực hành thực tập.

Khoa Công tác Xã hội hiện nay có 29 giảng viên, trong đó có 02 tiến sỹ, 16 thạc sỹ và 11 học viên cao học. Chuyên ngành chính mà các giảng viên của Khoa được đào tạo là Công tác xã hội, Quản lý xã hội, Xã hội học, Tâm lý học, Lịch sử, Địa lý. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 62% trên tổng số giảng viên của Khoa.

3. Khoa Kế toán gồm các Bộ môn: Kế toán, Kiểm toán. Khoa gồm 45 người, trong đó có 01 PGS, 2 tiến sỹ, 18 thạc sỹ. Các giảng viên chủ yếu tốt

nghiệp ở Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 47% trên tổng số giảng viên của Khoa.

4. Khoa Kỹ thuật Chỉnh hình gồm 22 người, trong đó có 01 tiến sỹ, 02 thạc sỹ. Chuyên môn chính của các giảng viên là kỹ thuật chỉnh hình, bác sỹ chuyên khoa cấp I. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 14% trên tổng số giảng viên của Khoa.

5. Khoa Bảo hiểm có 13 giảng viên, trong đó 01 người là tiến sỹ, 04 thạc sỹ và 08 học viên cao học. Chuyên môn chính là bảo hiểm, tài chính bảo hiểm. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 38% trên tổng số giảng viên của Khoa.

6. Bộ môn Lý luận Mác - Lê Nin có 15 giảng viên, trong đó 10 người là thạc sỹ, 05 học viên cao học. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 67% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

7. Bộ môn Giáo dục Thể chất - Giáo dục Quốc phòng có 09 giảng viên, trong đó 01 người là thạc sỹ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 11% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

8. Bộ môn Toán có 11 giảng viên, trong đó 05 người là thạc sỹ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 46% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

9. Bộ môn Tin học gồm 12 giảng viên, trong đó 07 người là thạc sỹ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 58% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

10. Bộ môn Ngoại ngữ có 20 người, trong đó 05 giảng viên là thạc sỹ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 25% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

11. Bộ môn Luật gồm 15 giảng viên, trong đó 01 người là tiến sỹ, 7 thạc sỹ và 7 học viên cao học. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 53% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

12. Bộ môn Kinh tế học có 07 giảng viên, 04 người là thạc sỹ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 57% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

13. Bộ môn Thống kê có 07 giảng viên, trong đó 05 người là thạc sỹ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 71% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

14. Bộ môn Quản trị doanh nghiệp có 07 giảng viên, trong đó 03 người là thạc sỹ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 43% trên tổng số giảng viên của Bộ môn.

Tổng số giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng của nhà trường là 267 người, trong đó 141 (chiếm 53 %) có trình độ sau đại học.

Nếu tính riêng giảng viên cơ hữu là 237 giảng viên, trong đó 111 người (chiếm 47%) có trình độ sau đại học. Tất cả đều đã qua khoá học về phương pháp giảng dạy ở bậc đại học do trường Quản lý Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo giảng dạy. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chưa cao là do mấy năm trở lại đây, theo nhu cầu phát triển nên Nhà trường đã tuyển dụng nhiều giảng viên mới. Những giảng viên này hầu hết tuổi đời còn rất trẻ nên chưa hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Trong khoảng một vài năm tới, khi những giảng viên này hoàn thành việc học thì tỷ lệ có trình độ sau đại học sẽ tăng lên trên 80%.

Trường thường xuyên thỉnh giảng 30 giảng viên trong đó có 2 phó giáo sư, 27 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 1 giảng viên có trình độ thạc sĩ ở một số trường, viện và cơ quan quản lý. Cụ thể:

1) Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

04 người

2) Trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn 02 người 3) Học viện Hành chính Quốc gia 01 người

5) Viện Khoa học Lao động và các Vấn đề Xã hội 05 người

6) Viện Quản trị kinh doanh 01 người

7)Viện Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo 02 người

8) Viện Nghiên cứu Thanh niên 01 người

9) Vụ các Vấn đề Xã hội của Quốc Hội 01 người 10) Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em 01 người

11) Hội Kế toán Việt Nam 01 người

12) Các Vụ, Trung tâm nghiên cứu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

09 người

Qua nghiờn cứu tài liệu về đội ngũ cỏn bộ của Trường do Phũng Tổ chức Cỏn bộ cung cấp, tỏc giả đó tổng hợp thành bảng cơ cấu tuổi, thõm niờn cụng tỏc và giới của cỏc giảng viờn như sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu tuổi, giới, thâm niên công tác của giảng viên

STT Đơn vị

Thâm niên công tác Tuổi Giới

<5năm 5 - 10 > 10 <30 31 - 49 50 - 60 Nam Nữ 1 Kế toán 26 14 5 25 16 4 12 33 2 CTXH 7 13 9 13 11 5 7 22 3 QLLĐ 11 7 7 9 15 1 12 13 4 BH 8 3 2 8 5 0 3 10 5 KTCH 14 6 2 13 7 2 12 10 6 Luật 9 4 2 10 5 0 3 12 7 Mác-Lê 4 8 3 5 8 2 2 13 8 T Thống kê 4 2 1 5 1 1 2 5

9 Ngoại ngữ 12 5 3 14 5 1 1 19 10 GDTC- QP 4 3 2 2 5 2 5 4 11 Tin 7 4 1 8 4 0 7 5 12 Toán 7 2 2 8 3 0 2 9 13 Kinh tế 3 3 1 3 4 0 2 5 14 QTDN 4 2 1 3 4 0 1 6

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường đại học Lao động – Xã hội

Bảng 2.2. Cơ cấu tuổi, giới, thâm niên công tác tính theo tỷ lệ phần trăm

TT Đơn vị

Thâm niên công tác Tuổi Giới

<5năm 5 - 10 > 10 <30 31-49 50- 60 Nam Nữ 1 Kế toán 58% 31% 11% 55,5% 35,5% 9% 27% 73% 2 CTXH 24% 45% 31% 45% 38% 17% 24% 76% 3 QLLĐ 44% 28% 28% 36% 60% 4% 48% 52% 4 BH 62% 23% 15% 62% 38% 0% 23% 77% 5 KTCH 64% 27% 9% 59% 32% 9% 55% 45% 6 Luật 60% 27% 13% 67% 33% 0% 20% 80% 7 Mác-Lê 27% 53% 20% 33% 53% 13% 13% 87% 8 T Thống kê 57% 29% 14% 72% 14% 14% 29% 71% 9 Ngoại ngữ 60% 25% 15% 70% 25% 5% 5% 95% 10 GDTC- QP 44% 34% 22% 22% 56% 22% 56% 44%

11 Tin 58% 33% 8% 67% 33% 0% 58% 62%

12 Toán 64% 18% 18% 73% 27% 0% 18% 82%

13 Kinh tế 43% 43% 14% 43% 57% 0% 29% 71%

14 QTDN 57% 29% 14% 43% 57% 0% 14% 86%

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường đại học Lao động – Xã hội

Như vậy, qua bảng thống kê về cơ cấu trình độ và tuổi của đội ngũ giảng viên, sự phân bố giảng viên ở các Khoa trong Trường có thể rút ra kết luận:

Về cơ cấu tuổi, toàn Trường có 126 giảng viên trong độ tuổi từ 23 – 30 (chiếm 53% trên tổng số giảng viên của Trường), 93 giảng viên trong độ tuổi từ 31 – 49 (chiếm 39%) và 18 người từ 50 – 60 tuổi (chiếm 8%). Có thể thấy cơ cấu tuổi của giảng viên trong Trường là trẻ. Điều này đảm bảo một đội ngũ kế cận dồi dào, tương xứng với sự phát triển về quy mô của Trường. Lực lượng giảng viên có kinh nghiệm, tích luỹ được một khối lượng kiến thức chuyên môn tương đối để đảm bảo chất lượng công việc là độ tuổi 31 – 49 chiếm 39% tổng số giảng viên của Nhà trường, bằng 2/3 số giảng viên trẻ. Cách đây một vài năm lực lượng này là rất mỏng, tạo nên “khoảng trống” ở giữa về thế hệ giảng viên trong trường. Điều này đã được khắc phục khi đội ngũ giảng viên trẻ có thêm thâm niên giảng dạy và một lực lượng cán bộ có trình độ, kinh nghiệm đã và đang được bổ sung về Trường.

Về thâm niên công tác, hầu hết ở tất cả các Khoa và Bộ môn, số lượng giảng viên có thâm niên dưới 5 năm là nhiều nhất. Điển hình là Khoa Bảo hiểm, Bộ môn Toán, tỷ lệ giảng viên có thâm niên dưới 5 năm lần lượt là 62% và 64%. Số lượng giảng viên có thâm niên trên 10 năm ở Trường không cân đối giữa các khoa, bộ môn. Các giảng viên có thâm niên trên 10 năm tập trung ở những khoa có lịch sử gắn liền với sự phát triển của Trường như Khoa Công tác xã hội (31%), Quản lý lao động (28%). Các khoa, bộ môn khác tỷ lệ giảng viên

có thâm niên công tác trên 10 năm là rất thấp. Ví dụ như ở Khoa Kỹ thuật chỉnh hình tỷ lệ này là 9%, ở Bộ môn Tin là 8%.

Nhìn chung, tỷ lệ giảng viên có thời gian công tác lâu năm (trên 10 năm) của Trường đại học Lao động – Xã hội không cao. Nếu so sánh trong tương quan với hai nhóm còn lại thì số lượng giảng viên trong nhóm lâu năm là thấp nhất. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng các công trình nghiên cứu. Mặc dù vậy, xét về mặt lâu dài thì cơ cấu cán bộ giảng dạy trẻ như hiện nay lại đảm bảo được khả năng phát triển trong tương lai của Trường.

Số lượng cán bộ có thâm niên công tác ở nhóm thứ hai (từ 5 đến 10 năm) cũng chiếm một tỷ lệ vừa phải, dao động trung bình khoảng 30% - 40%. Tỷ lệ này nhìn chung là hợp lý, đảm bảo được chất lượng giảng dạy, nghiên cứu do giảng viên thuộc nhóm này đa số đã tích luỹ được một lượng nhất định về kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm là không phải cứ giảng viên nào tuổi cao thì công tác trong trường lâu năm. Họ có thể đã làm việc thuộc một tổ chức khác với chuyên môn gần giống và vì một lý do nào đó nên chuyển về Trường. Với đội ngũ này, chuyên môn nghiệp vụ đã được tích luỹ từ trước song cần trang bị cho họ kỹ năng, phương pháp sư phạm và nghiên cứu khoa học.

Trên một bình diện khác, cơ cấu giảng viên trẻ bên cạnh những lợi thế về sức khoẻ, lòng nhiệt tình… còn tồn tại những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến công việc chuyên môn. Hầu hết cán bộ giảng viên trẻ của Trường có trình độ đại học, vì thế họ phải dành một khoản thời gian đáng kể để tiếp tục học tập nâng cao trình độ. Mặt khác, giảng viên trẻ cũng có nhiều mối quan tâm ngoài chuyên môn như gia đình, con cái, bạn bè…

Xét về giới tính, nhìn chung các khoa đều có tỷ lệ giảng viên nữ cao hơn nhiều so với nam. Đặc biệt, một số khoa do đặc thù của chuyên ngành đào tạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)