Kết cấu nhân vật đa phiến và cảm giác xác thực về sự tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của haruki murakami (Trang 63 - 72)

5. Cấu trúc:

3.2. Kết cấu nhân vật dấn thân tìm kiếm cái tôi đích thực

3.2.1. Kết cấu nhân vật đa phiến và cảm giác xác thực về sự tồn tại

Haruki Murakami đã bình thường hoá những điều kì lạ, xoá bỏ khoảng cách giữa không gian thực tại và tưởng tượng, ông cho phép nhân vật của mình có thể cùng một lúc sống ở nhiều thế giới khác nhau. Nhân vật Okada Toru trong Biên niên kí chim vặn dây cót đã có mặt ở hai nơi khác nhau trong cùng một thời điểm. Okada đã xuống chiếc giếng cạn sau khi nghe câu chuyện về phần đời quá khứ của Mamiya trong những năm tháng ông tham gia vào được đệ nhị thế chiến, anh khước từ tính chân xác của cái thực tại này để chấp nhận thực tại kia như một sứ mệnh, đó là điều đã đến với Toru Okada sau khi anh trải nghiệm đến đáy của sự hư vô lúc ở trong giếng cạn. Rõ ràng, Toru Okada đang dấn thân vào thế giới của hình sắc và tạp niệm, nơi ấy, anh tìm thấy được cái “ngã” khác của chính mình. Cái “ngã” ấy ru ngủ anh, nó làm cho anh trở nên yếu đuối và sợ sệt. Nhưng chính vào lúc mà thể lực cũng như ý chí anh lu mờ nhất, con người đích thực trong anh đã sống dậy.

Trong Người tình sputnik nhân vật tôi trăn trở: dù rất yêu Sumire nhưng đành phải bất lực trước tình cảm của mình vì cô không hề có khát khao tình dục với anh. Với “tôi”, đó là nỗi bất hạnh tột cùng. Thế nhưng, hàng ngày anh vẫn phải sống và làm công việc của mình, trải qua một vài mối tình thoảng qua. Nghĩa là anh

đã phải sống với cái tôi mình không mong muốn nhưng phải chọn lựa theo như lời anh nói sau cuộc tìm kiếm Sumire vô vọng ở Hi Lạp. Ngày mai tôi sẽ bay về Tokyo. Kì nghỉ hè sắp hết và tôi lại bước vào dòng chảy bất tận. Chỗ của tôi là ở đó. Căn hộ của tôi ở đó, bàn làm việc của tôi, lớp của tôi, học sinh của tôi. Những ngày tháng lặng lẽ đang chờ tôi, những cuốn sách để đọc. Mối tình thoảng qua. Nhưng ngày mai tôi sẽ là một con người khác, không bao giờ trở lại như cũ được nữa. Sẽ không ai nhận thấy điều đó khi tôi trở về Nhật Bản…Đây là ngày cuối cùng dành cho cái người đang là tôi bây giờ. Hoàng hôn cuối cùng. Khi bình minh lên, cái tôi bây giờ sẽ không còn ở đây nữa. Một người khác sẽ nhập vào thân xác này. Vậy là, cái tôi đầy đam mê của anh luôn dõi theo Sumire đã thực sự chết, dù không muốn anh cũng phải lựa chọn cái bản ngã nhàm chán kia.

Như vậy, có thể thấy trong Người tình Sputnik, Haruki Murakami đã xây dựng kiểu con người đa ngã và các bản ngã trong cùng một con người ấy phải đấu tranh với nhau để chọn ra cái nào phù hợp nhất để tồn tại. Nếu chọn sai họ phải chịu sự cô đơn khủng khiếp- cô đơn như những vệ tinh Sputnik đơn độc ở ngoài không gian.

Có lẽ những suy tư của “tôi” trong ngày cuối cùng ở Hi Lạp phần nào đã soi thấu ý nghĩa của tác phẩm. Vì sao mọi người cứ phải cô đơn như thế này? Mục đích của nó là gì? Hàng triệu con người trên thế giới này đều đang mong mỏi khát khao, đang tìm kiếm những người khác để thoã mãn mình nhưng lại tự cô lập họ. Vì sao? Có phải Trái đất sinh ra chỉ để nuôi dưỡng sự cô đơn của con người? Phải chăng cô đơn là cảm thức thường trực của con người trước thực tại? Chính vì cô đơn nên con người luôn khát khao đi tìm bản ngã đích thực của mình. Thế nhưng, trong cuộc đời này, có phải bao giờ ta cũng chọn được cái bản ngã ấy đâu. Cho nên, Người tình Sputnik chính là cuộc tìm kiếm vô vọng của con người ý nghĩa của cuộc sống. Có những người đã chọn sai như tôi và Miu nhưng có người người vẫn tiếp tục tìm kiếm như Sumire - là ở một thế giới khác. Có thể nói, miêu tả con người trong cuộc tìm kiếm bản ngã không là điều mới mẻ trong văn học. Đọc Linh Sơn của Cao Hành Kiện hay bất kì một tiểu thuyết nào của Haruki Murakami, người đọc đều phải vật lộn trong hành trình tìm kiếm đó cùng nhân vật. Trong Kitchen, Banana kể câu

chuyện về một người đàn ông goá vợ, ông ta đã cải giới thành phụ nữ để làm mẹ chăm sóc con trai mình. Sự lựa chọn ấy thật nghiệt ngã song đầy tính nhân văn hiện đại. Nhưng có thể nói chưa bao giờ có cuộc tìm kiếm nào lại được miêu tả ám ảnh như trong Người tình Sputnik với sự tách đôi của Miu và mái tóc bạc trắng chỉ sau một đêm khi Miu 25 tuổi.

Câu chuyện về cuộc đời Miu, chủ yếu là sự kiện cô bị kẹt trên xích đu và chứng kiến cảnh cái tôi khác của mình đang làm tình với Ferdinando khiến mái tóc của chị bạc trắng và mất hết cảm xúc yêu thương nhục thể đã được kể bằng thủ pháp cắt dán, phân mảnh, truyện lồng truyện. Miu đã kể cho Sumire nghe và đến lượt “tôi” lại được biết về câu chuyện đó qua tài liệu số 2 mà Sumire đã viết và lưu trong máy tính trước khi biến mất. Nếu mới đọc qua, ta thấy cách kể chuyện kiểu này không mới. Trước Haruki Murakami, đã có nhiều người sử dụng thủ pháp này. Một câu chuyện được kể bằng bảy người khác nhau trong truyện ngắn Trong rừng trúc Akutagawa. Câu chuyện trong Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov được ráp nối từ các phần khác nhau từ hai thời điểm và hai không gian. Còn Từ điển Khazars của Milorad Pavic là câu chuyện về đế quốc Khazars được kể dưới hình thức những chú giải cho một cuốn trừ điển từ ba tôn giáo khác nhau, diễn ra ở ba thời điểm khác nhau. Tuy vậy, đọc xong Trong rừng trúc, người đọc không thể hình dung được ai đích thực là thủ phạm giết người. Muốn biết diễn biến câu chuyện trong Nghệ nhân và Margarita, người đọc phải ráp các phần câu chuyện với nhau. Còn muốn nắm bắt câu chuyện trong Từ điển Khazars, người đọc có thể đọc từ đầu đến cuối, đọc theo chú giải của từng tôn giáo hay vừa đọc vừa so sánh các chú giải của các tôn giáo với nhau. Các tác phẩm kể trên đều có sử dụng thủ pháp cắt dán, phân mảnh song câu chuyện được kể có sự thay đổi giữa các phần, mảnh. Riêng trong Người tình Sputnik, câu chuyện về cuộc đời Miu được “bảo lưu nguyên khối” từ người nghe trực tiếp là Sumire và người đọc gián tiếp là “tôi”. Sumire đã ghi lại lời Miu theo điểm nhìn của Miu. Bằng cách kể như vậy, Haruki Murakami đã giữ được tính tương đồng khách thể của câu chuyện. Vì vậy, cảm xúc của các nhân vật về câu chuyện, xét ở một điểm nào đó là giống nhau. Trải nghiệm khủng khiếp của

Miu không chỉ khiến tóc chị bạc trắng, mất hết cảm xúc mà còn khiến Sumire, “tôi” thấy được sự trống rỗng vô nghĩa tột cùng của cuộc sống. Mái tóc bạc trắng của chị khiến tôi không khỏi không nghĩ đến màu sắc của những bộ xương người bị thời gian làm cho trắng hếu. Tôi lặng người đi một lúc. Những ai đã đọc Người tình Sputnik, chắc chắn cũng cảm nhận như vậy. Không chỉ kể câu chuyện ám ảnh về thân phận con người trong cuộc lựa chọn sinh tử cái bản ngã nào phù hợp với mình.

Thế giới này vốn hỗn mang, con người có nhiều bản thể. Điều quan trọng là ta phải lựa chọn bản thể nào trong số đó. Thông điệp giản dị nhưng cách biểu đạt ảm ảnh. Chính vì vậy, Người tình Sputnik đã diễn tả được tinh tế cảm thức của thời đại con người không tin vào đại tự sự nữa và họ đi tìm những mảnh vỡ của chính mình. Mỗi mảnh vỡ ấy chính là một phần trong cái tôi đa ngã của họ.

Trong tác phẩm của Murakami, các nhân vật kiếm tìm cảm giác xác thực về tồn tại. Tôi đang sống đây, trên mặt đất này giữa những người đồng loại của tôi nhưng có thực sự tôi đang tồn tại? Các nhân vật của Haruki Murakami đã luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi như thế. Không phải đến Biên niên ký chim vặn dây cót hay đặc biệt là trong Rừng Nauy, câu hỏi này đã vang vọng và để lại những ám ảnh sâu sắc trong tâm trí độc giả. Một Nagasawa hay Toru xác nhận sự hiện diện của chính mình bằng những cuộc tình chớp nhoáng và việc quan hệ với rất nhiều cô gái; một Reiko với cuộc tìm kiếm để xác nhận những vấn đề về giới tính; Kizuki, chị gái của Naoko và cả chính Naoko đã xác thực sự tồn tại của họ qua những cái chết,…Tất cả họ đều rất mơ hồ về bản thể, họ mong muốn có một ai đó nói thật lớn vào mặt họ rằng anh hay chị thực sự là đang hiện hữu. Nói một cách ngắn gọn, họ đều là những con người bất bình thường. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Murakami, họ “Là những sinh linh cô độc, họ khép mình trước thế giới, tự dựng lên những hàng rào tâm lí, tự buộc mình cách ly với cộng đồng. Nhìn bên ngoài, cuộc sống của họ chẳng có gì không ổn, nhưng vẫn thiếu một cái gì đó. Nhà nghiên cứu Patricia Welch đã viết như vậy trong bài Thế giới truyện kể của Murakami (Bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng). Chính sự “thiếu một cái gì đó” này đã tạo thành những nét bất bình thường ở các nhân vật của Haruki Murakami. Họ thiếu một niềm

tin đầy đủ và chắc chắn - một xác tín - về ý nghĩa của sự tồn tại của chính mình trong tư cách một con người giữa xã hội loài người. Thiếu, thì phải tìm. Tất cả các nhân vật của Biên niên ký chim vặn dây cót đều đi tìm, mỗi người mỗi cách khác nhau , và đều tạo nên những ấn tượng bất bình thường đối với độc giả - những người luôn tin chắc vào ý nghĩa sự tồn tại của mình hoặc chẳng bao giờ đặt vấn đề về nó cả. Cảm giác xác thực về tồn tại - đó là cái đích mà các nhân vật trong Biên niên ký chim vặn dây cót đi tìm.

Cô thiếu nữ trẻ Kasahara May mới mười sáu tuổi, nhưng luôn thường trực trong mình những nghi vấn về cuộc đời, về con người mà đặc biệt là về cái chết:

Thỉnh thoảng em tự hỏi chết dần từng tí một suốt một thời gian dài đằng đẵng thì như thế nào…Nhưng chẳng phải đời là vậy sao, hở Chim vặn dây cót? Chẳng phải tất cả chúng ta đều bị nhốt trong bóng tối ở đâu đó, người ta lấy đi hết đồ ăn nước uống của ta, thế là ta chết từ từ, chết dần chết mòn…[10; tr.133-134]. “Bị nhốt trong bóng tối ở đâu đó” hay có một vùng bóng tối nào đó luôn thường trực trong mỗi chúng ta, một cách bí ẩn mà chính ta cũng không hay biết. Có lúc nó ngủ yên, có lúc lại trỗi dậy mạnh mẽ và bắt ta phải gặm nhấm từ từ cái cảm giác khủng khiếp mà nó mang lại. Kasahara May đã luôn băn khoăn về những điều như thế. Và vì thế, cô luôn có một ham muốn: Em ước gì có con dao mổ. Em sẽ rạch chỗ này ra mà nhìn vào trong. Không phải nhìn thịt của người chết đâu…mà nhìn vào cái chết. Em tin là có cái gì đó giống như cái chết. Nó tròn tròn, nhun nhũn, giống như quả bóng mềm có cái lõi cứng bằng những sợi thần kinh chết. Em muốn lôi nó ra khỏi cơ thể người chết rồi rạch nó ra mà nhìn vào trong. Em luôn luôn tự hỏi nó giống cái gì” [10; tr.27]. Kasahara May luôn cảm thấy có một thứ gì đó bên trong cô, đang càng lúc càng lớn ra, giống như rễ cây trong chậu, khi nào đủ lớn nó sẽ xé toang cô ra thành trăm mảnh như cái chậu vỡ vậy. Cô luôn có cảm giác ấy, nhưng chưa bao giờ thấy được một cách rõ ràng nó là cái gì. Chỉ biết rằng, khi Kasahara May còn ở dưới ánh mặt trời thì nó vùi bên trong cô, còn trong bóng tối thì nó lớn nhanh đến phát sợ. Chính vì thế, cô thiếu nữ trẻ này đã nhận định: Mỗi người sinh ra trên đời này đều có một cái gì đó riêng biệt nằm ở sâu bên trong người đó. Và cái đó ấy, dù là

cái gì đi nữa, trở thành một nguồn nhiệt điều khiển mỗi con người từ bên trong

[10; tr.373]. Kasahara May muốn đến càng gần hơn càng tốt cái vật khốn nạn ấy, cô muốn dụ nó ra khỏi mình rồi đập nát nó thành từng mảnh. Nhưng thực tế là cô đã không làm được điều đó, và vì thế, cô luôn thấy thế giới có vẻ hoàn toàn trống rỗng, mọi thứ đều có vẻ giả tạo. Cái duy nhất có thực, chính là cái thứ kinh tởm đang tồn tại một cách siêu hình trong cô.

Khát khao xác thực cảm giác mình được là chính mình, làm chủ cuộc sống của mình chứ không phải là một vật ghê sợ nào khác, Kasahara May đã cố ý đẩy mọi chuyện tới những giới hạn cuối cùng của nó: Bịt mắt người bạn trai đang đèo mình khi cả hai đang đi xe máy với tốc độ cao hay bỏ mặc Toru Okada dưới đáy giếng trong sự tuyệt vọng,…Thế nhưng cô gái trẻ ấy đã thất bại, không có cái gì thoát ra như cô mong muốn, bạn trai cô đã chết và Toru Okada cũng gần như thế. Cô chạy trốn “Chim vặn dây cót”, chạy trốn ngôi nhà của chính mình để hòng tìm thấy một chút bình an trong tâm hồn. Kasahara May đã đến một nơi xa xôi, hẻo lánh và làm việc trong một công xưởng chế tạo tóc giả. Cô những tưởng rằng, tách biệt mình ra khỏi thế giới xung quanh là cách tốt nhất để mình thấy lại chính mình, nhưng cô đã sai, hoàn toàn sai. Chính tại thế giới khác biệt ấy, cô cảm thấu nỗi cô đơn, lạc lõng của số kiếp mình: đột nhiên em òa khóc…Rồi em nhận ra rằng cái bóng của em cũng đang khóc…Chính khi đó em lại sự nghĩ, biết đâu nước mắt mà cái bóng của em đang tuôn mới là thực, còn nước mắt em đang tuôn thì chỉ là cái bóng…[10; tr.693-694]. Những bức thư cho “chim vặn dây cót” là sợi dây duy nhất gắn kết Kasahara May với thế giới bên ngoài, với cộng đồng của mình. Và cũng chính từ những bức thư với cái địa chỉ người nhận rất hú họa ấy, cô thiếu nữ trẻ cảm nhận được - dẫu còn rất mơ hồ - mình đang tồn tại!

Kumiko, một cô gái yêu thích các loài sứa, và bất cứ khi nào nhìn thấy chúng, cô luôn suy nghĩ về một cái gì đó xa xăm: Cái mà ta thường thấy trước mắt mình chỉ là một phần nhỏ nhoi của thế giới mà thôi. Ta vẫn quen nghĩ: Thế giới của ta là thế này đây, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Thế giới thực nằm ở một nơi tối và sâu hơn thế này nhiều [10; tr.265]. Hồ nghi về thế giới mà cô đang hiện diện, nhìn

tất cả mọi thứ với ánh mắt xa lạ, ngay cả với chính người chồng của mình; Kumiko đã bỏ nhà ra đi. Cô không tìm được một lí do hợp lí nào cho sự có mặt của mình giữa chốn nhân gian này, cô luôn cảm thấy mình như một kẻ rỗng tuếch, vô nghĩa, không chút giá trị gì. Kumiko căm thù tất cả những cái gì đã làm cho cô trở nên như vậy và Em muốn biết chính xác nó là cái gì. Em phải biết chính xác nó là cái gì. Em phải tìm cho ra cỗi rễ của nó, phán xử và trừng phạt nó [10; tr.322].

Kasahara May nghi ngờ về sự xác thực của bản thể mình, cô kiếm tìm nó, tuyệt vọng và chạy trốn nó; Kumiko cũng vậy, nàng không lừa dối Toru Okada, không phải nàng bỏ đi vì một người đàn ông khác như cái lí do mà nàng đã viện ra trong lá thư gửi cho chồng mình. Chẳng qua, Kumiko ra đi kiếm tìm một cái gì đó, cái mà cô không thể mô tả bằng lời lẽ cụ thể, cũng chẳng biết nó có phải là một cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của haruki murakami (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)