Những dấu hiệu của văn học “vết thương” trước Đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thươngtrong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 34 - 37)

5. Cấu trú uv

1.2. Bộ ph Vọ vết tươ ở Việt Nam

1.2.1. Những dấu hiệu của văn học “vết thương” trước Đổi mới

Dù những sáng tác văn học “vết thương” ở Việt Nam gắn liền với thời kỳ Đổi mới (từ sau 1986), tuy nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa rằng trước thời kỷ Đổi mới, trong văn học Việt Nam chưa từng xuất hiện những sáng tác

33

về đề tài “vết thương”. Trên thực tế, trong giai đoạn văn học trước 1986, như một bộ phận tất yếu của nền văn học, bên cạnh những tác phẩm nghiêm ngặt thực hiện vai trò phục vụ chính trị, đây đó, người ta vẫn bắt gặp những tác phẩm viết về phần đau thương của chiến tranh hay những bi kịch gây ra do sai lầm của lịch sử. Đơn cử, ngay tại thời điểm cuộc cải cách ruộng đất năm 1953 kết thúc đã có rất nhiều tác phẩm lấy biến cố lớn lao này làm đề tài. Bên cạnh những tác phẩm Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng, Xung kích của Nguyễn Khải, Đồng quê hoa nở của Hoàng Trung Nho, Mẹ con đồng chí Chanh

của Nguyễn Đình Thi… những tác phẩm được giới phê bình thời bấy giờ coi là phản ánh đúng thực tế cũng như tính tích cực cách mạng của cuộc cải cách ruộng đất khi đó thì vẫn xuất hiện những sáng tác đề cập tới phần bi kịch, đen tối của biến cố động trời này như Sắp cưới của Vũ Bão, Những ngày bão táp

của Hữu Mai, Ông lão hàng xóm của Kim Lân hay Đầu sóng ngọn gió của Nguyễn Hùng… Tuy nhiên, vào thời điểm lúc bấy giờ, do yếu tố thời đại, do quan niệm về chức năng tuyên truyền, phục vụ chính trị, quan niệm về tính chiến đấu của văn học, nhiều nhà phê bình đã lên tiếng phê phán những sáng tác của Vũ Bão, Hữu Mai hay Kim Lân. Thậm chí, bài viết của Vũ Đức Phúc đăng trên Báo Văn nghệ số 9 ra năm 1958: Tiểu thuyết Sắp cưới xuyên tạc sự thật ở nông thôn, còn cho rằng đây là những sáng tác “bôi nhọ hiện thực, bôi nhọ con người” [40]. Sự hạn chế trong tư tưởng, đặc biệt là đối với văn học nghệ thuật thời điểm đó đã không cho phép các nhà văn nhìn vào hiện thực theo những góc nhìn khác, vốn bị coi là “nhạy cảm” lúc bấy giờ. Đây cũng chính là lý do khiến văn học “vết thương” ở Việt Nam không thể xuất hiện và trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống văn học cho tới khi Công cuộc Đổi mới (1986) diễn ra.

Trên thực tế, trước 1986, mốc thời gian được coi là bắt đầu của Công cuộc Đổi mới cả chục năm, người ta đã bắt đầu thấy những dấu hiệu đầu tiên của quá trình đổi mới trong văn học. Chính vì vậy, trong giai đoạn văn học 10 năm trước

Đổi mới (1975 - 1985) người ta cũng đã thấy có những dấu hiệu đầu tiên của các sáng tác văn chương “vết thương”. Tiêu biểu nhất là những sáng tác về đề tài chiến tranh, mảng đề tài lớn và quan trọng trong giai đoạn văn học trước đó. Sau khi hòa bình lập lại, chiến tranh, như một lẽ tự nhiên vẫn là đề tài ám ảnh đối với nhiều ngòi bút. Âm hưởng anh hùng ca cách mạng của các sáng tác giai đoạn trước vẫn nguyên vẹn với những ký ức chiến tranh còn nóng hổi trong các sáng tác của của Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh (Ký sự miền đất lửa (1978)), Nguyễn Trọng Oánh (Đất trắng, 2 tập (1974 - 1984)), Nguyễn Minh Châu (Lửa từ những ngôi nhà (1977), Những người đi từ trong rừng ra (1982))… Tuy nhiên, cũng trong những sáng tác này, người ta đã bắt đầu cảm nhận thấy ở đâu đó một âm điệu khác, “không chỉ là hào hùng, thậm chí là rất ít dấu ấn hào hùng mà là bi tráng hoặc bi thống” [32]. Lần đầu tiên trong các tiểu thuyết chiến tranh, bên cạnh những chiến thắng lớn lao của cả dân tộc, người ta nhắc tới những mất mát, đau khổ của những số phận cá nhân như là cái giá phải trả cho chiến thắng chung ấy. Đó cũng là lần đầu tiên những nỗi đau do sự khốc liệt của chiến tranh gây ra được đem ra mổ xẻ không phải theo cách duy ý chí như những sáng tác giai đoạn trước. Một hiện thực chiến tranh nhiều chiều hơn, đầy đặn hơn và vì thế, chân thực hơn bắt đầu được phác họa và định hình. Có thể nói, văn học 10 năm hậu chiến đã chạm tới những tổn thương đầu tiên của những “vết thương” do lịch sử để lại. Nó chính là bước chuẩn bị cần thiết cho sự nở rộ của những sáng tác về “vết thương” chiến tranh trong giai đoạn sau này. Tuy nhiên, văn học “vết thương” chỉ thực sự nở rộ và trở thành một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam đương đại khi nó nhận được động lực từ “cú hích” của công cuộc Đổi mới toàn diện do Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra.

35

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thươngtrong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)