Nghệ thuật xử lý thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thươngtrong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 84 - 90)

5. Cấu trú uv

3.1. Ct truyệ và kết cấu

3.1.2. Nghệ thuật xử lý thời gian

Trong các sáng tác văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và truyện dài, việc xử lý thời gian trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng trong cấu trúc của tác phẩm. Ngay cả việc tổ chức cốt truyện ở một phương diện nào đó cũng chính là nghệ thuật xử lý thời gian. Bởi lẽ, việc nhà văn cắt ghép, xáo trộn các sự kiện giữa quá khứ và hiện thực về bản chất chính là sự xáo trộn, cắt ghép về mặt thời gian của các sự kiện. Có lẽ vì thế, nhiều người thậm chí đã cho rằng bản chất và vấn đề của tiểu thuyết nằm ở chính nghệ thuật xử lý thời gian của tác giả (xem Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học, 65-75). Trên thực tế, nghệ thuật xử lý thời gian có thể không phải là vấn đề duy nhất, song là vấn đề không thể không nhắc tới trong các sáng tác văn xuôi. Điều này càng có ý nghĩa quan

83

trọng khi hiện thực được phản ánh của các sáng tác văn học “vết thương” về vơ bản là các sự kiện và biến cố của quá khứ.

Về bản chất, nghệ thuật xử lý thời gian bắt nguồn từ mối quan hệ giữa chuyện (histoire) và truyện kể (récit). Chuyện, hay câu chuyện chính là hệ thống cốt truyện theo trình tự thời gian mà trong văn bản tự sự người ta gọi là cốt truyện. Công việc của nhà văn chính là kể lại câu chuyện, hay cốt truyện ấy theo cách của mình, nghĩa là biến chuyện thành truyện kể. Nói cách khác chính là chủ quan hóa một nội dung mang tính khách quan (cốt truyện). Chính mối quan hệ này khiến nghệ thuật xử lý thời gian có một mối liên hệ mật thiết với việc tổ chức cốt truyện trong tác phẩm. Tuy nhiên, trong một văn bản tự sự, bên cạnh thời gian của cốt truyện và thời gian truyện kể, hay tự sự cũng như mối quan hệ giữa chúng, người ta còn phải đề cập tới một nhân tố thời gian khác, đó chính là thời gian kể chuyện. Theo quan niệm truyền thống, thời gian kể chuyện, hay còn gọi là thời gian phát ngôn, chính là thời điểm diễn ra cuộc đối thoại giữa người kể chuyện và độc giả. Người ta thường coi thời điểm phát ngôn chính là thời điểm hiện tại của truyện kể. Việc phân biệt rạch ròi các khái niệm có một ý nghĩa quan trọng, bởi nó sẽ giúp chúng ta tìm thấy những điểm đổi mới theo xu hướng hiện đại của các văn bản tự sự về đề tài “vết thương” trong nghệ thuật xử lý thời gian.

3.1.2.1. Thời gian vặn xoắn

Sự phân mảnh, xáo trộn và cắt ghép các sự kiện trong cốt truyện khiến thời gian tự sự trong các sáng tác văn học “vết thương” luôn bị đảo lộn, xáo trộn. Có một sự sai lệch rất rõ ràng trong thời gian cốt truyện với thời gian tự sự trong các sáng tác văn học “vết thương”. Cũng giống như cách tổ chức cốt truyện, đây là một thủ pháp xử lý thời gian hoàn toàn mới so với các sáng tác giai đoạn trước. Trong sáng tác giai đoạn 1945 – 1975, do chỗ cốt truyện thường đơn tuyến và được trình bày theo trình tự thời gian và quan hệ nhân quả, do vậy, thời gian cốt

truyện gần như trùng khít với thời gian tự sự của tác phẩm. Điều này, như đã nói, tạo ra một mô thức tổ chức cốt truyện khá đơn điệu và nhàm chán. Việc xáo trộn các mốc thời gian của cốt truyện như vậy đã tạo ra sự mới mẻ trong cách tổ chức cốt truyện, từ đó tạo ra những khoái cảm thẩm mỹ mới cho người đọc. Trong xu hướng này, chúng tôi chú ý tới kỹ thuật xáo trộn thời gian “một cách có quy luật” mà chúng tôi tạm gọi là “thời gian vặn xoắn”.

Ở những sáng tác này, thay vì phân mảnh các mốc thời gian cốt truyện và sắp xếp chúng lại một cách ngẫu nhiên như Nỗi buồn chiến tranh (dù sự ngẫu nhiên trong cách sắp xếp các mốc thời gian của tác phẩm này mang một dụng ý hoàn toàn khác mà chúng tôi sẽ đề cập sau), các tác giả lại sắp xếp chúng một cách rất “có quy luật”. Đó là sự đan xen các mốc thời gian của quá khứ với các mốc thời gian của hiện tại một cách rất tuần tự. Điển hình cho lối xử lý này chính là tiểu thuyết Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng và Những thiên đường của Dương Thu Hương.

Dễ nhận thấy rằng, ở cả hai tác phẩm này, câu chuyện (tức cốt truyện) chính được kể là câu chuyện trong quá khứ. Tuy nhiên, thay vì để câu chuyện diễn ra theo chiều tịnh tiến, từ quá khứ tới hiện tại, cả hai tác giả đã dùng hình thức hồi cố để kể lại tác phẩm của mình. Thế nhưng, sự hồi cố của nhân vật người kể chuyện (nhân vật xưng tôi trong Nước mắt một thời và Hằng trong Những thiên đường mù) cũng lại không đơn thuần theo chiều tịnh tiến của thời gian. Các tác giả đã cắt nhỏ thời gian cốt truyện, sau đó xen vào giữa các khoảng thời gian quá khứ là những khoảng thời gian hiện tại, dù những khoảng thời gian ấy có thể rất ngắn. Nếu như hình dung, thời gian quá khứ và thời gian hiện tại của tác phẩm là hai trục song song, chúng ta sẽ thấy rằng, thời gian tự sự của các tác phẩm này sẽ vận động theo một sơ đồ hình sin với điểm cao nhất là mốc thời gian hiện tại và điểm thấp nhất là mốc thời gian của quá khứ. Theo cách hiểu đó, các mốc thời gian của thực tại và quá khứ như đan cài, vặn xoắn vào nhau theo lối bện dây thừng. Chưa hết, ở một tầng diện khác, cách đan xen giữa các

85

mốc thời gian của hiện tại và quá khứ cũng tạo nên sự vặn xoắn giữa thời gian cốt truyện và thời gian tự sự của tác phẩm. Trong thời gian tự sự, các mốc thời gian của hiện tại trong thời gian cốt truyện bị kéo gập về trước thời điểm thời gian cốt truyện bắt đầu. Tiếp đó, chúng lần lượt xuất hiện vào thời điểm những sự kiện, biến cố của thời gian cốt truyện đã kết thúc, đưa người đọc trở về với thời gian hiện tại để rồi sau đó, lại tiếp tục trở lại cuộc hành trình vào thời gian của quá khứ bằng những hồi tưởng của người kể chuyện. Cách trở đi trở lại giữa hiện thực và quá khứ, như đã nói ở phần trên, tạo cho người đọc cảm giác như đang có một chuyến phiêu lưu cùng với những dòng suy tưởng của người kể chuyện. Câu chuyện được kể nhờ vậy trở nên đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, về mặt nghệ thuật, sự vặn xoắn giữa thời gian quá khứ và hiện tại, giữa thời gian cốt truyện và thời gian tự sự đã giúp tác phẩm tạo nên một lối kết cấu độc đáo và hiện đại – kết cấu tâm lý. Đây chính là xu hướng rất mới trong tự sự đương đại nói chung so với giai đoạn 1945 – 1975 mà các sáng tác văn học “vết thương” là những sáng tác đi tiên phong.

3.1.2.2. Thời gian đồng hiện

Trên thực tế, việc tổ chức thời gian tự sự của tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc xáo trộn, xen kẽ các mốc thời gian hiện thực và quá khứ. Trong nhiều trường hợp, người ta bắt đầu thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự xuất hiện đồng thời của các mốc thời gian hiện tại lẫn các mốc thời gian quá khứ. Khi dòng chảy tâm lý trở thành một yếu tố chi phối tới sự sự tổ chức thời gian tự sự, khi nhà văn thả mình theo những dòng chảy tâm lý của nhân vật với những suy tưởng bất chợt và hoàn toàn ngẫu nhiên thì cũng là lúc, ranh giới giữa thực tại và quá khứ không thể phân biệt một cách rạch ròi nữa. Chúng xuất hiện đồng thời, hòa trộn, quện chặt vào nhau một cách nhuần nhuyễn tới mức người đọc hoàn toàn không cảm thấy một chút nào phi logic ở đó. Điển hình cho hướng xử lý thời gian này chính là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.

Những ai từng đọc Nỗi buồn chiến tranh đều nhận thấy rằng, cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh là một tác phẩm rất khó có thể xác định tọa độ thời gian do sự liên tục di chuyển điểm quy chiếu thời gian trong quá trình trần thuật. Mở đầu tác phẩm là cuộc hành trình đi tìm mộ đồng đội kèm của Kiên theo những ký ức nóng hổi về chiến trường cứ liên tục hiện về trong đầu óc Kiên. Tại đây, trong mối quan hệ giữa thời gian tự sự và thời gian phát ngôn, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng, thời điểm hiện tại – thời điểm phát ngôn chính là chuyến đi tìm mộ đồng đội của Kiên còn thời gian quá khứ chính là những tháng ngày tàn khốc của chiến tranh đang hiện về trong đầu óc Kiên. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, người ta lại nhận ra rằng, “hiện tại” thực chất chỉ là quá khứ về một quãng đời đã qua mà nhà văn phường đang hồi tưởng lại. Đến đây, một thời điểm phát ngôn – thời điểm hiện tại nữa được xác lập. Tuy nhiên khi tới những trang cuối cùng của tác phẩm, khi nhân vật kể chuyện xưng tôi đột ngột xuất hiện thì cũng là lúc những thời điểm phát ngôn - hiện tại trước đó bị phủ nhận một lần nữa. Thế nhưng, ngay cả thời điểm mà nhân vật kể chuyện xưng tôi phát ngôn thì cũng đã là thời điểm xuất hiện trong quá khứ: “Khi nhà văn phường của chúng tôi từ bỏ khu phố này…” [36, tr. 281]. Như vậy, quá khứ luôn có xu hướng bị kéo gần lại thực tại và thời gian được biểu hiện ở sự đối sánh đa chiều: thời điểm này là hiện tại so với thời điểm kia nhưng lại trở thành quá khứ so với thời điểm trước nữa. Đặc điểm này tạo cho người đọc cảm giác mình không phải đang được nghe kể lại mà đang được chứng kiến chính các sự kiện đang diễn ra.

Bên cạnh việc liên tục di chuyển các tọa độ quy chiếu thời gian, tính chất đồng hiện ở Nỗi buồn chiến tranh còn thể hiện ở sự nhòe hóa các mốc thời gian xuất hiện trong tác phẩm. Dễ thấy rằng, trong tác phẩm xuất hiện nhiều mốc thời gian, tuy nhiên, những mốc thời gian ấy lại khá mơ hồ: mùa xuân năm ấy, những ngày ấy, buổi chiều hôm ấy,… Việc nhòe hóa các mốc thời gian xuất hiện trong tác phẩm đã tạo điều kiện để tác giả có thể thoải mái đưa người đọc đi theo những suy tưởng rất bất chợt của Kiên mà không cần quan tâm tới tính

87

logic về thời gian. Chính vì vậy, ở nhiều trường đoạn của Nỗi buồn chiến tranh

người ta dễ thấy xuất hiện bên cạnh nhau những sự kiện mà trong thực tế cách rất xa nhau về mặt thời gian. Ở đây, các mốc thời gian bị đưa xuống hàng thứ yếu, thay vào đó chính những liên tưởng trong ký ức nhân vật mới là điều tác giả muốn chuyển tải tới người đọc. Và một khi bị cuốn vào dòng chảy của những suy tưởng của nhân vật, có lẽ ít người đọc nào lại băn khoăn tới tính logic của những sự kiện hiện về trong dòng suy tưởng ấy.

Trong dòng ký ức tuôn chảy của Nỗi buồn chiến tranh, những đồng hiện thời gian xuất hiện nhiều nhất chính là vào thời điểm những ngày chiến tranh diễn ra ác liệt hay những ngày tháng Kiên còn đang đắm chìm vào mối tình trong sáng với Phương. Ngay ở những trang đầu của tác phẩm, chỉ trong cái giây phút nghỉ ngơi giữa cuộc hành trình, thông qua giấc mơ, dòng chảy kỉ niệm, nhà văn đã đưa độc giả về với những khoảng thời gian kinh hoàng trong cái truông núi vô danh có tên Gọi Hồn: cuối mùa khô 69, mùa khô năm 74, cuối tháng 8 năm 74…. Hay như trong những trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, những hình ảnh về Phương liên tục hiện về trong đầu óc Kiên qua một loạt các kỷ niệm: Phương 16 bướng bỉnh và tài năng, Phương 17 đẹp rạng rỡ và say mê, Phương trước thềm chiến tranh mạnh mẽ và dạn dĩ,… Quá khứ xâm nhập vào hiện tại tạo nên một cái nhìn toàn vẹn, chỉnh thể về Phương, về một vẻ đẹp vĩnh hằng, trong sáng, tươi trẻ. Những mảnh ký ức, những mảng thời gian bao giờ cũng xuất hiện đột ngột, không báo trước, như một sự bừng tỉnh nào đó những vùng ký ức bị bỏ quên trong trí nhớ. Thủ pháp thời gian đồng hiện, như vậy đã giúp

Nỗi buồn chiến tranh nói riêng và sáng tác “vết thương” nói chung tạo nên một sự đột phá trong việc tìm kiếm một mô hình kết cấu mới cho tác phẩm, vượt thoát khỏi mô hình truyền thống, đặc biệt là những mô hình được định hình một cách khá khô cứng trong giai đoạn văn học 1945 - 1975.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng mỹ học của bộ phận văn học vết thươngtrong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)