Công cuộc Đổi mới và văn học trong công cuộc Đổi mới – tiền đề của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thươngtrong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 37 - 41)

5. Cấu trú uv

1.2. Bộ ph Vọ vết tươ ở Việt Nam

1.2.2. Công cuộc Đổi mới và văn học trong công cuộc Đổi mới – tiền đề của

văn học “vết thương” Việt Nam

Sau chiến thắng lẫy lừng thống nhất đất nước vào năm 1975, đất nước ta bước vào thời kỳ hoàn toàn mới so với trước đó, thời kỳ xây dựng hòa bình. Chiến thắng thực sự vĩ đại song cái giá phải trả cũng vô cùng to lớn. Một loạt các thành phố lớn của ta bị tàn phá nặng nề. Nguồn viện trợ dồi dào từ các nước Xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh đến thời hòa bình bị cắt giảm. Đất nước ta buộc phải đứng lên bằng chính nội lực của bản thân mình. Trong bối cảnh đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định là việc xác định con đường phát triển đất nước. Chủ nghĩa xã hội được coi là một sự lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, trong suốt 10 năm hậu chiến, nền kinh tế nước ta phát triển trì trệ, đời sống xã hội nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng mà ta không dự đoán được, thậm chí không nhận biết được. Sản xuất công, nông, thương nghiệp cho tới dịch vụ đều đình trệ, năng suất lao động ngày một thấp. Lạm phát tăng nhanh, đồng tiền mất giá khiến đời sống của người lao động ngày một khó khăn. Thất bại của cuộc cải cách giá - lương - tiền (gắn liền cuộc đổi tiền tháng 10/1985) đã đẩy kinh tế đất nước lún sâu hơn vào cuộc khủng hoàng mà đỉnh điểm lạm phát lên tới 774,7% vào năm 1986. Thêm vào đó, phe Xã hội Chủ nghĩa trước đây được coi là lực lượng tiến bộ nhất, quyết định chiều hướng phát triển của xã hội loài người thì nay đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng từ kinh tế - xã hội cho tới chính trị. Tình hình thực tế đã buộc các nước Xã hội Chủ nghĩa này phải tiến hành cải tổ, đổi mới. Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa từ năm 1978. Ở Liên Xô, từ năm 1985, công cuộc đổi mới cũng bắt đầu được tiến hành. Bối cảnh đó đã củng cố thêm quyết tâm đổi mới của những người lãnh đạo đất nước lúc bấy giờ nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ và khủng hoảng. Nhiệm vụ này được đặt ra trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986.

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI, lần đầu tiên Đảng đã thừa nhận những sai lầm của mình trong lãnh đạo xã hội, không phải trong những vấn đề chiến thuật mà là trong đường lối và chỉ đạo chiến lược, cũng không phải trong một thời kỳ nào đó mà là suốt 10 năm qua – và điều sai lầm ấy cũng không có gì xa lạ nhưng ngày nay trong tình thế mới phải cương quyết nêu ra: “Trong lĩnh vực tư tưởng đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang vận động trong quá độ, đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hóa, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nước ta mới ở giai đoạn đầu tiên” [9, tr. 14]. Báo cáo đã vạch rõ, đổi mới là một yêu cầu cấp thiết để tồn tại, một quy luật tất yếu của quá trình nhận thức. Chính vì thế, văn kiện Đại hội VI đã chỉ ra rằng: “Thế giới ngày nay đang thay đổi nhanh chóng. Chủ nghĩa xã hội đang phấn đấu để thể hiện rõ tính ưu việt về mọi mặt so với chủ nghĩa tư bản. Đối với các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, đổi mới có ý nghĩa sống còn. Nhiều năm nay trong nhận thức của chúng ta về Chủ nghĩa xã hội có nhiều quan niệm lạc hậu… Đó là một trong những nguyên nhân chậm phát triển… Vì vậy phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy…” [9, tr. 17].

Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI được coi là đại hội mở đầu trong công cuộc Đổi mới của nước ta. Nội dung đổi mới được văn kiện Đại hội VI đề cập tới bao gồm nhiều vấn đề, trong đó thể hiện một sự thay đổi lớn hướng tới sự phát triển toàn diện của dân tộc, từ chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, ngoại giao, văn hóa, văn nghệ,… Nghị quyết Đại hội VI đã thực sự tạo nên những biến chuyển quan trọng trong đời sống nhân dân, trong đó có đời sống văn học nghệ thuật. Đầu tiên là những bài viết, bài nói của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng được bầu trong Đại hội VI, kêu gọi báo chí lao vào những vùng cấm, lôi ra trước ánh sáng những cái tiêu cực, tồi tệ cản trở con đường phát triển của đất nước. Trong bài đăng ngày 24/6/1987 trên mục Nói và làm của báo Nhân dân,

37

một bài viết thuộc loạt bài Những việc cần làm ngay của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có viết: “Từ sau Đại hội IV Đảng, nhà nước phát động phong trào nói thẳng, nói thật, ai làm tốt thì khen, ai làm không tốt thì phê bình, sửa chữa. Văn kiện Đại hội VI đã yêu cầu đấu tranh chống các biểu hiện lạc hậu, trì trệ, biểu hiện tiêu cực khác và đưa công khai trên báo, đài hoặc qua các sinh hoạt của tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất. Điều đó chỉ làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng”. Giới trí thức văn nghệ sĩ thời bấy giờ sẽ không thể nào quên được bài nói của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào tháng 10/1987 ở Hà Nội khi ông kêu gọi anh em nghệ sĩ hãy “tự cứu mình trước khi trời cứu”, “tự cởi trói mình” để nói lên sự thật một cách thẳng thắn, còn nếu vì lý do gì mà không sử dụng ngòi bút thì thà im lặng hơn là bẻ cong nó... Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, điều ấy không có nghĩa gì khác hơn là một bức thông điệp về tự do cho trí thức và văn nghệ sĩ. Không khí tự do, dân chủ trong văn học nghệ thuật càng trở nên sôi nổi hơn khi Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về văn hóa văn nghệ xuất hiện vào cuối năm 1987 khẳng định sự chính danh của chính sách “tự do” ấy. Điều này đã tạo nên một khả năng vô tận cho văn chương trong việc tái hiện bức tranh hiện thực cũng như thể hiện cái tôi của người nghệ sĩ trong các vấn đề của xã hội.

Bước chuyển biến đầu tiên trong văn học là trong lĩnh vực phê bình và lý luận. Ngay sau Nghị quyết 05 của Bộ chính trị về văn hóa văn nghệ được công bố, vào tháng 12/1987, trên tờ báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Minh Châu cho in bài phát biểu nổi tiếng của mình Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ. Bài báo vừa là tuyên ngôn lý thuyết, vừa thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới sáng tác. Chưa bao giờ các cuộc toạ đàm “bàn tròn”, hội nghị, hội thảo khoa học về những vấn đề lý luận văn học được tổ chức rầm rộ như ở giai đoạn này. Có hai cuộc hội thảo lớn thu hút sự tham gia rất đông đảo của cả giới sáng tác, lẫn giới

nghiên cứu phê bình. Cuộc hội thảo thứ nhất xoay quanh đề tài về mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị. Cuộc hội thảo thứ hai tập trung vào đề tài văn học phản ánh hiện thực. Văn học cần phản ánh hiện thực như thế nào? Chủ thể sáng tạo của người nghệ sỹ có vai trò gì trong việc phản ánh hiện thực. Văn học phục vụ chính trị là như thế nào? Đặc trưng của văn học là gì? Vì sao văn học cần đổi mới? Đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn sáng tác liên quan tới hai đề tài nói trên. Những vấn đề này, tưởng như đã có kết luận xong xuôi từ lâu, nay được xới lên bàn bạc, phân tích, giải quyết lại theo tinh thần đổi mới.

Bầu không khí dân chủ lành mạnh trong đời sống văn học nghệ thuật lúc bấy giờ cũng đã tạo nên sự khởi sắc trong sáng tác văn học. Thoạt đầu là sự xuất hiện của rất nhiều bút ký. Thể phóng sự sau nhiều năm vắng bóng, nay lại lên tiếng làm xôn xao dư luận. Những Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Xuân Ba, Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang… chắc chắn sẽ đi vào lịch sử văn học dân tộc và sống mãi trong ký ức người đọc. Cùng với ký là hoạt động sân khấu với sự trình diễn nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ. Thời ấy, mỗi vở kịch của Lưu Quang Vũ được công diễn đều tạo nên một sự kiện nghệ thuật làm chấn động dư luận. Thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới được kết tinh ở truyện ngắn và tiểu thuyết. Tiếp theo lớp nhà văn đã thành danh như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,… người ta thấy nổi lên những cây bút mới rất sung sức như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nhật Tuấn, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Ngô Ngọc Bội, Lê Minh Khuê… Sáng tác của họ đã tạo nên diện mạo vừa độc đáo, vừa đa dạng của văn học Việt Nam thời kì Đổi mới.

Trên những đường nét chung nhất, văn học thời kỳ Đổi mới là sự tiếp tục dòng chảy của văn học những năm 80. Tuy nhiên, Công cuộc Đổi mới có ý nghĩa tháo dỡ những trở lực đang cản trở dòng chảy văn chương ấy, cung cấp cho

39

người nghệ sĩ một cơ hội khám phá những chiều sâu của cuộc sống, những vùng tối – sáng của quá khứ, của lịch sử. Chính điều này đã giúp văn chương thời kỳ Đổi mới thu được những thành tựu đáng kể trong cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Những thành tựu này gắn liền với sự thay đổi trong cách tiếp cận và nhìn nhận về lịch sử cũng như về số phận cá nhân và mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và số phận của từng cá nhân. Đó không còn là cái nhìn mang tính cộng đồng về hiện thực lịch sử trong phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa truyền thống mà là sự đào sâu hiện thực, sòng phẳng với lịch sử thông qua những cái nhìn và sự trải nghiệm cá nhân. Nó không phải là một sự phủ định đối với lịch sử mà là một sự bổ sung cần thiết, một cách nhìn khách quan và biện chứng hơn.

Nếu coi những đặc trưng nói trên là đặc điểm quan trọng nhất của văn học thời kỳ sau Đổi mới thì có thể thấy rằng, văn học “vết thương” chính là bộ phận văn học thể hiện rõ nhất đặc trưng ấy. Bởi lẽ, với hàm nghĩa là bộ phận sáng tác về đề tài “vết thương”, những di chứng tinh thần của quá khứ và lịch sử, văn học “vết thương” chính là bộ phận sáng tác đi tiên phong, cũng là bộ phận quyết liệt nhất trong việc đưa ra cách nhìn mới về hiện thực lịch sử cũng như những số phận cá nhân trong các biến cố lịch sử ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thươngtrong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)