Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta dành được thắng lợi vẻ vang (tháng 5- 1954) miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời sống dưới chế độ thực dân mới của Mỹ. Cách mạng cả nước vẫn tiếp tục tiến lên và tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hai nhiệm vụ chiến lược của hai miền có tính chất khác nhau nhưng chung một mục tiêu lớn: giải phóng miền
Đứng trước những nhiệm vụ hết sức trọng đại đó của cách mạng Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng, cơng tác giáo dục - đào tạo cán bộ cho các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, TDTT... trở nên rất cấp thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đào tạo cán bộ để xây dựng nước nhà, giữ gìn sức khoẻ nhân dân, phát triển thuần phong mỹ tục" [36, tr.341].
Đối với sự nghiệp phát triển TDTT vì sức khoẻ nhân dân, đáp ứng với cơng cuộc xây dựng miền Bắc vững mạnh, đấu tranh giải phóng miền Nam được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm.
Nhưng nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện sự nghiệp phát triển TDTT miền Bắc nước ta lúc ấy rất thiếu và yếu kém. Số huấn luyện viên TDTT do Pháp đào tạo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 được giữ lại cộng với số cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên được chế độ mới đào tạo sau cách mạng tháng tám chỉ có vài trăm người, hầu hết trình độ sơ cấp TDTT, khơng thể đáp ứng nhiệm vụ phát triển TDTT cách mạng trong giai đoạn mới. Do sự đòi hỏi bức xúc về nguồn nhân lực thể thao, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mở trường trung cấp thể dục thể thao Trung ương vào tháng 9 năm 1959. Trường này nhằm đào tạo nguồn nhân lực thể thao có trình độ trung cấp, chưa từng có ở nước ta kể cả các thời kỳ Pháp mở các trường lớp TDTT tồn Đơng Dương.
Trường Trung cấp thể dục thể thao Trung ương được xây dựng trên một khu đất rộng 19 ha (nay được mở rộng tới gần 30 ha), vốn là rừng sặt thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20km. Nơi đây quang cảnh đẹp, thoáng mát, đường giao thông thuận lợi.
Cơ cấu của nhà trường khi mới thành lập bao gồm Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phịng Tổ chức, Phịng Hành chính Quản trị và 9 bộ mơn: Thể dục, Điền kinh, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Chính trị, Lý luận, Y sinh, Ngoại ngữ.
Cơ sở vật chất ban đầu gồm các sân tập, giảng đường, dụng cụ tập luyện cho từng mơn. Các phịng làm việc, ký túc xá sinh viên, nhà ăn tập thể đầy đủ song hầu hết là vách đất, mái lá. Riêng nhà làm việc của Ban giám hiệu, hội trường lớn được xây bằng vơi gạch mái ngói.
Đội ngũ cán bộ nhân viên, giáo viên của nhà trường thời kỳ đầu trường mới thành lập chưa tới 50 người, trong đó chỉ có 20 giáo viên. Số giáo viên trợ lý chuyên môn TDTT chỉ mới đạt trình độ sơ cấp, các giáo viên y sinh học, ngoại ngữ đã tốt nghiệp đại học. Nhà trường phải mời 5 chuyên gia Liên Xô sang giảng dạy một số môn thực hành cần thiết.
Nhà trường tuyển sinh đào tạo khoá đầu tiên được hơn 300 học sinh tốt nghiệp cấp II (tương đương trung học cơ sở hiện nay) và một số ít tốt nghiệp cấp III (tương đương trung học phổ thông hiện nay). Học sinh nữ chiếm xấp xỉ 1/3, một số ít học sinh người dân tộc Thái, Tày, 5 học sinh người Việt gốc Hoa trong đó có 3 nữ sinh. Từ khố II trở đi nhà trường tuyển sinh đông hơn.
Một vinh dự lớn cho nhà trường, đó là vào sáng ngày 14 tháng 12 năm 1961, Bác Hồ đã đến thăm Nhà trường. Người căn dặn lãnh đạo Nhà trường phải tổ chức dạy và học cho tốt, chú ý con em các dân tộc và học sinh gái. Nói chuyện trên hội trường lớn, Người dạy học sinh rằng: "Các cháu học thể dục thể thao ở đây để làm người cán bộ phục vụ đắc lực nhân dân, đem hiểu biết của mình ra hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ đầy lùi bệnh tật" [59, tr.106]. Bác Hồ còn hỏi học sinh: "Các cháu có muốn Bác về thăm trường luôn không ?" Học sinh trả lời: "Thưa Bác chúng cháu
muốn Bác về thăm trường ln ạ". Bác rất vui: "Vậy thì các cháu phải ra sức thi đua học tốt, phục vụ tốt, báo cáo cho Bác biết, Bác sẽ về thăm trường" [59, tr.107]. Thực tế đó là sự quan tâm lớn của Bác Hồ về công tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao có chất lượng của Trường trung cấp thể dục thể thao Trung ương.
Nhờ có được sự vinh dự to lớn đó và làm theo lời căn dặn, dạy bảo của Bác Hồ, lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và học sinh tồn trường từ đó dấy lên
phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt. Công tác giáo dục - đào tạo của nhà trường phát triển mạnh, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho việc dạy và học ngày càng được tăng cường, đời sống ăn ở của học sinh khá hơn.
Tháng 1 năm 1964, Trường trung cấp Thể dục Thể thao Trung ương được Chính phủ cho đổi tên thành trường Cán bộ Thể dục thể thao Trung ương, đảm đương nhiệm vụ lớn hơn: Tiếp tục đào tạo cán bộ TDTT trình độ trung cấp, xúc tiến đào tạo cán bộ TDTT trình độ đại học chính quy, đại học chuyên tu, dự bị đại học, mở hệ văn hoá thể thao. Cơ cấu của Nhà trường cũng được tăng cường: thiết lập thêm Phòng tuyên huấn, Bộ môn võ, Bóng bàn, Thể thao quốc phòng. Đội ngũ giáo viên được bổ sung nhiều hơn, lưu học sinh đại học TDTT ở các nước Trung Quốc, Liên Xô tốt nghiệp về trường làm giảng viên có tới 10 người. Nhà trường mời thêm chuyên gia Trung Quốc và chuyên gia Liên Xô sang dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Giữa năm 1964 Nhà trường vinh dự được đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm. Thủ tướng nhắc nhở lãnh đạo nhà trường quan tâm công tác giáo dục đào tạo có kết quả tốt hơn. Thủ tướng động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tích cực trong cơng tác, giảng dạy và học tập đưa nhà trường tiến lên hơn nữa.
Cuối năm 1964, Nhà trường vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm. Đại tướng thăm hỏi các điều kiện công tác, giảng dạy, học tập của nhà trường. Đại tướng mong rằng nhà trường cần có những nỗ lực trong giáo dục đào tạo, sẵn sàng đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Nhà trường nhiều lần có vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ đến thăm và chỉ đạo hoạt động. Trong thời kỳ đất nước có chiến tranh (1964 - 1975) Trường cán bộ Thể dục Thể thao Trung ương đi sơ tán lên các vùng Tân Yên, Hiệp Hoà (Bắc Giang), mặc dù điều kiện, phương tiện rất thiếu thốn, khó khăn, nơi ăn chốn ở của cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên phải dựa vào dân, sân bãi, dụng cụ quá eo
hẹp và thô sơ, giảng đường lên lớp chỉ là những cái lán cột tre mái lá... Thế nhưng nhà trường vẫn tiến hành đào tạo, khơng chững lại, chương trình, nội dung các mơn học về cơ bản vẫn đảm bảo, mỗi năm cho ra trường hàng trăm học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Trong 10 năm (1965-1975), nhà trường cung cấp một lực lượng cán bộ TDTT đáng kể, gần 5000 người có trình độ đại học và trung cấp TDTT cho sự nghiệp TDTT đất nước, góp phần vào cuộc chống Mỹ của nhân dân ta đi tới thắng lợi.
Từ sau ngày miền Nam được giải phóng năm 1975, non sông thu về một mối, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Trường Cán bộ Thể dục Thể thao Trung ương bước sang một giai đoạn mới. Trường không chỉ đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho cả nước mà còn phân phối một bộ phận cán bộ, giảng viênvà sinh viên tốt nghiệp đảm nhiệm công tác giáo dục - đào tạo cho hai trường vừa được chính phủ ra quyết định thành lập đó là trường Trung cấp Thể dục thể thao Trung ương II (nay là trường Đại học Thể dục thể thao II Thành phố Hồ Chí Minh) và trường Trung cấp Thể dục thể thao Trung ương III (nay là trường Đại học thể dục thể thao III, thành phố Đà Nẵng). Trường Đại học TDTT còn cung cấp các phương tiện, dụng cụ và tài liệu, giáo trình TDTT cho hai trường đó.
Ngày 22 tháng 5 năm 1981 Trường Cán bộ thể dục thể thao Trung ương được Chính phủ ra quyết định nâng lên thành Trường Đại học Thể dục thể thao Trung ương I. Sau đó, ngày 28 tháng 11 năm 1992, Nghị định số 11/CP của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Trường Đại học Thể dục thể thao Trung ương thành Trường Đại học Thể dục thể thao I.
Trường Cán bộ Thể dục thể thao Trung ương - Thành phố Hồ Chí Minh được nâng lên thành Trường Đại học Thể dục thể thao II. Còn Trường Cao đẳng thể dục thể thao - Thành phố Đà Nẵng năm 2006 được Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định nâng lên thành Trường Đại học Thể dục Thể thao Trung ương III.
Kể từ ngày được nâng lên thành trường đại học, Trường Đại học Thể dục Thể thao I bắt đầu bước vào một thời kỳ thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của một trường Đại học. Đó là giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học đúng nghĩa của nó. Trường có 7 khoa: Khoa Khoa học xã hội, Khoa Khoa học tự nhiên, Khoa Điền kinh, Khoa Thể dục, Khoa Các mơn bóng, Khoa Bơi lội, Khoa Thể thao quốc phịng và có 5 phịng chức năng. Cán bộ, giáo viên nhà trường được tăng cường, nhất là đội ngũ giảng viên có tới gần 100 người trong đó có các Tiến sỹ và Phó giáo sư.
Trên đà phát triển, cơ cấu của nhà trường hiện nay có quy mơ lớn hơn, nội dung phong phú hơn. Có 21 bộ mơn trong đó 18 bộ mơn chuyên ngành thực hành và lý luận TDTT, 5 khoa trong đó có 4 khoa quản lý sinh viên theo chuyên ngành đào tạo: Khoa Sư phạm thể dục thể thao, Khoa Huấn luyện thể dục thể thao, Khoa Y sinh học TDTT, Khoa Quản lý thể dục thể thao, có 5 phịng đảm trách các nhiệm vụ cụ thể đáp ứng cho công tác giáo dục - đào tạo của nhà trường.
Đội ngũ cán bộ giáo viên hiện có trên 250 người, trong đó có gần 200 giảng viên; có 1 giáo sư và 2 phó giáo sư; gần 2/3 là thạc sỹ, tiến sĩ và giảng viên chính; nhiều giảng viên đang học thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài trường, kể cả ở nước ngoài.
Sinh viên của nhà trường ngày càng đông, do chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo ngày càng tăng. Có gần 2000 sinh viên đại học chính quy, 200 sinh viên đại học hoàn thiện, 150 sinh viên đại học tại chức dài hạn đang học tại trường. Ngoài ra nhà trường còn liên kết với các tỉnh, thành phố đào tạo hàng trăm sinh viên đại học tại chức, liên kết với các trường đại học sư phạm thể dục thể thao I, đại học sư phạm thể dục thể thao II đang đào tạo gần 300 sinh viên đại học chính quy và đại học tại chức, liên kết với trường đại học thể dục thể thao Quảng Tây (Trung Quốc) đang đào tạo hai khố đại học chính quy gần 200 sinh viên.
Lực lượng vận động viên tài năng trẻ quốc gia đang được Nhà trường đào tạo với con số gần 100, gồm những môn thể thao hiện đại, thể thao olimpic.
Học viên cao học đang được nhà trường đào tạo, có 3 khố với trên 200 người theo hình thức tại chức.
Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay được tăng cường đáng kể. Trường nằm trên một khu đất cả cũ và mới mở rộng gần 70ha. Sân tập, nhà tập, nhà thi đấu, bể bơi tương đối hiện đại, có gần 100 giảng đường rộng rãi trong đó nhiều giảng đường được trang bị máy móc đáp ứng một phần cho công nghệ dạy học. Thư viện khang trang, có gần 1000 đầu sách và hàng chục tờ báo các loại. Các phịng học vi tính, ngoại ngữ và thực nghiệm y sinh học được trang bị tương đối đầy đủ máy móc, phương tiện cho việc dạy và học. Trang thiết bị cho các môn thực hành đầy đủ và đảm bảo an toan cho sinh viên học tập.
Từ ngày thành lập trường (9-1959) đến nay đã gần 50 năm, Trường Đại học Thể dục Thể thao I từng bước phát triền về nhiều mặt như: quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất, nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ các hoạt động chính trị, văn hố, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng đáp ứng cho công tác giáo dục - đào tạo. Lực lượng cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ giảng viên của nhà trường ngày càng đơng, trình độ học vị học hàm được gia tăng.
Trong mọi tình huống như thời kỳ cả nước có chiến tranh, thời kỳ bao cấp, trường sở và điều kiện đào tạo rất khó khăn và thiếu thốn, nhưng nhà trường hàng năm vẫn tuyển sinh, vẫn tiến hành tổ chức dạy và học ngày càng gia tăng. Số lượng sinh viên được đào tạo ra trường ngày càng đông.
Từ ngày đất nước đổi mới (1986) đến nay đã hơn 20 năm, Trường Đại học Thể dục thể thao I có điều kiện phát triển thuận lợi về giáo dục - đào tạo và cả cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên của trường có điều kiện đảm bảo cho việc bổ sung và nâng cao trình độ.
Gần 50 năm, Nhà trường đã đào tạo ra hàng chục nghìn nhân lực thể thao trình độ khác nhau, trong đó hơn 10 ngàn đại học chính quy, gần 2 ngàn đại học chuyên tu, khoảng 1500 đại học tại chức, 1000 đại học hoàn thiện, 10 ngàn trung cấp, 600 cao học. Số lượng các khố, các hình thức đã được đào tạo: Đại học chính quy 40 khố, đại học tại chức trong và ngoài trường 30 khố, đại học hồn thiện 11 khố. Nhà trường cũng đã liên kết với các trường Đại học Thể dục thể thao III (Đà Nẵng), Đại học Sư phạm thể dục thể thao I (Hà Tây), Đại học Sư phạm thể dục thể thao II (Thành phố Hồ Chí Minh) đào tạo được 10 khố đại học chính quy. Về cao học, nhà trường đã đào tạo được 12 khoá.
Nhà trường cũng đã đào tạo được 200 vận động viên tài năng trẻ tham gia các đội tuyển quốc gia thi đấu quốc tế dành được những tấm huy chương, mang lại niềm vinh dự cho thể thao Việt Nam, vinh dự cho Tổ quốc.
Lực lượng cán bộ, giảng viên của nhà trường đã trải qua 3 thế hệ với 300 con người góp phần đắc lực vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nhà trường. Những người đến tuổi lần lượt về hưu được thay thế bởi các cán bộ, giảng viên trẻ.
Nhà trường đã cung cấp nhiều cán bộ giảng viên làm công tác quản lý từ cấp Vụ phó đến cấp Bộ trưởng cho Uỷ ban thể dục thể thao, quản lý các trung tâm thể dục thể thao quốc gia, Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường đại học thể dục thể thao II, III.
Trong quá trình đổi mới hiện nay, Nhà trường đã bước đầu chuyển hướng đào tạo phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thực tiễn hoạt động TDTT ngoài xã hội, cụ thể là: Đa dạng hoá mục tiêu đào tạo, đa dạng hoá loại hình đào tạo (cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên, chính quy, tại chức, hồn thiện, tín chỉ, cao học, liên kết...).
Nhà trường đã xây dựng được lực lượng giảng viên hiện có là 170 người. Trong đó giảng viên các môn cơ sở, cơ bản, ngoại ngữ và lý luận
chuyên ngành 58 người, giảng viên các môn thực hành là 112 người. Tỷ lệ giảng viên nữ chiếm 1/3 tổng số giảng viên. Tỷ lệ giảng viên có trình độ trên