Tiêu chí Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 94 - 95)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá Chiến lƣợc theo từng tiêu chí trong bộ tiêu chí đề xuất

3.1.5. Tiêu chí Xã hội

Chiến lƣợc nghiên cứu lâm nghiệp đã chứng minh đƣợc hiệu quả với nhiều thành tựu quan trọng và ý nghĩa đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng trống, chẳng hạn, các nghiên cứu lâm nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu vào các nghiên cứu kỹ thuật, cơng nghệ, nghiên cứu và triển khai. Trong khi đó, các nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, tác động xã hội vẫn chƣa thực sự đƣợc coi trọng, do đó các đóng góp từ các nghiên cứu cho các yếu tố xã hội, con ngƣời còn hạn chế.

Trong mục tiêu chiến lƣợc nghiên cứu khoa học lâm nghiệp tới năm 2020 chỉ xây dựng mục tiêu là nâng cao hiệu quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất chứ chƣa gắn các kết quả nghiên cứu tới lâm nghiệp xã hội. Trong khi đó, nhóm đối tƣợng cộng đồng, ngƣời dân trồng, bảo vệ rừng, những nhóm đối tƣợng sống phụ thuốc vào rừng là những nhóm đối tƣợng chịu tác động trực tiếp từ các chính sách, chiến lƣợc phát triển mà Nhà nƣớc đề ra

Nhƣ đã trình bày phía trên, hầu hết đề tài nghiên cứu lâm nghiệp hiện nay mang tính chất học thuật, kỹ thuật mà chƣa gắn tới các nhóm đối tƣợng xã hội với cộng đồng ngƣời trồng và bảo vệ rừng, những cộng đồng ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng ở Việt Nam.

Tác động từ các kết quả nghiên cứu tới các nhóm đối tƣợng cịn hạn chế, khả năng ứng dụng, nhân rộng mơ hình các kết quả, thành tựu kỹ thuật xuống tới nhóm đối tƣợng cồng đồng, ngƣời dân chƣa hiệu quả.

Ngoài ra các chƣơng trình, đề tài đƣợc xây dựng chƣa tập trung hƣớng vào đối tƣợng là cộng đồng, ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng. Các nghiên cứu lâm

nghiệp xã hội, nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách, chiến lƣợc phát triển tới các nhóm đối tƣợng xã hội, cộng đồng ngƣời dân chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các tổ chức Phi chính phủ chứ chƣa đƣợc chú trọng định hƣớng trong Chiến lƣợc Nghiên cứu của ngành.

Kết luận: Giai đoạn 2008-2016, Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học trong lâm

nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu vào các nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu và triển khai. Trong khi đó, các nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, tác động xã hội vẫn chƣa thực sự đƣợc coi trọng, do đó các đóng góp từ các nghiên cứu cho các yếu tố xã hội, con ngƣời còn hạn chế.

Nội dung của Chiến lƣợc nghiên cứu còn chú trọng nặng về nghiên cứu lâm nghiệp truyền thống. Các yếu tố xã hội của ngành lâm nghiệp, các chính sách chƣơng trình quốc tế hiện nay có ảnh hƣởng đến ngành lâm nghiệp chƣa đƣợc thể hiện rõ. Ví dụ, nhƣ mối quan hệ giữa ngƣời dân, cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng và rừng, quyền truyền thống của ngƣời bản địa trong tiếp cận đến rừng/tài nguyên rừng, tác động của các doanh nghiệp/công ty (trong và ngoài ngành lâm nghiệp) đến rừng/mất rừng; bảo vệ rừng sự tham gia/giám sát của các bên liên quan/các bên quan tâm bao gồm các Tổ chức Xã hội dân sự đến các hoạt động lâm nghiệp, các chƣơng trình quốc tế nhƣ REDD+, hiệp định VPA/FLEGT nên là các chủ đề nghiên cứu để phục vụ cho xây dựng chính sách lâm nghiệp. Các nội dung này chƣa đƣợc nghiên cứu hay nghiên cứu thiếu tính hệ thống trong thời gian qua cũng nhƣ chƣa thể hiện rõ trong giai đoạn tới.

Tiến sĩ Phan Triều Giang (Giảng viên Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí

Minh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)