OLDBOY
2.1 Mother – từ những dẫn dắt của tư tưởng Nho giáo đến cách giải quyết bi kịch giải quyết bi kịch
2.1.1 Mother – sự phản chiếu quan niệm về gia đình của Nho giáo
Như tôi đã nói trong chương 1, Nho giáo là một học thuyết căn cứ vào gia đình để hình dung thế giới. Nho giáo luôn đặt ra những quy phạm, nguyên tắc ứng xử của các thế hệ trong gia đình, điều đó có nghĩa là Nho giáo rất coi trọng sự gắn kết của con người với gia đình. Trong Mother, người xem hoàn toàn không thấy sự hiện diện của một gia đình với đầy đủ các thế hệ, thể hiện đầy đủ những quy phạm như học thuyết Nho giáo nêu ra mà chỉ thấy hình ảnh của một gia đình với hai mẹ con, người mẹ làm nghề cắt thuốc bắc, đứa con trai bị bệnh tâm thần. Song rõ ràng người xem từ đầu đến cuối đều được chứng kiến sự gắn chặt của hai thành viên trong gia đình trong mối quan hệ ruột thịt, thấy rõ sự gắn bó chặt chẽ của số phận cá nhân với gia đình nhỏ ấy hay nói cách khác gia đình chứng kiến và đi cùng những biến động của cuộc đời cá nhân. Cũng có thể hình dung, một mình Hye-ja đóng vai trò vừa là người mẹ, vừa là người cha, gắn bó chặt chẽ, vừa là chỗ dựa vừa là người nuôi dưỡng chăm sóc Doo-joon. Người mẹ đó là một gia đình và một thế giới, chính ở đó mở ra và nối kết phạm trù gia đình và thế giới bên ngoài. Ở đây tôi nhận thấy bộ phim không tạo điểm nhấn ở việc gợi ra những quy ước đạo đức để làm nên phạm trù “tề gia” trong nho giáo mà chỉ ra “không khí” Nho giáo, màu sắc của Nho giáo – nhấn mạnh sự gắn kết của số phận con người với gia đình – trong bộ phim này.
“Không khí” và “sắc màu” Nho giáo đó đặc biệt thấm rõ trong hai cảnh rất quan trọng của Mother, hai cảnh liên quan đến sự trở về của Do- joon sau những lỗi lầm và nếm trải. Cảnh thứ nhất diễn ra sau khi Doo-joon được cảnh sát thả ra vì tội ẩu đả, đập gương của chiếc xe mà anh ta cho là đã đâm vào anh ta và bỏ chạy; cảnh thứ hai diễn ra khi Doo-joon được cảnh sát xác minh không phải là kẻ giết người, anh ta trở về sau một thời gian bị giam trong tù.Đó gần như là hai cảnh giống nhau về cả hình ảnh lẫn cách quay phim: Doo-joon trở về nhà, nghĩa là trở về bên bàn ăn của gia đình nhỏ ấy, trong không gian của ngôi nhà, ngồi đối diện với người mẹ, camera quay toàn cảnh, dành điểm nhìn cho “người quan sát” khách quan. Hai cảnh đó gắn liền với hai biến cố của Doo-joon cũng là hai biến cố đi liền với cuộc đời người mẹ.
Hai cảnh liên quan đến sự trở về của Doo-Joon sau những lỗi lầm và nếm trải gần như giống nhau cả về hình ảnh cũng như cách quay
Đó cũng là biểu tượng cho sự quay về với những mối quan hệ máu thịt, gia đình sau những trải nghiệm nhọc nhằn và cay đắng cuả cá nhân trong xã hội. Nho giáo coi gia đình như là nền tảng để từ đó con người vươn ra xã
hội. Hai cảnh lặp lại sau hai tình huống không giống nhau (về mức độ, tính chất) không phải là sự “rập khuôn” định đề đó của Nho giáo, song dường như đều hướng đến một dụ ngôn vừa thuận chiều vừa ngược chiều với định đề đó: gia đình là nền tảng và cũng là nơi trở về khi họ thất bại. Bộ phim hoàn toàn không có dấu hiệu miêu tả những “rường cột” mà Nho giáo nhấn mạnh tuy nhiên ta vẫn thấy được sức mạnh dấu ấn của tư tưởng Nho giáo trong suốt bộ phim ở cách nhấn mạnh mức độ gắn kết của gia đình – dẫu rằng đây là gia đình nhỏ, có phần lỏng lẻo, đối với số phận của con người.
2.1.2 Mother - tư tưởng Nho giáo về người phụ nữ trong gia đình
Trong hệ tư tưởng Nho giáo, người đàn ông được đề cập đến với vai trò trụ cột, người phụ nữ được nhấn mạnh với vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng, chở che.Nếu “tam cương ngũ thường” là điều mà nam giới phải khắc ghi thì “tam tòng tứ đức” là nguyên lí người phụ nữ phải tuân thủ. Nguyên tắc đó dẫn đến những thừa nhận, yêu cầu mang tính mặc định đối với phẩm chất, vai trò của nngười phụ nữ: chăm sóc, nuôi dưỡng chồng con, thủy chung, thờ chồng. Kéo theo đó người phụ nữ trong cách nhìn của Nho giáo, đặc biệt là những quả phụ không bao giờ liên quan đến vấn đề tình dục nam-nữ, không liên quan đến sex. Khi khảo sát bộ phim Mother của đạo diễn Bong Joon-ho, tôi không hướng đến đánh giá mặt tích cực hay tiêu cực của Nho giáo ở phương diện nữ quyền.Mà nhận thấy rằng rõ ràng quan niệm về người phụ nữ của Nho giáo được thể hiện xuyên suốt trong bộ phim khai thác bối cảnh cuộc sống đương đại. Những quan niệm ấy tương hợp được với quan niệm về bản năng làm mẹ, về tình mẫu tử vốn tồn tại trong mỗi con người giúp ta lí giải
được logic hành động của nhân vật, lí do nhân vật lựa chọn cách giải quyết bi kịch. Giúp ta lí giải tại sao hình ảnh một người mẹ với những hành động hung dữ cuồng loạn vẫn được chấp nhận và có thể được thấu hiểu và chia sẻ từ phía khán giả.
Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, quan niệm cho rằng vị trí của người phụ nữ là ở trong gia đình, sinh ra và nuôi dạy những đứa trẻ vẫn là quan niệm phổ biến. Trong các công trình nghiên cứu của Kim (2011), Chŏng (2013) về người phụ nữ trong xã hội Hàn Quốc đương đại, người phụ nữ luôn được nhấn mạnh với phẩm chất điềm tĩnh, che chở, dưỡng dục; những phẩm chất đó được nhấn mạnh trong mối quan hệ với những đứa con. Người phụ nữ tìm thấy hạnh phúc của mình trong sự thành công của đứa con ngoài xã hội.
Ở nhân vật Hye-ja của bộ phim Mother người xem có thể nhận thấy toàn bộ hình ảnh người mẹ - người phụ nữ trong những diễn ngôn vừa được chúng tôi nói đến. Đặc biệt hơn nữa đứa con của Hey-ja là đứa trẻ không bình thường – “thiểu năng”, có vấn đề về tâm thần. Do đó, ngay từ đầu phương diện người mẹ đóng vai trò như người hỗ trợ cho thành công về mặt xã hội của đứa con trai bị loại trừ, thay vào đó tính dịu dàng, bản năng chăm sóc của người phụ nữ với đứa con trai được phóng đại, tương ứng với hình ảnh người mẹ của “đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt”. Với bối cảnh xã hội, tâm thế xã hội như trên đã nói, hình ảnh người mẹ Hey-ja ngay từ đầu đã tạo được thiện cảm với khán giả, đó là mẫu hình người mẹ đúng như họ hình dung và tìm kiếm. Khán giả có thể thấy rõ hơn hình ảnh đó qua một số cảnh đặc biệt: Cảnh người mẹ vừa ngồi cắt thuốc vừa ngóng ra đường quan sát
đứa con trai, bà chạy theo Doo-joon khi anh ta lao về phía trước đi tìm những kẻ đã đâm xe vào anh và bỏ chạy, bà “lẽo đẽo” theo cậu con trai để cho cậu uống thuốc; nhìn cậu đi tiểu trên phố với ánh mắt lo lắng; bà chạy không biết mệt để đuổi theo chiếc xe cảnh sát đang chở Doo-joon; bà lao vào hành trình “minh oan” cho cậu con trai dù có lúc tưởng như khó có thể thực hiện được, dù có lúc bà rơi vào “ngõ cụt” bởi bà luôn nghĩ rằng Doo- joon của bà không thể giết người… Thậm chí, cực đoan hơn, bà sẵn sàng giết kẻ cho rằng con bà là kẻ giết người. Ở đây, tôi tập trung phân tích các cảnh thể hiện sự chăm sóc của Hye-ja với cậu con trai “đặc biệt” của mình, và những cảnh thể hiện cách nhìn của Hye-ja với Doo-joon: trong mắt bà Doo-joon vẫn là một đứa trẻ, cần được bảo vệ che chở.
Hình ảnh Hye-ja đang ngồi cắt nhỏ những bó cây thuốc khô bằng dụng cụ dao thái chuyên dụng và quan sát câu con trai của mình tên là Doo- Joon đang ngồi chơi bên kia đường với một chú chó và người bạn thân của Jin Tae. Doo-joon bị chiếc xe ô tô va phải. Bà lao ra ngoài như con thiêu thân và gọi tên con trai một cách hoảng hốt khi Doo-Joon bị va ngã ngửa ra đường cùng với con chó, bị chảy máu. Khi được mẹ chạy đến đỡ Doo-joon không những không thấy cần thiết mà một mực đuổi mẹ quay trở lại cửa hàng, không cần mẹ quan tâm, bỏ chạy đuổi theo Jin Tae và leo lên ô tô đi cùng bạn bỏ mặc sự lo lắng của mẹ mình ở phía sau. Bà mẹ lo lắng cho đứa con, bà mẹ sợ đứa con sẽ chạy xa khỏi ngôi nhà, tầm mắt của mình, đứa con sẽ gặp nguy hiểm.
Hình ảnh một Hye-ja với bản năng chăm sóc và lo lắng cho con trai hiện rõ trong cảnh cho con uống thuốc. Trong khi đợi xe buýt, người con
trai thoải mái đi tiểu vào bức tường trong khi người mẹ đang mải mê đổ chén nước thuốc vào miệng anh ta. Điều đó cho thấy rõ ràng mặc dù Doo- joon về thể xác là trưởng thành nhưng thực chất vẫn chỉ là một đứa trẻ và trong mắt bà Doo-joon cần được bao bọc. Khi Doo-joon rời đi, lên xe buýt, Hye-ja vẫn chạy theo để dặn dò con trai "nhớ về nhà sớm nhé" như dặn dò một cậu bé chưa trưởng thành.
Đạo diễn đã rất tinh tế khi tạo ra rất nhiều cảnh về nhân vật Hye-ja. Bà chạy nhoài theo khi thấy đứa con trai bị bắt lên xe, chạy đến nỗi người lảo đảo và viên cảnh sát phải thừa nhận rằng "bà ấy chạy khỏe thật".Sức mạnh của bản năng người mẹ khiến bà chạy rất nhanh đuổi theo chiếc xe cảnh sát, thu hút sự chú ý của cả 2 cảnh sát trên xe khiến chiếc xe vô tình gặp tai nạn do lái xe mất tập trung vào việc lái xe. Hye-ja bắt kịp và nhìn thấy đứa con trai bị còng tay trong chiếc xe cảnh sát vừa bị đâm tại ngã tư, nhưng điều bà lo lắng lúc đó là đứa con trai bà có bị thương hay không. Hye-ja chạy ra khỏi ngôi nhà của Jin Tae sau khi ngỡ rằng đã tìm được bằng chứng chứng minh Jin Tae mới là kẻ có tội. Bà chạy bằng tất cả quyết tâm, bằng tất cả mong muốn minh oan cho con trai của mình, bằng tất cả tình yêu thương và mong muốn chở che đứa con. Người phụ nữ ấy tiến về phía trước bằng tất cả sức mạnh của thể xác và tinh thần. Thế nhưng “vết máu”, theo như phỏng đoán của bà mẹ, sau khi đưa đến trụ sở công an thì lại hóa ra là vết son. Jin Tae còn có nguyên đoạn clip quay cảnh vì sao chiếc gậy golf kia lại có vết son, và đó chính là chiếc gậy Jin Tae đã nhặt ở dưới hồ tại sân golf nơi xảy ra xô xát với 3 người đàn ông ngay phần đầu phim. Người mẹ của Doo-joon đã hoàn toàn mù quáng trong việc đi tìm cách giải oan cho con trai mình, một người phụ nữ mà không thể phân biệt ra được vết son hay vết
máu. Trong khi đó vừa mới cảnh quay trước khi gặp vị luật sư Gon Suk Ho bà đã dùng son môi để trang điểm lại khuôn mặt mình. Điều đó chứng tỏ, bà luôn sẵn sàng tìm tất cả mọi thứ có thể bấu víu được để chứng minh con trai bà vô tội.Có thể thấy Hey-ja trong những lần chạy đó hiện lên như một cá thể cô đơn chạy ngược chiều cơn bão nhưng chạy bằng tất cả sức mạnh, niềm tin và khao khát được chở che và bảo vệ con.
Trong phim, người xem cũng có thể nhận thấy nhiều chi tiết liên quan đến “chất lỏng chảy”, một chai nước vô tình bị lật đổ khi Hye-ja đột nhập vào nhà của JinTae, nướctừ cái chai đổ chảy ra làm ngón tayJinTae đang ngủ chuyển động, trong khi bà đang tìm cách ra ngoài. Ở cảnh nhà của người nhặt rác, dòng máu đen chả ra từ đầu của người đàn ông gây ấn tượng vì nhìn vết máu giống như vết dầu loang óng ánh trên sàn. Nhưng điển hình hơn cả là hình ảnh: Hye-ja cầm bát thuốc, giục Doo-joon uống,trong khi anh ta đi tiểu vào bức tường đá xám gần trạm xe buýt. Bà cầm chén thuốc choanhta uống, trong khi Doo-joon nhăn mặt khó chịu, vừa uống vừa đi tiểu. Uống vào và thải ra, thức uống thảo dược và các chất bài tiết: một dòng chảy dường như có nguồn, thuốc vào miệng và nước tiểu chảy trên vỉa hè. Đó là hình ảnh mang tính ẩn dụ, dường như những gì Hea- ja làm cho con trai mình, bổ quý như thuốc thì Doo-joon lại cho ra hết như chất thải. Hea-ja nỗ lực bằng tất cả tình yêucủa mình cho Doo-joon một cuộc sống tốt và tươi sáng nhưng dương như nó chỉ là phù phiếm.
Hình ảnh Hye-ja cho Doo-joon uống thuốc khi anh ta đang tè bậy ở ngoài đường
Theo dõi Mother, khán giả sẽ cảm nhận được tình cảm mà bà dành cho Doo-joon qua từng bước chân, ánh mắt, lời nói… Đó có thể chỉ là một chi tiết đơn giản, như bà dùng chân di đi di lại vệt nước đái bậy của người con ở đầu phim; hay một khoảnh khắc dữ dội như ánh mắt điên dại kèm theo câu nói “Con trai tôi không bao giờ làm những việc như thế” tại đám tang của cô bé bị sát hại.Tất cả những chi tiết đó góp phần khắc họa một Hye-ja với hình ảnh của một người phụ nữ mang chức năng chăm sóc, che chở bảo vệ đứa con, một Hye-ja – hiện thân của “bản năng làm mẹ” bị đẩy đến thái quá.
Bộ phim cũng cung cấp chi tiết: Doo-joon nhớ ra rằng Hye-ja từng muốn giết cậu khi cậu còn nhỏ. Điều này cần được lí giải như thế nào, liệu có mâu thuẫn với những hành động vừa được nhắc đến và kiến giải ở trên không? Để lí giải điều này cần đặt Hye-ja trong bối cảnh ban đầu đạo diễn đã gợi ra: người phụ nữ đơn độc với đứa con trai, gia cảnh không mấy khá giả. Có lúc chính trong tình yêu thương, bà cũng thấy cùng quẫn, muốn giải
thoát. Những hành động chăm sóc, bảo vệ sau này của Hye-ja dường như cũng là sự bù đắp cho mong muốn sai lầm của bà trong quá khứ.
Trong Mother người xem có thể nhìn thấy hai nhóm nhân vật: nhóm nhân vật không sex và nhóm nhân vật liên quan đến sex. Yếu tố sex liên quan đến một nhóm nhân vật: Jin Tae bạn của Doo-joon và con gái của bà chủ quán bar, Min-ah, một cặp đôi chưa kết hôn, mẹ của Min-ah có thể là kẻ bán dâm, cô gái bị giết Ah-jung bán dâm để nuôi sống cô ta và bà; nữ sinh Hye-ja hỏi dò về Ah-jung nói một cách trơ trẽn bằng tiếng lóng tình dục bất chấp tuổi tác. Còn Hye-ja và Doo-joon gần như hoàn toàn không liên quan đến sex.Sex phi hôn nhân, mua sex, những đứa trẻ phát triển sớm, dường như không bị xét đoán nhiều ở phạm trù đạo đức hay chuẩn tắc. Chỉ Hye-ja và cậu con trai là những nhân vật luôn được quan tâm và xét đoán. Bởi Hye-ja là một người phụ nữ đơn thân, trong quan niệm của Nho giáo người phụ nữ này không được phép gắn liền với phạm trù sex. Cũng từ cách nhìn nho giáo, cần hiểu đúng chi tiết Doo-joon “ngủ với mẹ”.Đây không phải là chi tiết như nhiều nhà phê bình phim cho rằng liên quan đến loạn luân. Theo logic như đã phân tích ở trên, trong cách nhìn của Hye-ja, Doo- joon luôn là đứa trẻ, việc anh ta “ngủ cùng với mẹ” càng chứng tỏ rằng đó