Tiêu chí Tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 91 - 93)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá Chiến lƣợc theo từng tiêu chí trong bộ tiêu chí đề xuất

3.1.3. Tiêu chí Tác động

Có thể dễ nhận thấy kết quả của các đề tài nghiên cứu Lâm nghiệp trong giai đoạn 2008-2016 đóng góp và tác động nhiều tới sự phát triển của ngành lâm nghiệp cũng nhƣ đóng góp vào thực tiễn bảo vệ sản xuất của các nhóm đối tƣợng.

Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ở tầm vĩ mô và vi mô từ cấp vùng, tỉnh, huyện, xã cũng nhƣ cho các đơn vị quản lý chuyên ngành, cho các lồi cây ƣu tiên đã góp phần ổn định cho các đơn vị quản lý và sản xuất về lâm nghiệp.

Một số kết quả của đề tài nghiên cứu, các dự án về đánh giá tài nguyên, môi trƣờng lâm nghiệp đã đƣợc đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn quản lý của ngành lâm nghiệp, nhƣ nghiên cứu ứng dụng giải đoán ảnh tự động bằng phần mềm eCognition; dự án Rà sốt 3 loại rừng tồn quốc; nghiên cứu phƣơng pháp lƣợng giá thiệt hại tài nguyên rừng do ảnh hƣởng của chất độc hóa học; Đề án xây dựng và điều tra ô định vị sinh thái quốc gia.

Các cơng trình nghiên cứu về chính sách và thể chế lâm nghiệp đều đƣợc áp dụng trong thực tiễn phục vụ xây dựng chính sách và đƣa ra các giải pháp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, cho ngành hàng, cho sản phẩm để nâng cao hiệu quả SXKD, hiệu quả đầu tƣ của ngành.

Các nghiên cứu về Quản lý rừng bền vững hay lâm học và kỹ thuật lâm sinh đã có tác động nâng cao hiệu quả QLRBV một cách hệ thống, toàn diện và tổng hợp, xây dựng và cung cấp nguồn gen, giống cây trồng mới ổn định cho ngƣời trồng rừng, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật trồng rừng giúp ngƣời trồng rừng cải thiện hiệu quả sản xuất.

Tuy nhiên, nhiều đề tài nghiên cứu mang tính chất học thuật, chƣa gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Sự kết nối giữa nghiên cứu và thực tiễn còn thấp. Sản phẩm KHCN của một số đề tài đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn còn hạn chế: Kết quả nghiên cứu của các đề tài hàng năm tƣơng đối nhiều, nhƣng kết quả đƣợc ứng dụng trong thực tiễn thì rất ít. Trong q trình xây dựng kế hoạch nghiên cứu chƣa chú ý đến đối tƣợng cây rừng có chu kỳ sản xuất dài ngày, Đề tài nghiên cứu thƣờng bị gián đoạn, chia cắt; mặt khác chƣa có sự tham gia của ngƣời sử dụng kết quả nghiên cứu trong quá trình xác định nội dung, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả nghiên cứu.

Nhiều kết quả nghiên cứu trong giai đoạn gần đây đã đƣợc công bố, đặc biệt là các nghiên cứu về quản lý lập địa và kinh doanh rừng gỗ lớn theo hƣớng bền vững nhƣng chuyển giao vào sản xuất cịn chậm vì cịn thiếu các hoạt động chuyển giao và chƣa đƣợc triển khai rộng rãi trên các vùng sinh thái lâm nghiệp. Bên cạnh đó một số nhiệm vụ mới đƣợc triển khai trên phạm vi hẹp, chƣa có điều kiện mở rộng, đặc biệt là các khảo nghiệm giống để chuyển giao vào sản xuất.

Các mơ hình quản lý và phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ vẫn cịn chƣa nhiều, chƣa đƣợc thể chế hóa vào các chƣơng trình của địa phƣơng và chính phủ. Hơn nữa, hiện nay cơ chế của mỗi mơ hình khác nhau, nên việc khái quát hóa và nhân rộng cịn gặp nhiều khó khăn.

Các hoạt động nhƣ quản lý bảo vệ rừng, cải tạo môi trƣờng rừng, phát triển sinh kế,... chỉ mang tính hỗ trợ nên cũng gặp khó khăn trong việc thuyết phục ngƣời dân và cộng đồng tham gia, do giá nhân công tại địa phƣơng khá cao. Rừng ngập mặn chƣa đƣợc giao khoán lâu dài cho cộng đồng địa phƣơng nên việc gắn trách nhiệm của thôn, ấp và ngƣời dân trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn còn hạn chế.

Nhận thức của toàn xã hội đối với cơng tác bảo tồn lồi, bảo tồn đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế, một số bộ phận ngƣời dân vẫn có thói quen sử dụng các lồi động vật hoang dã nguy cấp dẫn đến nạn săn bắt, buôn bán, tiêu thụ gia tăng và trở thành vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội; nhận thức của các cấp, các ngành đã đƣợc nâng lên nhƣng chƣa đủ và chƣa quyết liệt nhằm góp phần bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm một cách hiệu quả và toàn diện.

Kết luận: Kết quả của các đề tài nghiên cứu Lâm nghiệp trong giai đoạn

2008-2016 đóng góp và tác động nhiều tới sự phát triển của ngành lâm nghiệp cũng nhƣ đóng góp vào thực tiễn bảo vệ sản xuất của các nhóm đối tƣợng. Tuy nhiên, nhiều đề tài nghiên cứu mang tính chất học thuật, chƣa gắn với thực tiễn ngành lâm nghiệp ở Việt Nam. Sự kết nối giữa nghiên cứu và thực tiễn cịn thấp. Sản phẩm khoa học cơng nghệ của một số đề tài đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn còn hạn chế: Kết quả nghiên cứu của các đề tài hàng năm tƣơng đối nhiều, nhƣng kết quả đƣợc ứng dụng trong thực tiễn thì rất ít.

Các đề tài, nghiên cứu khoa học đƣợc triển khai thực hiện trong giai đoạn 2008-2016 nhìn chung đã đi đúng hƣớng và phù hợp với 6 nội dung của Chiến lƣợc cũng nhƣ định hƣớng phát triển ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, đang có sự mất cân đối về số lƣợng các nhiệm vụ giữa các lĩnh vực nghiên cứu. Các đề tài, dự án đã thực hiện trong giai đoạn qua mới tập trung nhiều cho lĩnh vực Lâm học và kỹ thuật lâm sinh, tiếp theo đó là lĩnh vực chọn tạo giống cây rừng, các nhiệm vụ nghiên cứu về lĩnh vực Mơi trƣờng và Biến đổi khí hậu; nghiên cứu về Chính sách, thể chế LN cịn rất ít đƣợc quan tâm.

Quá trình triển khai thực hiện Chiến lƣợc nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2016 đã đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt và đã bám sát các nội dung chính của Chiến lƣợc để triển khai. Kết quả thực hiện Chiến lƣợc đến nay đã đạt đƣợc một số thành tựu nổi bật nhƣ đã rà soát, quy hoạch đƣợc 3 loại rừng, xây dựng và đề xuất đƣợc một số cơ chế, chính sách phát triển rừng trồng sản xuất và rừng tự nhiên, chọn tạo đƣợc gần 300 giống cây trồng rừng mới cho năng suất chất lƣợng cao, xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh kinh doanh rừng tự nhiên và rừng trồng, xây dựng đƣợc phƣơng án quản lý rừng bền vững, xác định đƣợc công nghệ trong chế biến, bảo quản gỗ và sản phẩm gỗ. Các kết quả này đã đƣợc áp dụng rộng rãi trên địa bàn các tỉnh trong nƣớc, góp phần tạo cơng việc làm cho ngƣời dân ở các địa phƣơng. Đồng thời các kết quả này cũng đã có ảnh hƣởng rất tích cực đến tăng trƣởng chung của ngành lâm nghiệp. Kết quả thực hiện các lĩnh vực NCLN đã thúc đẩy tăng trƣởng của ngành năm sau tăng hơn năm trƣớc.

Tiến sĩ Hoàng Văn Thắng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)