Tiêu chí phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 81 - 84)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá Chiến lƣợc theo từng tiêu chí trong bộ tiêu chí đề xuất

3.1.1. Tiêu chí phù hợp

Các nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện ở tất cả các lĩnh vực, bám sát theo định hƣớng và phù hợp với chiến lƣợc nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020. Cụ thể đƣợc thể hiện trong các lĩnh vực nhƣ:

 Trong lĩnh vực quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng Kết quả đạt đƣợc trong quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng đã bám sát theo định hƣớng và phù hợp với chiến lƣợc nghiên cứu lâm nghiệp là: Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ở tầm vĩ mô và vi mô; Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và giám sát tài nguyên rừng.

Các nghiên cứu đáp ứng đƣợc một số nội dung của 3 mục tiêu cụ thể của chiến lƣợc nghiên cứu Lâm nghiệp bao gồm:

- Cung cấp cơ sở khoa học định hƣớng phát triển ngành theo hƣớng xã hội hoá nghề rừng, đồng thời phát huy chức năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ mơi trƣờng của rừng.

- Mục tiêu sản xuất lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học: Nâng cao hiệu quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học đối với phát triển của ngành đạt các chỉ tiêu sau:

Bảo vệ và phát huy giá trị phòng hộ của các loại rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ ven biển.

- Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu: Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu và cải tiến hệ thống tổ chức nghiên cứu, kết hợp nghiên cứu với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Nguồn nhân lực và các trang thiết bị đã đƣợc tăng cƣờng ở các mức độ khác nhau cho các đơn vị thực hiện Đánh giá, quy hoạch tài nguyên rừng.

Các hoạt động nghiên cứu, đánh giá đã triển khai theo 3 hoạt động ƣu tiên của Chiến lƣợc. Trong 6 lĩnh vực ƣu tiên nghiên cứu của chiến lƣợc, hợp phần đánh giá, giám sát, quy hoạch rừng và tài nguyên rừng đã triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến cả quản lý rừng bền vững; môi trƣờng và đa dạng sinh học. Riêng đối với việc đánh giá, giám sát, quy hoạch rừng và tài nguyên rừng, trong 3 hoạt động ƣu tiên đã đƣợc thực hiện ở các mức độ khác nhau.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhƣ: Các đơn vị trong ngành tham gia thực hiện đề tài chƣa đồng đều: Một số đơn vị trong ngành công tác nghiên cứu chƣa phù hợp với khả năng nghiên cứu của đơn vị. Các đơn vị địa phƣơng ít đƣợc thực hiện đề tài, nên trình độ, cơng nghệ rất hạn chế để thực hiện các chƣơng trình Dự án lớn.

 Trong lĩnh vực Chính sách và thể chế lâm nghiệp

Các đề tài thực hiện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, thể chế, chính sách lâm nghiệp. Các đề tài, dự án trong lĩnh vực Chính sách và thể chế lâm nghiệp đã bám sát các hƣớng ƣu tiên nghiên cứu trong chiến lƣợc nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020. Các kết quả nghiên cứu đã theo định hƣớng phát triển ngành, đã xác định các vấn đề ƣu tiên trong nghiên cứu vì vậy đã giảm sự trùng lặp trong nghiên cứu. Kết quả các đề tài, dự án đã bổ sung về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến thể chế, chính sách và kinh tế lâm nghiệp.

Các vấn đề nghiên cứu đã mang tính thực tiễn cao, khơng cịn là những vấn đề chung chung mà đi vào các chính sách cụ thể, các vấn đề kinh tế lâm nghiệp, vấn đề về quản lý đang đặt ra cần giải quyết nhằm phát triển ngành lâm nghiệp.

Tuy nhiên, các Đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, chính sách, thể chế lâm nghiệp trong giai đoạn 2008-2016 còn hạn chế (đặc biệt là đề tài cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ). Chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau nên tính hệ thống chƣa cao, chƣa giải quyết triệt để các vấn đề (giống phải gắn với sản xuất, sản xuất phải gắn với thị trƣờng, sản phẩm lâm nghiệp phảigắn với chế biến để nâng cao giá trị, gắn sản phẩm có khả năng xuất khẩu, kỹ thuật phải gắn với kinh tế và chính sách đi kèm,….),

 Trong lĩnh vực Quản lý rừng bền vững

Các đề tài, dƣ̣ án đƣ ợc thực hiện gắn kết với mục tiêu quản lý và phát triển bền vững cho đối tƣợng là rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực: i) các hình thức quản lý và phát triển các loại rừng; ii) các phƣơng

thức khai thác sử dụng rừng bền vững; và iii) các tiêu chuẩn về phát triển rừng và quản lý rừng bền vững.

Tuy nhiên trong lĩnh vực Quản lý rừng bền vững chƣa có định hƣớng chiến lƣợc và những bƣớc đi cụ thể cho từng lĩnh vực nghiên cứu, công tác dự báo phát triển ngành chƣa thực sự đƣợc chú ý để định hƣớng cho nghiên cứu ở từng giai đoạn. Do vậy tính kế thừa trong nghiên cứu thƣờng thấp, thiếu sự phối hợp chung gữa các ngành để tạo ra những thành quả chung có tính chất tổng hợp. Chƣa tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất, những vấn đề tập trung đồng bộ, dài hạn cho đối tƣợng cụ thể là rất quan trọng trong nghiên cứu lâm nghiệp vì đối tƣợng nghiên cứu là cây lâu năm.

 Trong lĩnh vực Lâm học và kỹ thuật lâm sinh

Kết quả đạt đƣợc trong Lâm học và kỹ thuật lâm sinhđã bám sát theo định hƣớng và phù hợp với chiến lƣợc nghiên cứu lâm nghiệp. trong giai đoạn 2008 - 2015 các nhiệm vụ khoa học chủ yếu tập trung cho lĩnh vực rừng trồng rừng, sau đó đến lĩnh vực lâm sản ngồi gỗ (LSNG), lĩnh vực rừng tự nhiên cịn rất ít đƣợc quan tâm.

Các nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp trong giai đoạn gần đây đang tập trung chủ yếu cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai, các nghiên cứu về cơ bản cịn ít đƣợc quan tâm nên chƣa tạo đƣợc nền tảng cơ sở khoa học cho một số lĩnh vực lâm nghiệp. Thiếu các nghiên cứu cơ bản để tạo giải pháp và cơng nghệ mới. Các nghiên cứu về đặc tính sinh lý - sinh thái của các loài cây, về đất đai - lập địa, về công nghệ cao đặc biệt là trong cải thiện giống vẫn đang nặng về cây nhập nội là các loài cây mọc nhanh nhƣ keo, bạch đàn

Mặc dù đã có định hƣớng cho các lĩnh vực nghiên cứu, song một số nhiệm vụ đƣợc triển khai trƣớc đây còn chƣa theo các chƣơng trình nghiên cứu, chƣa mang tính tổng hợp nên cịn tản mạn và chƣa tạo thành chuỗi.

Các nghiên cứu về LSNG chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trong khi tiềm năng về phát triển LSNG dƣới tán rừng ở nƣớc ta là rất lớn. Các nghiên cứu mới tập trung cho một số lồi cây LSNG phổ biến, trong khi có rất nhiều lồi LSNG có triển vọng để phát triển thành hàng hóa. Ngồi ra nghiên cứu về LSNG mới tập trung cho các lồi thực vật mà ít chú ý đến các lồi động vật có thể kinh doanh dƣới tán rừng. Đây có thể coi là một trong các nguyên nhân chƣa nâng cao đƣợc giá trị gia tăng của rừng.

 Trong lĩnh vực Công nghệp rừng, bảo quản và chế biến lâm sản

Các đề tài, dự án đã đƣợc thực hiện ở hầu hết các nhóm trong lĩnh vực chế biến và bảo quản lâm sản, gồm: nghiên cứu về nguyên liệu, thiết bị và công nghệ. Căn cứ vào 06 nội dung cần tập trung nghiên cứu đã đƣợc xác lập trong Chiến lƣợc.

Tuy nhiên về định hƣớng: Mặc dù đã có Chiến lƣợc nghiên cứu về Lâm nghiệp nhƣng tỷ lệ các đề tài từ Nhà nƣớc, từ Bộ, từ các địa phƣơng, từ các doanh nghiệp cịn rất ít. Các đề tài chủ yếu là đề xuất từ các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu; chính vì vậy, các đề tài chƣa có tính hệ thống, giải quyết các vấn đề khoa học cho tái cơ cấu ngành chƣa triệt để.

Trong 06 vấn đề cần tập trung nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn của lĩnh vực Công nghiệp rừng, bảo quản và chế biến Lâm sản còn triển khai chƣa đều, các lĩnh vực về khai thác, về bảo quản và chế biến LSNG cịn rất ít.

Về số lƣợng và cơ cấu: Cơ cấu về số các đề tài dự án chƣa hợp lý; đề tài về lĩnh vực khai thác lâm sản khơng có, mặc dù đây là một công đoạn trong sản xuất lâm nghiệp.

Loại hình đề tài chƣa hợp lý: Tỷ trọng đề tài, dự án dạng nghiên cứu phát triển nhỏ. Chỉ số này phản ánh tính ứng dụng vào thực tế sản xuất cịn ít. Nhiều đề tài, dự án chỉ dừng lại ở nghiên cứu định hƣớng ứng dụng và không đƣợc phát triển đến cùng để có thể chuyển giao cho sản xuất.

Kết luận: Dù còn tồn tại một số hạn chế trong kết quả thực hiện nghiên cứu

nhƣng hầu hết các nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện ở tất cả các lĩnh vực, bám sát theo định hƣớng và phù hợp với chiến lƣợc nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)