Phần 2 Tổng quan
2.9. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sức đẻ trứng của gia cầm
Nguyễn Thị Mai (2001) cho biết, các mức năng lƣợng khác nhau trong thức ăn cũng ảnh hƣởng đến HQSDTA với P<0,05. Tác giả cho biết cùng hàm lƣợng protein, khi tăng mức năng lƣợng trong 1kg thức ăn từ 2900 đến 3200 kcal đã làm tăng HQSDTA. Nói cách khác đã làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng cơ thể gà broiler ở 7 tuần tuổi từ 2,41 xuống 2,15 kg.
Nhìn chung, HQSDTA là chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả trong chăn nuôi. Do vậy, để nâng cao HQSDTA cần cho gia cầm ăn theo nhu cầu và phù hợp với đặc điểm sinh lý ở mỗi giai đoạn khác nhau.
2.9. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỨC ĐẺ TRỨNG CỦA GIA CẦM CẦM
Sức đẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố ảnh hƣởng đến sức đẻ trứng ở mức độ nhất định. Một số yếu tố chính ảnh hƣởng đến sức đẻ trứng của gia cầm nhƣ các yếu tố di truyền cá thể, giống dòng gia cầm, tuổi, chế độ dinh dƣỡng, điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).
Các yếu tố di truyền cá thể
Sức đẻ trứng: là một tính trạng số lƣợng có lợi ích kinh tế quan trọng của gia cầm đối với con ngƣời. Có 5 yếu tố di truyền ảnh hƣởng đến sức đẻ trứng của gia cầm: tuổi thành thục sinh dục, cƣờng độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng
Tuổi thành thục sinh dục là một yếu tố năng suất trứng và có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn, tuy nhiên cần phải chú ý đến khối lƣợng cơ thể. Tuổi bắt đầu đẻ và kích thƣớc cơ thể có tƣơng quan nghịch. Chọn lọc theo hƣớng tăng khối lƣợng trứng sẽ làm tăng khối lƣợng cơ thể gà và làm tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể đƣợc xác định thông qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Tuổi
thành thục của một nhóm hay một đàn gia cầm đƣợc xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998).
Thể trạng và độ dài ngày chiếu sáng ảnh hƣởng đến khả năng thành thục sinh dục, những gà thuộc giống có tầm vóc nhỏ thì phần lớn bắt đầu đẻ trứng sớm hơn những giống gà có tầm vóc lớn.
Ngoài ra, tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, thời gian nở ra trong năm… Gà hƣớng trứng tuổi thành thục sớm hơn gà hƣớng thịt. Thời gian gà đẻ mạnh là vào những ngày ngắn của thu đông, điều đó cũng nói lên rằng thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hƣởng đến tuổi thành thục sinh dục.
Cƣờng độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Theo Card L.E (1968) và Nesheim (1970) cho rằng, cƣờng độ đẻ trứng thƣờng đƣợc xác định theo khoảng thời gian 30 – 60 ngày và 100 ngày. Các tác giả này còn cho biết, đối với các giống gà chuyên trứng cao sản thƣờng có cƣờng độ đẻ trứng lớn nhất vào tháng thứ hai và ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ. Nguyễn Mạnh Hùng và Cs (1994) cùng nhiều tác giả khác cho biết, có sự tƣơng quan rất chặt chẽ giữa cƣờng độ đẻ trứng của 3 – 4 tháng đầu tiên với sức đẻ trứng cả năm. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng dùng cƣờng độ đẻ trứng ở 3 – 4 tháng tuổi đầu tiên để dự đoán sức đẻ trứng của gia cầm mà ghép đôi và chọn lọc giống. Cƣờng độ đẻ trứng còn liên quan mật thiết với thời gian hình thành trứng và chu kỳ đẻ trứng.
Thời gian nghỉ đẻ: Ở gà, thƣờng có hiện tƣợng nghỉ đẻ trong một thời gian, có thể kéo dài trong năm đầu đẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí kéo dài 1 – 2 tháng. Thời gian nghỉ đẻ thƣờng vào mùa đông, nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng trứng cả năm. Gia cầm thƣờng thay lông vào mùa đông nên thời gian này gà nghỉ đẻ. Trong điều kiện bình thƣờng, lúc thay lông đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh giá gà đẻ tốt hay xấu. Những đàn gà thay lông sớm, thời gian bắt đầu thay lông từ tháng 6 – 7 và quá trình thay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 – 4 tháng là những đàn gà đẻ kém. Ngƣợc lại, có những đàn gà thay lông muộn, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10 – 11, quá trình thay lông diễn ra nhanh là đàn gà đẻ tốt. Đặc biệt ở một số đàn gà cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 – 5 tuần và lại đẻ ngay khi chƣa hình thành xong bộ lông mới. Có con gà đẻ ngay trong thời kỳ thay lông.
quan đến thời vụ nở của gia cầm con. Tùy thuộc vào thời gian nở mà sự bắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ trứng sinh học có thẻ xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm. Thƣờng ở gà, chu kỳ này kéo dài một năm; ở gà tây, vịt, ngỗng chu kỳ này ngắn hơn và theo mùa. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tƣơng quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng. Giữa tuổi thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tƣơng quan nghịch rõ rệt.
Tính ấp bóng hay bản năng đòi ấp trứng: Đây là phản xạ không điều kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong tự nhiên, tính ấp bóng giúp gia cầm duy trì nòi giống. Bản năng đòi ấp rất khác giữa các giống và các dòng. Các dòng nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng đòi ấp thấp hơn các dòng nặng cân. Gà Leghorn và gà Goldline hầu nhƣ không còn bản năng đòi ấp. Bản năng đòi ấp là một đặc điểm di truyền của gia cầm, nó là một phản xạ nhằm hoàn thiện quá trình sinh sản. Song với thành công trong lĩnh vực ấp trứng nhân tạo, để nâng cao sản lƣợng trứng của gia cầm cần rút ngắn và làm mất hoàn toàn bản năng ấp trứng. Bởi vì bản năng ấp trứng là một yếu tố ảnh hƣởng đến sức bền đẻ trứng và sức đẻ trứng.
Các yếu tố di truyền cá thể phụ thuộc vào các gen khác nhau và ảnh hƣởng ở mức độ khác nhau đến sức đẻ trứng. Muốn nâng cao sức đẻ trứng qua một số ít thế hệ phải bắt đầu chọn lọc trên cả 5 yếu tố nói trên.
+ Giống, dòng gia cầm: Các giống khác nhau ở khả năng đẻ trứng. Các
giống gà đƣợc chọn lọc theo hƣớng chuyên trứng thƣờng có sản lƣợng trứng cao hơn các giống gà kiêm dụng và các giống gà chuyên thịt, các giống gà nội thƣờng có sản lƣợng trứng thấp hơn so với các giống gà nhập ngoại.
+ Tuổi gia cầm: Sản lƣợng trứng của gà giảm dần theo tuổi, thƣờng thì
sản lƣợng năm thứ hai giảm 15 – 20% so với năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và Cs, 2009). Một số loại gia cầm nhƣ vịt và ngỗng thì sản lƣợng trứng năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất.
+ Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các
chất dinh dƣỡng theo nhu cầu, cân bằng giữa năng lƣợng và protein, cân bằng các axit amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin. Các loại thức ăn hỗn hợp đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dƣỡng nhƣng bảo quản không tốt cũng sẽ không phát huy đƣợc tác dụng trong chăn nuôi gia cầm (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009).
+ Điều kiện ngoại cảnh: Các yếu tố ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùa vụ ảnh hƣởng rất lớn tới sức đẻ trứng của gia cầm. Nhiệt độ môi trƣờng cao làm giảm lƣợng thức ăn thu nhận, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn từ đó làm giảm năng suất trứng và chất lƣợng trứng (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009). Vỏ trứng mỏng hơn bình thƣờng nếu kết hợp với dinh dƣỡng không hợp lý thì gia cầm đẻ trứng không có vỏ.
Liên quan chặt chẽ với nhiệt độ là độ ẩm không khí của chuông nuôi. Độ ẩm thích hợp từ 65- 70%. Độ ẩm thấp sẽ làm lƣợng bụi trong chuồng nuôi tăng lên, đây là một tác nhân gây bệnh đƣờng hô hấp. Ngƣợc lại độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, nhất là các bệnh đƣờng tiêu hóa. Độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao sẽ gây stress nóng ẩm rất bất lợi với gia cầm, làm giảm khả năng đẻ trứng, chất lƣợng trứng và giảm hiệu quả chăn nuôi.
Chế độ chiếu sáng rất quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Khi sử dụng chế độ chiếu sáng trong chuồng nuôi gà, không chỉ đảm bảo thời gian và cƣờng độ chiếu sáng mà còn phải chú ý đến màu sắc của ánh sáng. Nếu muốn kích thích gà ăn nhiều, hoạt động tìm ổ đẻ hiệu quả, tránh đẻ rơi trứng trên sàn đối với gà đẻ thì nên sử dụng ánh sáng trắng lạnh với nhiều màu xanh. Cần tăng cƣờng ánh sáng đỏ đối với gà mái đẻ nhất là giai đoạn chuẩn bị vào đẻ (giai đoạn tiền đẻ trứng). Yêu cầu của gà đẻ về thời gian chiếu sáng là từ 12 – 16 giờ/ngày, cƣờng độ chiếu sáng 10,8 lux đủ cho năng suất trứng cao nhất. Trong chăn nuôi gà đẻ, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để chiếu sáng cho gà với cƣờng độ chiếu sáng từ 3 – 3,5 W/m2 (Ron Meijerhof, 2006).