Dựng phim: “bắt đầu từ quãng giữa” và dựng song song

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dấu ấn Nho giáo và kỹ thuật điện ảnh Hollywood trong Mother và Oldboy (Trang 74 - 84)

3.1.1Mother : Cận cảnh và thế giới tâm lý của người mẹ

3.4 Dựng phim: “bắt đầu từ quãng giữa” và dựng song song

Phải nói rằng Oldboy là một tác phẩm có cốt truyện cuốn hút ngay từ những giây đầu tiên. Khi dựng phim đạo diễn đã đẩy hình ảnh ở phút thứ hai mươi sau khi Oh DeaSu được thả ra khỏi nơi giam giữ mình trong mười lăm năm trên tầng thượng của tòa nhà cao tầng và gặp người đàn ông đang có ý định tự tử.Oh DeaSu giữ cà vạt của ông ta để ông ta khỏi rơi xuống. Đây chính là kỹ thuật dựng phim "bắt đầu từ quãng giữa" và cũng được đạo diễn Bong Joon-Ho sử dụng trong cảnh đầu tiên của Mother, với hình ảnh Hye-ja tiến lại gần máy quay và rồi tiếng nhạc nổi lên, bà ấy đứng lại nhảy một điệu nhảy nhìn rất khó hiểu và hoang dại, lúc thì như muốn khóc, lúc thì lấy tay che mắt cười rất hoang dại, nhưng vẻ mặt thì tất thảy không hề vui vẻ mà đượm buồn và rất nặng trĩu. Thực chất đó là hình ảnh của phút thứ 110 trong phim, sau khi bà giết ông lão nhặt rác vì ông chứng kiến con trai bà giết người và định báo cảnh sát.

Phương pháp dựng phim "bắt đầu từ quãng giữa" giống với những bộ phim bom tấn của Mỹ như Memento, SawThe Usual Suspects khiến cho người xem ngay từ phút đầu tiên đã không thể rời mắt khỏi màn hình từ đầu cho đến cuối bộ phim. Với cách dựng phim này, ngay từ đầu bộ phim, đạo diễn muốn nhấn mạnh bi kịch của cuộc đời nhân vật, song bi kịch đó chưa

thể lí giải và hình dung ngay lập tức mà cần được ghép nối từ nhiều chi tiết và diễn biến khác.

Khi thể hiện quảng thời gian Oh DeaSu bị giam cầm trong phòng giam trong quãng thời gian dài, đạo diễn đã sử dụng phương pháp ghép hình, dựng phim song song, một nửa màn hình phía bên trái là hình ảnh hoạt động hiện tại của Oh DeaSu trong căn phòng, nửa còn lại chính là hình ảnh lồng vào của tin tức xuất hiện trên chiếc tivi. Phương pháp lồng ghép hình ảnh để chúng ta vừa thấy song song hai việc nhân vật chính với những hoạt động bên trong phòng giam, lại vừa cho thấy thế giới bên ngoài đang diễn ra. Hình ảnh ghép liên quan đến tin tức quốc tế mà nổi bật ai cũng biết đo là vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 tại Mỹ, hình ảnh chuyển giao thiên niên kỷ, và hình ảnh tin tức chính trị của đất nước. Cách lồng ghép ảnh như thế này tạo cho người xemsự so sánh ngay lập tức và rất dễ hiểu việc thời gian đang trôi qua đi, thế giới trải qua nhiều biến động, chính trị trong nước thay đổi còn Oh Dea-Su thì trong rất nhiều biến cố ấy, ông vẫn đang loay hoay trong phòng giam mà chưa tìm cách ra ngoài được.

Trong Mother câu chuyện phim bám theo vụ án được thể hiện bằng một nhịp dựng căng thẳng, tạo nên tiết tấu nhanh và gấp gáp với nhiều cú dựng song song như cảnh bà mẹ ở ngoài lao đến nhà cô bé bị giết tìm chiếc điện thoại, chuyển sang cảnh đứa con trong tù gào lên gọi mẹ. Hoặc dựng nhảy (cảnh bà mẹ lục xem ảnh trong điện thoại một mình chuyển sang cảnh trong tù, bà chìa chiếc điện thoại cho con nhận diện “kẻ giết người") thúc đẩy cao trào phim rất rõ. Với cách dựng tương phản trong cỡ hình (cảnh cận chuyển sang viễn), đạo diễn rất khéo léo tạo cho người xem những đoán định và bất ngờ với những sự kiện diễn ra tiếp theo.

Kĩ thuật dựng xen kẽ các cảnh được thể hiện rất rõ trong trường đoạn Oh DeaSu đi tìm sự thật về cái chết của So Ah đểtừ đó lí giải cho những điều bí ẩn mà anh ta phải đối diện.Việc lồng ghép các hình ảnh của thực tại đan xem với những ký ức của Oh DeaSu đang tràn về trong các cảnh khiến cho quá khứ và thực tại đan xem nhau một cách mềm mại, không bị phân chia một cách cứng nhắc.Đầu tiên là hình ảnh hiện tại và hình ảnh Oh Dae Su quá khứ đang chạy qua trong khuôn viên của trường trung học cũ của mình. Đó là hình ảnh đặc biệt giàu trí tưởng tượng bởi vì nó mang lại cho khán giả cảm giác rằng Oh Dae Su đang đuổi theo trí nhớ của mình.Nhà quay phim Chung-hoon cho hay, để có những hình ảnh này họ "kéo" các hình ảnh tại phòng dựng. Sau đó, họ nhấn màu sắc nhất định trong hậu kỳ, điều này không thể làm được nếu không có công nghệ kỹ thuật số.Phương pháp này được sử dụng trong rất nhiều những bộ phim Hollywood thành công từ trước tới nay.

Đoạn phim khi Oh DeaSu đã tìm ra sự thật và đi gặp WooJin để kết thúc nốt ân oán cuối cùng, Woo Jin giải thích cho DeaSu về thôi miên ám thị và cách Woo Jin đã thôi miên DeaSu với Mido - là một trong những trường đoạn sự dụng rất nhiều phương pháp dựng xen kẽ đặc sắc. Cách dựng này đã tạo ra những logic kết nối các câu chuyện trước đây, giải đáp tất cả những thắc mắc của khán giả về câu chuyện bí ẩn từ đầu phim.

Sự dụng việc lồng hình ảnh trong đoạn giải thích việc thôi miên Oh Dea-Su

Trong những cảnh quay mang tính bạo lực của phim như hình ảnh Oh DeaSu nhổ răng kẻ làm chủ của nơi đã giam cầm mình trong mười lăm năm, hay hình ảnh Oh DeaSu tự tay lấy kéo cắt lưỡi mình là những hình ảnh gây sốc cho khán giả xem. Nhưng đạo diễn không tạo ra cảm giác phản cảm cho khán giả. Không có hình ảnh cái răng trực tiếp bị nhổ ra.Việc đưa những hình ảnh bắt đầu cảnh tra tấn, cùng những tiếng kêu la, kết hợp với quay cận cảnh trước lúc tra tấn, cận cảnh nhân vật với sắc thái khuôn mặt cùng với hành động, hướng khán giả đến việc tượng tượng ra hình ảnh của việc tra khảo.Cách dựng phim này tạo sự liên tưởng và ám ảnh hơn rất nhiều so với nhưng hình ảnh rõ ràng miêu tả bạo lực.Tương tự như vậy trong cảnh quay ngược lại, khi Oh DeaSu bị trả thù lại, mặc dù cuối cùng anh ta không bị nhổ răng nhưng khi xem đoạn này, người xem cũng kinh sợ

như nhân vật trong phim. Cảnh quay khi Oh DeaSu tự cắt lưỡi mình cũng được đạo điễn sử dụng phương pháp dựng như vậy.

Hướng giải quyết mọi bi kịch và kết thúc câu chuyện tiếp tục được dựng theo phương pháp song song kết hợp với nối tiếp. DeaSu phải cầu đến sự giúp đỡ của người đàn bà thôi miên giúp anh quên đi quá khứ. Một cảnh dựng đặc sắc song song giữa hiện thực và nội tâm nhân vật, lời nói của người phụ nữ là hiện tại, hình ảnh thể hiện là hình ảnh nội tâm mà DeaSu đang tưởng tương, không gian là căn phòng WooJin nơi bắt đầu bi kịch của DeaSu cũng là nơi kết thúc hận thù và cuộc sống của WooJin. Tại đây, khi người phụ nữ rung chiếc chuông, trong tâm hồn DeaSu chia làm hai con người: một người không biết bí mật chính là Oh DeaSu, một người biết tất cả bí mật đó là “quái vật”. Đây chính là hai bản thể đối lập trong một con người đứng đối diện nhau. Một phần thiện và một phần ác. Khi người phụ nữ thôi miên rung chuông để đuổi con quái vật bỏ đi chỉ giữ lại trong tâm trí DeaSu phần thiện trong con người, lãng quên đi mọi quá khứ đau khổ và dằn vật. Ở hình ảnh này tuy cách thể hiện khác nhau nhưng ở cả Oldboy

Mother hai đạo diễn đều gặp nhau ở một điểm là: để nhân vật tìm cách lãng quên đi quá khứ để xóa bỏ nỗi đau. Nếu ở Mother nhân vật chính dùng kim châm cứu điểm vào huyệt lãng quên thìOldboy, nhân vật được thôi miên để quên đi ký ức. Sau tất cả các nhân vật chính vẫn tiếp tục sống, gạt bỏ đi tất cả đau khổ đã trải qua để hướng đến một tương lại mới, một tương lai rất chơi vơi mà họ chọn lựa.

Tiểu kết: Qua khảo sát các yếu tố kĩ thuật trong cả hai bộ phim, tôi nhận thấy rằng, các đạo diễn Hàn Quốc đã kết hợp cả kĩ thuật làm phim của

Hollywood kinh điển và kĩ thuật làm phim Hollywood đương đại. Điều quan trọng làm nên sức hấp dẫn của hai bộ phim không chỉ là kĩ thuật mà mỗi yếu tố kĩ thuật góp phần khơi sâu trong khán giả những suy tưởng về triết lí của bộ phim: sự trừng phạt trong tâm hồn mới là sự trừng phạt đau đớn nhất, bi kịch có thể xuất phát từ sự quên lãng nhưng lối thoát duy nhất, khao khát duy nhất cho mọi ám ảnh về bi kịch cũng là sự lãng quên. Nhưng sự lãng quên đó chưa hẳn là sự lãng quên nhẹ nhõm.

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích các yếu tố Nho giáo và kỹ thuật Điện ảnh Hollywood trong hai tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của Hàn Quốc là Mother

Oldboy, ta nhận thấy rất rõ rằng điện ảnh Hàn Quốcđã và đang tạo được dấu ấn của mình trên thế giới không chỉ ở việc hướng đến các kỹ thuật hiện đại mà còn ở màu sắc truyền thống, màu sắc phương Đông.

Nho giáo là một phần không thể tách rời và luôn luôn tồn tại trong văn hóa Hàn Quốc nói riêng và văn hóa Châu Á nói chung. Hai bộ phim này chứng tỏ sự chi phối của tư duy Nho giáo ở chiều sâu tư duy và cảm thức, triết lý về cuộc sống. Motherlột tả tình mẫu tử và thủ tiết của người phụ nữ, còn Oldboylà sự phản ánh của tính nhân quả...

Cùng chịu ảnh hưởng kĩ thuật làm phim Hollywood nhưng Mother

Oldboy khai thác các yếu tố kĩ thuật đó theo những cách khác nhau. Mother dẫu sao vẫn khiến người xem hướng đến kiểu tự sự Hollywood truyền thống, còn Oldboy khiến người xem quan tâm đến kiểu tự sự Hollywood đương đại.

Điện ảnh Hàn Quốc đã tiếp kỹ thuật điện ảnh Hollywood một cách nhanh chóng, áp dụng trong các tác phẩm điện ảnh của mình một cách nhuần nhuyễn. Tuy rằng về quy mô sản xuất thì Hàn Quốc không thể sánh với Mỹ. Thế nhưng trong các tác phẩm điện ảnh của Hàn Quốc luôn có những nét riêng trong từng sản phẩm. Phim của họ không phải những phiên bản ăn theo hời hợt mà là sự kết hợp giữa "công thức Hollywood" và phong cách làm phim riêng của dân tộc. Trong phim Hàn Quốc, tình cảm gia đình,

tự tôn dân tộc thường được đề cao cùng chất melodrama (thống thiết, đánh mạnh vào tâm lý người xem).Nho giáo - nền tảng tư tưởng ở bề sâu kết hợp yếu tố hiện đại hóa, tư duy của con người hiện đại góp phần làm nền điện ảnh Hàn Quốc vừa mang màu sắc văn hóa riêng vừa hướng đến hòa nhịp với sự vận động mạnh mẽ của điện ảnh thế giới.

Trào lưu điện ảnh của người Hàn Quốc đã gặt hái thành công vang dộichỉ sau hai thập kỷ khi tạo ra một thế hệ những nhà làm phim tài ba, và quan trọng hơn là một cộng đồng khán giả có trình độ cao, sẵn sàng thưởng thức những bộ phim đủ thể loại.Hàn Quốc là quốc gia tiến bộ nhất Châu Á trong nền công nghiệp điện ảnh, đất nước duy nhất có thể cạnh tranh với thế thống trị về văn hóa của Hollywood.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bordwell, David và Thompson, Kristin (2013), Nghệ thuật điện ảnh, Nxb Thế giới, Hà Nội.

2. Choe, Je-mok (2004), Đối thoại giữa Nho giáo và hiện đại, Nxb Hakjin, Hàn Quốc.

3. Đại học Quốc gia Seoul (2008), Xã hội Hàn Quốc hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

4. Ngô Xuân Bình - Phạm Quý Long (2000),Hàn Quốc trên đường phát triển; Bài: Tìm hiểu một vài khía cạnh về văn hóa truyền thống Hàn Quốc (Lý Xuân Chung viết), Nxb Thống kê, Hà nội.

5. Ngô Xuân Bình (2007), Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc; Nxb Lao Động - Xã Hội.

6. Lý Xuân Chung (2001), Tìm hiểu vấn đề Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 3), trang 33.

7. Lê Thị Thu Giang (2003), Ý thức gia đình Nho giáo trong cách suy nghĩ của người Hàn Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á(số 6), trang 48.

8. Nguyễn Văn Hồng (2003), Nhận thức về giá trị văn hóa Nho giáo truyền thống Hàn Quốc với xã hội hiện đại; Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 3),trang 45.

9. Trần Thị Thu Lương (2011), Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại; Nxb Tổng hợp, Tp HCM.

10.Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 11.Nguyễn Bá Thành (2002), Tương đồng văn hoá Hàn Quốc-Việt Nam,

Nxb Văn hoá, Hà Nội.

12.Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

13.Joey, Thinh (2013), Oldboy bộ phim gây sốc trong lịch sử điện ảnh Hàn - http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/diem-phim/oldboy-bo- phim-gay-soc-trong-lich-su-dien-anh-han-2882366/.

Tài liệu tiếng Anh

14.Cunningham, Michael (2011), Oldboy: Interpretation -

https://endofthegame.net/2011/08/27/oldboy-an-interpretation/. 15.Darius, Julian (2013),Revenge, Hypnotism, and Oedipus in Oldboy

(2003) -http://sequart.org/magazine/30991/revenge-hypnotism-and- oedipus-in-oldboy-2003/

16.Eungjun Min, Jinsook Joo, Han Ju Kwak, Korean Film: History, Resistance, and Democratic Imagination (2003)

17.Gosha, Gabrielle (2013),Three film techniques that make your still images stuning - https://www.sitepoint.com/3-film-techniques-that- make-stunning-still-images/.

18.Haslett, Coult (2014), Oldboy and the South Korean New WaveCinema:An Interview With Author Urban Waite.

http://www.huffingtonpost.com/court-haslett/oldboy-and-the southkore_b_4441414/

19.Frances Gateward (2007), Culture and identity in comtemporary Korean cinema

20.Lee, Sang -Hoe (1971), "A critical study of Material Mass Culture", Journal of Korean society for Journalism and Communication studies (4), 79-90

21.Lee, Sang - Hui (1987), "Tranditional culture and mass culture", in Hyun- Doo Kang (Ed.), Korean Mass Culture,Seoul: Korea, Namam Publishing Company, pp.38-44

22.Medina, AVI (2014), Music of Chan Wook Park’s Oldboy - https://archives.berklee.edu/music-chan-wook-park%E2%80%99s- oldboy-art-scoring-against-drama/6113/datastream/OBJ/view.

23.Nhiều tác giả (1988), Facts about Korea, Seoul, Korea: Samhwa Printing company

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dấu ấn Nho giáo và kỹ thuật điện ảnh Hollywood trong Mother và Oldboy (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)