doanh lớn là: Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT… nên các giao dịch thanh toán đến các chi nhánh của các ngân hàng này cũng được thực hiện nhanh như chuyển tiền trong cùng hệ thống, không cần phải chờ đến phiên giao dịch bù trừ của NHNN như trước đây. Đây là phương thức thanh toán liên ngân hàng hữu hiệu, giải quyết được vấn đề vốn trong thanh toán và khắc phục hạn chế về thời gian thanh toán qua hệ thống của NHNN, giải quyết nhanh, dứt điểm tình trạng tồn đọng chứng từ trong thanh toán. Nhờ vậy, công tác thanh toán chuyển tiền cũng gia tăng đáng kể.
Với lợi thế của hệ thống là có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước nên nhiều khách hàng đã lựa chọn chuyển tiền qua Ngân hàng VP Bank Đông Đô. Trong khi đó Ngân hàng VP Bank chi nhánh Đông Đô cũng liên tục đổi mới công nghệ phục vụ nên việc thanh toán đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, hiệu quả, từ đó chi nhánh đã lôi kéo được nhiều khách hàng về giao dịch. Cụ thể kết quả đạt được như ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Doanh số thanh toán qua ngân hàng của VP Bank - chi nhánh Đông Đô Đông Đô
Hình thức thanh
toán
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng trưởng
17/16 18/17 Số món Số tiền (tỷ đồng) Số món Số tiền (Tỷ đồng) Số món Số tiền (Tỷ đồng) Số tiền (Tỷ đồng) % Số tiền (Tỷ đồng) % Thanh toán séc 3.320 2.693 3.846 3.038 4.210 3.558 345 12,81 520 17,11 Ủy nhiệm thu 1.510 983 2.763 1.176 3.459 1.584 193 19,63 408 34,69 Ủy nhiệm chi 8.634 11.503 10.852 12.851 11.128 14.396 1.348 11,71 1.545 12,02 Tổng cộng 13.464 15.179 17.461 17.065 18.797 19.538 1.886 12,43 2.473 14,49
Theo số liệu ở trên, chúng ta thấy rằng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng theo thời gian. Điều này chứng minh rằng dịch vụ thanh toán của ngân hàng ngày càng phát triển theo sự phát triển của công nghệ ngân hàng. Sự phát triển này đã góp phần luân chuyển nhanh nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt. Nhiều phương tiện thanh toán khác đã đáp ứng yêu cầu chi trả của nền kinh tế như: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc… có nhiều nội dung mới, thuận tiện cho người sử dụng. Cũng chính sự thuận tiện của các phương tiện thanh toán đã làm cho số lượng tài khoản cá nhân tăng nhanh trong các năm, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng phát triển.
* Dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đã có bước phát triển rất lớn. Sau khi chính phủ ra quyết định số170/1999/QĐ-TTg về vận hành cơ chế huy động và chi trả kiều hối theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nước ngoài chuyển tiền về đầu tư trong nước và khuyến khích việc chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng. Tiếp theo đó, thống đốc NHNN đã ban hành thông tư số 02/2000/TT- NHNN và quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN hướng dẫn thực hiện QĐ số 170/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Chính những thông tư hướng dẫn trên đã tạo điều kiện kích thích và thu hút nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Theo đó, lượng kiều hối chuyển về tăng cao qua các năm, các ngân hàng cũng tiến hành nhiều hình thức chi trả kiều hối thuận tiện cho khách hàng như chi trả tận nhà, chi trả theo yêu cầu của khách hàng. Trong năm 2018, toàn chi nhánh đã thực hiện được hơn 100 món chuyển tiền kiều hối với tổng số tiền là: 317.860 USD. Bên cạnh việc thu phí, hoạt động dịch vụ này còn góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ cũng như nguồn tiền gửi tại các chi nhánh bởi rất nhiều khách hàng khi nhận được tiều chuyển về sẽ bán lại ngoại tệ cho ngân hàng. Điều này cho thấy, giữa các dịch vụ có sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
4.1.1.2. Dịch vụ hiện đại
a. Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ bảo lãnh gần đây cũng đã được chú trọng phát triển. Ngân hàng thực hiện đa dạng các loại hình bảo lãnh khác nhau như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, trong đó bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các món bảo lãnh đã phát hành.
Dịch vụ này cũng mang lại một phần thu nhập cho ngân hàng. Có thể xem kết quả thực hiện dịch vụ này qua bảng 4.7.