Tiêu chí Hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 84 - 91)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá Chiến lƣợc theo từng tiêu chí trong bộ tiêu chí đề xuất

3.1.2. Tiêu chí Hiệu quả

Các cơng trình nghiên cứu đƣợc thực hiện và triển khai trong giai đoạn 2008- 2016 đều đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong hƣớng ƣu tiên nghiên cứu của mình. Cụ thể:

 Trong lĩnh vực quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng Tổng số Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện trong những giai đoạn qua là 33 Đề tài, các Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ tập trung hầu hết vào các lĩnh vực khoa học mũi nhọn.

Có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu các cơng trình là cơ sở khoa học quan trọng hình thành các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục vụ kinh doanh rừng và quản lý rừng bền vững; một số Đề tài nghiên cứu ứng dụng đã đƣa ra kết quả nhằm nâng cao chất lƣợng các cơng trình điều tra quy hoạch rừng.

Trên cơ sở kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, các khu rừng đặc dụng – phịng hộ, các cơng ty lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác bảo vệ rừng, kinh doanh rừng và đất lâm nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh rừng sản xuất đã làm tăng thêm sản phẩm nguyên liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho ngành chế biến trong nƣớc, giảm nguyên liệu nhập khẩu, tăng sản phẩm xuất khẩu. Trong lĩnh vực bảo tồn các lồi cây, con cũng nhƣ tính đa dạng sinh học của các khu rừng đƣợc bảo vệ tốt hơn, hạn chế việc khai thác gỗ và lâm sản ngồi gỗ trong các khu rừng đặc dụng – phịng hộ.

Nguồn lực đã đƣợc tăng cƣờng: trong giai đoạn 2010-2016, việc đầu tƣ Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng tồn quốc với nguồn kinh phí lớn, đã đƣa ra các kết quả chi tiết về tài nguyên rừng. Đây là cơ sở quan trong để tiến hành quy hoạch, phát triển ngành lâm nghiệp và là cơ sở để cập nhật biến động về diện tích rừng hàng năm của Bộ Nông nghiệp.

Áp dụng tiến bộ KHKT tiên tiến: Trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án về điều tra, đánh giá TNR và quy hoạch lâm nghiệp, các tiến bộ về khoa học công nghệ đã đƣợc nghiên cứu ứng dụng. Trên cơ sở kết quả của các đề tài nghiên cứu ứng dụng, các loại ảnh vệ tinh có độ phân giải khác nhau, các phần mềm giải đoán, các cơng nghệ ứng dụng GIS, các phần mềm tính tốn đã đƣợc đƣa vào ứng dụng cho các chƣơng trình, dự án, đánh giá, quy hoạch sử dụng tài nguyên rừng.

Tuy nhiên những tồn tại, hạn chế trong kết quả các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng vãn còn tồn tại nhƣ:

Sản phẩm KHCN của một số đề tài đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn còn hạn chế: Kết quả nghiên cứu của các đề tài hàng năm tƣơng đối nhiều, nhƣng kết quả đƣợc ứng dụng trong thực tiễn thì rất ít. Trong quá trình xây dựng kế hoạch nghiên cứu chƣa chú ý đến đối tƣợng cây rừng có chu kỳ sản xuất dài ngày, Đề tài nghiên cứu thƣờng bị gián đoạn, chia cắt; mặt khác chƣa có sự tham gia của ngƣời sử dụng kết quả nghiên cứu trong quá trình xác định nội dung, triển khai thực hiện

và đánh giá kết quả nghiên cứu.

Đội ngũ cán bộ tuy đã có bƣớc trƣởng thành, nhƣng chƣa đủ mạnh, số lƣợng cán bộ đầu đàn ít: Số lƣợng cán bộ khoa học đầu đàn trong từng lĩnh vực chuyên sâu chƣa đủ trong các lĩnh vực nghiên cứu lâm học, cây rừng, lập địa, đất, TNR, đa dạng sinh học…

 Trong lĩnh vực Chính sách và thể chế lâm nghiệp

Giai đoạn 2008-2016, lĩnh vực kinh tế, chính sách thể chế Lâm nghiệp đã phê duyệt 18 đề tài cấp Bộ quản lý (bao gồm cả 02 đề tài thƣờng xuyên cấp Bộ trƣớc đây), dự án: 0; bình quân 02 đề tài/năm; đề tài đã thực hiện và hoàn thành: 15 đề tài. Về số lƣợng đề tài, dự án trong lĩnh vực kinh tế, thể chế, chính sách lâm nghiệp bình quân hàng năm là tƣơng đối ít so với tỷ trọng nghiên cứu của các lĩnh vực khác cũng nhƣ nguồn kinh phí cấp cho các hoạt động KH&CN hàng năm của Nhà nƣớc cho Bộ NN&PTNT.

Các vấn đề nghiên cứu đã mang tính thực tiễn cao, khơng cịn là những vấn đề chung chung mà đi vào các chính sách cụ thể, các vấn đề kinh tế lâm nghiệp, vấn đề về quản lý đang đặt ra cần giải quyết nhằm phát triển ngành lâm nghiệp.

Các phát hiện về khoảng trống trong nghiên cứu trƣớc đây nhƣ: nghiên cứu quản lý tài nguyên rừng và đất rừng; nghiên cứu về tổ chức và quản lý nghề rừng; về thị trƣờng lâm sản; về định giá rừng và các dịch vụ môi trƣờng của rừng; nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu: các tác động và các giải pháp thích ứng,... đã đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn này.

Các kết quả nghiên cứu đƣợc dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn đảm bảo tính khoa học của các cơng trình nghiên cứu.

Nhiều phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại đƣợc áp dụng trong nghiên cứu nhƣ lƣợng giá giá trị dịch vụ môi trƣờng ở vùng lịng hồ….

Các cơng trình nghiên cứu đều đƣợc nghiên cứu trên địa bàn rộng, đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Các cơng trình nghiên cứu đều đƣợc áp dụng trong thực tiễn phục vụ xây dựng chính sách và đƣa ra các giải pháp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, cho ngành hàng, cho sản phẩm để nâng cao hiệu quả SXKD, hiệu quả đầu tƣ của ngành.

Các đề tài, dự án đã góp phần to lớn trong việc đào tạo cán bộ nghiên cứu, đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và trong lĩnh

vực kinh tế, chính sách, thể chế lâm nghiệp nói riêng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đƣợc thực hiện nhƣng tính hiệu quả chƣa cao, chƣa thật sự giải quyết đƣợc triệt để các vấn đề đặt ra trong thƣc tiễn. Nhiều đề tài nghiên cứu mang tính chất học thuật, chƣa gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Sự kết nối giữa nghiên cứu và thực tiễn còn thấp.

 Trong lĩnh vực Quản lý rừng bền vững

Về số lƣợng: tổng số 47 đề tài và dƣ̣ án đã đƣ ợc thực hiện trong giai đoạn 2008-2016, bình quân 5,2 đề tài/năm. Về số lƣợng đề tài, dự án bình quân hàng năm là tƣơng đối lớn so sới tỷ trọng nghiên cứu của các lĩnh vực khác cũng nhƣ nguồn kinh phí cấp cho các hoạt động KH&CN hàng năm của nhà nƣớc.

Kết quả nghiên cứu lâm nghiệp trong lĩnh vực Quản lý rừng bền vững giai đoạn 2008-2015 đã xây dựng đƣợc một số cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần làm căn cứ cho việc thực hiện và nâng cao hiệu quả QLRBV một cách hệ thống, toàn diện và tổng hợp; hội nhập và phù hợp với xu thế hiện đại của thế giới là QLRBV cả về kinh tế, xó hội và mơi trƣờng.

Các nghiên cứu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đƣợc thực hiện trong 5 năm đã cung cấp những tƣ liệu quan trọng làm cơ sở xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Các nghiên cứu về phân loại đất rừng, lập địa, đánh giá tiềm năng sử dụng đất, hệ thống nơng lâm kết hợp đã có tác dụng tốt đối với thực tiễn sản xuất và có giá trị khoa học.

Các nghiên cứu đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc cung cấp giống cây rừng đƣợc cải thiện trong phạm vi cả nƣớc. Đã công nhận trên 40 giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia, cung cấp trên 60% giống đƣợc cải thiện cho trồng rừng kinh tế.... Phát triển nhanh công nghệ nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô cung cấp các giống cây trồng nhƣ Keo, Bạch đàn, Phi lao,.. có năng suất cao, đồng đều về chất lƣợng, đóng góp tích cực cho trồng rừng ngun liệu giấy, ván nhân tạo, trồng rừng chắn cát bay,...

Các kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc thành lập các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, NC bảo tồn nguồn gen quý hiếm đƣợc đặc biệt chú ý, kết quả nghiên cứu đã góp phần vào việc ban hành sách đỏ, công bố danh lục động thực vật quý hiếm đƣợc bảo vệ, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học vào việc xây dựng các hệ thống bảo tồn thiên nhiên toàn quốc

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong kết quả của các đề tài nghiên cứu đƣợc triển khai trong giai đoạn 2008-2016 nhƣ:

Do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là kinh doanh cây dài ngày vì thế những nghiên cứu (nhất là trong lĩnh vực lâm sinh) khi chƣa có đƣợc kết quả thì sản xuất đã thay đổi về mục tiêu và đối tƣợng.

Còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu nhƣ các nghiên cứu cơ bản để tạo ra giải pháp kĩ thuật mới, cơng nghệ mới; nghiên cứu quản lí tài ngun rừng và đất rừng; nghiên cứu về tổ chức và quản lí nghề rừng; nghiên cứu về thị trƣờng Lâm sản; về áp dụng những tiến bộ kĩ thuật và cơng nghệ của nƣớc ngồi.

Cán bộ cịn thiếu, nhiều lĩnh vực còn yếu, chƣa đồng bộ, chƣa hình thành các ê-kíp khoa học theo từng lĩnh vực chun mơn sâu, với các trình độ khác nhau, ít có tính kế thừa, do đó hiệu quả chƣa cao.

 Trong lĩnh vực Môi trƣờng rừng và đa dạng sinh học

Trong lĩnh vực Môi trƣờng rừng và đa dạng sinh học, 55 đề tài nghiên cứu đƣợc triển khai theo 3 lĩnh vực ƣu tiên nghiên cứu là Biến đổi khí hậu, Mơi trƣờng rừng và đa dạng sinh học với nhiều kết quả nổi bật đáng ghi nhận nhƣ:

Các nghiên cứu đã đánh giá đƣợc mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở Việt Nam và tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, lựa chọn và ứng dụng các mơ hình thống kê thích hợp dự báo một số yếu tố và hiện trƣợng khí hậu cực đoan. Trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp thích ứng cho lĩnh vực lâm nghiệp nhƣ dải ven biển, khu vực Tây Nguyên, khu vực Nam Bộ.

Xây dựng đƣợc cơ sở khoa học về định giá rừng và giá trị kinh tế và môi trƣờng của một số loại rừng chủ yếu để hình thành cơ chế và chính sách về quản lý, sử dụng hợp lý dịch vụ môi trƣờng rừng ở Việt Nam, trong đó nổi bật là chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.

Tập hợp và lƣu giữ nguồn gen các loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Cụ thể, tính đến năm 2013, ngân hàng gen hạt giống đã bảo tồn đƣợc 1.000 giống của 35 lồi cây có hạt, đã lƣu trữ đƣợc 850 giống của 20 loài cây và ngân hàng gen in vitro đã bảo quản 200 giống cây rừng. Bảo tồn hạt giống dƣợc liệu gồm 174 mẫu hạt giống của 143 loài với 62 loài đã đƣợc đánh giá thời gian bảo quản an toàn trong kho lạnh ngắn hạn. Một số nguồn gen đặc biệt quý, khó có khả năng tái sinh tự nhiên đã đƣợc nghiên cứu bảo tồn in vitro trong phịng thí nghiệm.

 Trong lĩnh vực Lâm học và kỹ thuật lâm sinh

Các nghiên cứu về rừng tự nhiên đã góp phần nâng cao năng suất rừng tự nhiên của nƣớc ta hiện nay đạt trung bình 4,3-6m3/ha/năm. Nhƣ vậy so với mục tiêu của Chiến lƣợc và đề án Tái cơ cấu là rừng tự nhiên đạt tăng trƣởng trung bình 4 - 5m3/ha/năm (tăng 25% so với trƣớc đây) thì đến năm 2015 về cơ bản năng suất rừng của nƣớc ta đã đạt cao hơn so với mục tiêu đề ra.

Đến 31/12/2015 tổng diện tích rừng của nƣớc ta đã đạt đƣợc 14.061.856 ha. So với mục tiêu đặt ra trong chiến lƣợc là đến 2020 tổng diện tích đất lâm nghiệp từ đạt 16,2 - 16,5 triệu ha thì kết quả thực hiện đến 2015 đã đạt đƣợc 86,48% khối lƣợng. Kết quả nghiên cứu đã chọn tạo đƣợc 107 giống mới cho các loài cây chủ lực và nâng cao năng suất rừng trồng đạt 15-20 m3/ha/năm. Bên cạnh đó các biện pháp quản lý bảo vệ rừng rự nhiên ở nƣớc ta cũng đã nâng cao năng suất rừng tự nhiên đạt bình quân từ 4,3-6m3/ha/năm. Đây cũng là các chỉ tiêu đã hoàn thành hoặc vƣợt mức so với mục tiêu đề ra trong Chiến lƣợc nghiên cứu Lâm nghiệp và Đề án tái cơ cấu ngành. Tuy vậy, bên cạnh các chỉ tiêu định lƣợng đã đạt đƣợc thì cũng cịn một số chỉ tiêu cịn chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra, đó là diện tích rừng khai thái và trồng mới mỗi năm của nƣớc ta đến 2015 mới chỉ đạt trung bình là 0,2 triệu ha (mục tiêu là 0,25 triệu ha/năm) và độ che phủ rừng đến 2015 mới đạt 40,84% trong khi theo mục tiêu thì đến 2010 phải đạt 43% và đến 2020 là 47%.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn tồn tại nhiều hạn chế:

Chất lƣợng rừng tự nhiên hiện nay của nƣớc ta còn rất thấp (trữ lƣợng dƣới 70 m3/ha), việc nghiên cứu các cơ sở khoa học về cấu trúc, diễn thế, điều chế rừng… chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mà Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp và Đề án tái cơ cấu ngành đã đặt ra.

Các giải pháp lâm sinh kinh doanh rừng tự nhiên đã có nhƣng việc áp dụng vào sản xuất kinh doanh rừng còn nhiều hạn chế nên chƣa nâng cao đƣợc năng suất, chất lƣợng rừng.

Do đối tƣợng nghiên cứu khoa học lâm nghiệp là cây rừng có chu kỳ kinh doanh dài cần có các nghiên cứu mang tính kế thừa, có thời gian dài để tiếp tục theo dõi đánh giá mới có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất. Do đó trong giai đoạn ngắn các nhiệm vụ nghiên cứu chƣa thể cho ngay các sản phẩm cuối cùng.

Nhiều kết quả nghiên cứu trong giai đoạn gần đây đã đƣợc công bố, đặc biệt là các nghiên cứu về quản lý lập địa và kinh doanh rừng gỗ lớn theo hƣớng bền vững nhƣng chuyển giao vào sản xuất cịn chậm vì cịn thiếu các hoạt động chuyển giao và chƣa đƣợc triển khai rộng rãi trên các vùng sinh thái lâm nghiệp.

 Trong lĩnh vực Công nghiệp rừng, bảo quản và chế biến lâm sản

Giai đoạn 2008-2016, lĩnh vực công nghiệp rừng, chế biến và bảo quản lâm sản đã thực hiện đƣợc 47 đề tài

Kết quả các đề tài, dự án đã bổ sung về lý luận khoa học trong lĩnh vực chế biến và bảo quản lâm sản.

Đã xây dựng đƣợc quy trình cơng nghệ, ứng dụng và khảo nghiệm quy trình cơng nghệ trong nhiều lĩnh vực bảo quản và chế biến lâm sản nhƣ sản xuất các chế phẩm bảo quản và công nghệ bảo quản lâm sản; xử lý biến tính gỗ bằng phƣơng pháp vật lý, phƣơng pháp cơ học, sử dụng vật liệu na nô; Công nghệ sản xuất các loại gỗ nhân tạo nhƣ: ván sàn công nghiệp, gỗ ghép khối, gỗ dùng trong xây dựng, gỗ dùng để đóng tàu thuyền đi biển, gỗ dùng trong sản xuất đồ mộc; công nghệ tạo chất phủ, vật liệu trang sức cho ván nhân tạo, đồ mộc.

Kết luận: Các nghiên cứu khoa học lâm nghiệp giai đoạn 2008-2016 đƣợc

triển khai theo Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp đã đóng góp ngày càng nhiều và có hiệu quả vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp nói riêng, sự phát triển nông nghiệp và phát triển nơng thơn nói chung. Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kể cả cơng nghệ nhập đƣợc tăng cƣờng, góp phần rút ngắn thời gian nghiên cứu và phục vụ có hiệu quả cho sản xuất.

Số đơn vị tham gia nghiên cứu ngày càng tăng, đầu tƣ cho nghiên cứu đƣợc cải thiện, mức đầu tƣ tăng, nguồn vốn phong phú hơn; ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cho nghiên cứu khoa học, các dự án hợp tác quốc tế và một số chƣơng trình quốc gia cũng đóng góp đáng kể cho nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.

Tuy nhiên, còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu nhƣ: các nghiên cứu cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)