Nguyện vọng của Cộngđồng ngƣời Việt ởCampuchia và đề xuất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt ở campuchia thực trạng và gợi ý chính sách đối với việt nam (Trang 69 - 73)

Chƣơng 3 : Gợi ý chính sách đối với Việt Nam

3.1. Nguyện vọng của Cộngđồng ngƣời Việt ởCampuchia và đề xuất của

xuất của Tổng hội ngƣời Việt Nam tại Campuchia

3.1.1. Nguyện vọng của Cộng đồng người Việt ở Campuchia

Mặc dù lãnh đạo hai nước đã ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều hành động cụ thể để cải thiện vị thế và đời sống của bà con, tuy nhiên thực tế triển khai vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc.Phần lớn những người Việt sinh ra tại Campuchia cho rằng, họ coi nơi chôn nhau cắt rốn -Campuchia- là quê hương của mình, đặc biệt đối với người Việt có ông bà, cha mẹ sinh ra và mất đi tại Campuchia. Trở thành một phần trong xã hội Campuchia và có quyền lợi như người Campuchia, đối với một số người Việt là việc quan trọng của họ trong tương lai. Tuy nhiên, địa vị của người Việt không cho phép họ trở thành một người Campuchia và hòa nhập được với xã hội Campuchia. Đối với một số người Việt, dù bố mẹ của họ sinh ra tại Campuchia cũng rất khó để có quốc tịch Campuchia vì chưa có luật quy định rõ ràng phải làm như thế nào để trở thành người Khmer. Mặc dù một số người đã đến sinh sống tại Campuchia qua nhiều thế hệ, thậm chí kết hôn với người Khmer nhưng họ vẫn không hòa nhập với xã hội Khmer vì vẫn giữ bản sắc của mình. Bản thân người Khmer cũng không nghĩ người Việt Nam là một phần trong xã hội của họ, trái lại họ luôn nghĩ người Việt là người nước ngoài tại Campuchia cho dù người Việt có ở Campuchia lâu thế nào đi chăng nữa.

Thực trạng đời sống dân trí của người Việt ở Campuchia tồn tại 02 vấn đề: Đối với bà con sinh sống trên sông nước thì co cụm, không biết tiếng Campuchia, sinh hoạt văn hóa nghèo nàn. Đối với bà con trên bờ, tiếp xúc để làm ăn thì biết tiếng Khmer nhưng con cái họ không biết tiếng Việt. Mặt khác, do lối sống như trên nên đa phần bà con mang tính tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc, ý thức tôn trọng pháp luật cũng như tập tục của người

Campuchiakhông có, một số người còn có tư tưởng coi thường người Campuchia nên khả năng hội nhập rất thấp, thậm chí không muốn hội nhập.

Do đó, việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con sẽ giúp cho các chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần hơn được với bà con, phản ánh được những khó khăn mà bà con đang phải đối mặt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước cũng như thực trạng quan hệ hai nước Việt Nam – Campuchia. Để tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác người Việt Nam ở Campuchia, thông qua các bản báo cáo và những buổi tiếp xúc trực tiếp với bà con người Việt ở Campuchia, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài đã tổng hợp những nguyện vọng chủ yếu của bà con, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau:

(i) Đề nghị Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện để ổn định cuộc sống, có phương án hỗ trợ để sớm được làm các giấy tờ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý. Hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế, nâng cao đời sống, có vị thế ở nước sở tại để ổn định và phát triển.

(ii) Các gia đình gốc Việt tại khu vực Biển Hồ đã sinh sống lâu năm ở Campuchia mong được tạo điều kiện để được tái định cư, vay vốn phát triển nuôi và chế biến thủy sản.

(iii) Tăng cường hỗ trợ trong công tác dạy tiếng Việt, xây dựng, sửa chữa trường lớp, bổ sung đội ngũ giáo viên, hỗ trợ trả lương cho giáo viên, có bộ sách giáo khoa chuẩn dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho các em. Do cộng đồng đa phần nghèo, việc cho con em đi học phải dựa vào hỗ trợ trong nước là chính, trong khi sự hỗ trợ từ trong nước mới đáp ứng được một phần nhu cầu của cộng đồng.

(iv) Đáp ứng nhu cầu về thông tin văn hóa, các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng.

(v) Củng cố tổ chức, hỗ trợ hoạt động của Tổng hội và các chi Hội người Campuchia gốc Việt.

3.1.2. Đề xuất của Tổng hội người Campuchia gốc Việt

Trong những năm qua, Ban chấp hành hội các cấp bước đầu đã phát huy được truyền thống, thực sự là chỗ dựa về tinh thần cho bà con, giáo dục động viên hội viên chấp hành luật pháp nhà nước, định hướng cho bà con luôn hướng về cội nguồn, về đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là trung tâm đoàn kết nội bộ, tương trợ lẫn nhau. Có thể nói, hiện nay, vai trò của Tổng hội là rất lớn, là cầu nối giữa cộng đồng người Việt tại Campuchia với các cơ quan hữu quan trong nước. Do vậy, lắng nghe những đề xuất của Tổng hội đối với vấn đề người Việt ở Campuchia là một việc làm có ý nghĩa và quan trọng vì hơn ai hết họ là những người hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của bà con. Thông qua các bản báo cáo của Tổng hội về các cơ quan chức năng trong nước, có một số đề xuất đáng lưu ý sau:

(i)Ở cấp lãnh đạo và các cơ quan chức năng: Tổng hội khuyến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng tiếp tục đàm phán với các cơ quan chức năng của Campuchia để giải quyết các vấn đề địa vị pháp lý cho người Việt ở Campuchia, hỗ trợ tiền đóng thuế thường trú 06 năm, thủ tục và chi phí nhập tịch Khmer, tạo điều kiện cho bà con trong việc xin cấp các lại giấy tờ tùy thân, giao dịch làm ăn, đi lại, học tập được dễ dàng.

(ii) Đối với phía Campuchia: Đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ, các tổng cục thuộc Bộ Nội vụ Campuchia như Tổng cục Công an, Tổng cục Nhập cư…của Campuchia có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới về việc thống kê người nước ngoài thuộc diện nhập cư, tránh tình trạng cấp dưới vòi tiền bà con.

(iii) Các lĩnh vực cụ thể cần có hướng hỗ trợ, đầu tư lâu dài cho bà con + Hỗ trợ bà con về mặt pháp lý: Có thể thông qua doanh nghiệp, hội đoàn bí mật hỗ trợ bà con. Quan tâm đến bà con cộng đồng người Việt ở Campuchia nhiều hơn trong thời kỳ chính trị Campuchia còn ổn định (sau bầu

cử Quốc hội 2018, tình hình tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường) để bà con có giấy tờ hợp pháp. Đối với số bà con đã có giấy tờ hợp pháp thì đề nghị chính phủ Campuchia công nhận luôn là người có quốc tịch Khmer.

+ Hỗ trợ kinh phí mua mặt bằng, xây dựng cơ sở sinh hoạt động đồng, trường học tại các tỉnh/thành Campuchia.

+ Hỗ trợ mua mặt bằng, xây dựng nhà cửa cho bà con đặc biệt là bà con sống trên Biển Hồ, bà con nghèo phải đi thuê đất, thuê nhà để ở, tạo sự an cư cho bà con, hạn chế tình trạng mỗi khi tình hình chính trị Campuchia biến động, bà con lại kéo nhau trở về nước.

+ Có chủ trương cấp học bổng hàng năm cho con em người Việt ở Campuchia đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại Campuchia về nước học tập. Đây là nguồn nhân lực của cộng đồng người Việt ở Campuchia sau này, góp phần giúp cộng đồng có nghề nghiệp và nâng cao vị thế của mình.

(iv) Làm tốt công tác chính sách thông qua việc quan tâm chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho thân nhân, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đối với các cá nhân và các hộ gia đình Việt kiều đã tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và có công với cách mạng. Quản lý tập trung các nguồn tài trợ an sinh - xã hội cho bà con ở Campuchia có đơn vị đứng ra phụ trách vấn đề này, bởi vì:

+ Nguồn tài trợ không được phân chia đồng đều cho tất cả bà con nghèo, tập trung quá nhiều vào một vài địa điểm, trong khi còn rất đông bà con không nhận được sự hỗ trợ nào.

+ Xảy ra tình trạng một số người lợi dụng việc vận động hỗ trợ bà con nghèo ở Campuchia để phục vụ lợi ích cá nhân. Số tiền đến tay bà con ít trong khi chi phí đi lại từ thiện thì tốn kém.

(v) Có kế hoạch củng cố đội ngũ cán bộ Hội người Việt Nam tại các địa phương, thay tên gọi “Hội Việt kiều” hoặc “Hội người Việt Nam tại Campuchia” thành tên gọi “Hội Khmer-Việt Nam” trên toàn quốc. Có hướng

hỗ trợ cho hoạt động của Tổng hội vì đây là tổ chức có thể nắm bắt mọi tình hình của bà con; là nơi tập hợp bà con, có thể tuyên truyền, vận động bà con đồng thời là trung gian để các cơ quan chức năng trong nước nắm bắt tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người việt ở campuchia thực trạng và gợi ý chính sách đối với việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)