NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh hiện nay (Trang 31)

7. Kết cấu luận văn

1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA

TNCS Hồ Chí Minh

1.3.1. Chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên thanh niên và công tác thanh niên

1.3.1.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, có vai trò quan trọng trong công tác thanh niên, đồng thời là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật. Vì vậy, chủ trƣơng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên là yếu tố khách quan quan trọng bậc nhất tác động đến phƣơng thức hoạt động của Đoàn.

Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị nƣớc ta là “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, Nhân dân làm chủ”, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, có vai trò lãnh đạo toàn diện. Chủ trƣơng của Đảng là cơ sở để tổ chức và vận hành các thành tố trong hệ thống chính trị cũng nhƣ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi đó, chủ trƣơng, quan điểm của Đảng sẽ đƣợc thể hiện thành nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, các phƣơng diện, lĩnh vực hoạt động cụ thể của đời sống chính trị - xã hội. Do đó, không có một chủ trƣơng lãnh đạo chung chung, trừu tƣợng mà bao giờ

cũng phải gắn với một mục tiêu, đối tƣợng, không gian, thời gian cụ thể. Bên cạnh chủ trƣơng tổng quát mang tính chiến lƣợc thì sẽ có những chủ trƣơng cụ thể, gắn với một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử nhất định.

Chủ trƣơng của Đảng muốn có hiệu quả phải đƣợc đề ra trên cơ sở thực tiễn tình hình đất nƣớc, nhu cầu, nguyện vọng của đại đa số nhân dân lao động. Chủ trƣơng của Đảng có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng văn nói (bài phát biểu, diễn văn, bài nói chuyện...) hoặc dạng văn viết (văn bản). Nhƣng, để có hiệu lực thi hành và giá trị pháp lý, bao giờ chủ trƣơng, quan điểm của Đảng cũng đƣợc truyền tải dƣới dạng văn bản và triển khai trong toàn hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở.

Hiệu lực thi hành chủ trƣơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên đƣợc xác định từ chủ thể ban hành quyết định, đó chính là cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng có quyền ban hành chủ trƣơng về thanh niên và công tác thanh niên là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Trong một nhiệm kỳ Đại hội Đảng, chủ trƣơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên có thể đƣợc thể hiện qua các văn bản nhƣ nghị quyết, kế hoạch, quyết định, kế hoạch, thông tri, kết luận... do Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ban hành hoặc đƣợc thể hiện dƣới dạng bài phát biểu, bài nói chuyện, trao đổi của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng đối với thanh niên. Trong đó, các văn bản nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc; bài phát biểu của Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng tại Đại hội Đoàn toàn quốc có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức Đoàn, đối với thanh niên và công tác thanh niên. Đây cũng là phƣơng thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng đối với công tác thanh niên và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Từ năm 1986 đến nay, Đảng ta trải qua 7 kỳ đại hội. Nghị quyết Đại hội Đảng qua từng kỳ đại hội đều xác định rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác thanh niên và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Lãnh đạo bằng chủ trƣơng, nghị quyết Đại hội Đảng là phƣơng thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng đối với công tác thanh niên, từ đó cụ thể hóa qua các nội dung, phƣơng thức khác nhau để thực hiện thống nhất trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Yêu cầu về đổi mới nội dung, phƣơng thức giáo dục thế hệ trẻ; phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra đối với tổ chức Đoàn.

Từ năm 1986 đến nay, Đảng đã ban hành 04 nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên*

. Đặc biệt là, Nghị quyết 25 của BCH TW khóa X đã thể hiện rõ phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Tiếp tục phát huy chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết 25, ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 25; ngày 24/3/2015, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”; Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn ban hành 06 Nghị quyết, 06 kết luận; Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đoàn ban hành 02 nghị quyết, 07 kết luận, 01 chỉ thị, 01 thông tri; Trung ƣơng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ban hành 08 đề án; Trung ƣơng Hội Sinh viên Việt Nam ban hành 07 đề án, chƣơng trình, kết luận cụ thể hóa Nghị quyết 25 [xem Phụ lục 1,2,3].

Những chủ trƣơng của Đảng trên đây đã tác động trực tiếp đến việc xác định mục tiêu, nội dung hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, từ đó hình thành nên phƣơng thức hoạt động tƣơng ứng, phù hợp. Ngay sau khi Nghị

* Nghị quyết 8B/TW về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” đƣợc thông qua tại Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ tám, ngày 27/3/1990; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 13/3/1991 của Bộ Chính trị khóa VI về “Đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ BCH TW Đảng khóa VII năm 1993 về “Công tác thanh niên trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH TW Đảng khóa X về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

quyết 25 khóa X ban hành, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (tháng 12/2012) đã cụ thể hóa nội dung Nghị quyết thành mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, giải pháp triển khai công tác Đoàn và phong trào TTN nhiệm kỳ 2012 - 2017 và tiếp tục thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI hiện nay (2017 - 2022). Tất cả các phƣơng thức hoạt động của tổ chức Đoàn các cấp đều đƣợc tiến hành trên cơ sở sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy địa phƣơng, đơn vị; phù hợp với chủ trƣơng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, cách ngành theo từng giai đoạn.

1.3.1.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên

Nhà nƣớc và các cấp chính quyền thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng thành chính sách và pháp luật nhằm chăm lo, phát triển thanh niên, thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên. Đây là yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến phƣơng thức hoạt động của Đoàn.

QLNN đối với công tác thanh niên là một dạng quản lý xã hội tổng hợp, mang tính quyền lực nhà nƣớc đối với một đối tƣợng đặc trƣng là thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan nhà nƣớc đối với công tác thanh niên và thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát. Thông qua cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc đã huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ công tác thanh niên.

Trong nhiều năm qua, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và toàn xã hội, QLNN về công tác thanh niên đã đạt đƣợc thành tựu đáng khích lệ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành cơ chế, chính sách bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thanh niên, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tiềm năng to lớn của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Trƣớc năm 2005, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác thanh niên chƣa đƣợc đề cập trong các văn bản pháp lý, công tác thanh niên chủ yếu đƣợc giao cho tổ chức Đoàn thực hiện. Luật Thanh niên đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong QLNN về công tác thanh niên, trong đó, nội dung và trách nhiệm QLNN về công tác thanh niên bƣớc đầu đã đƣợc luật hóa. Luật Thanh niên ra đời, tổ chức triển khai vào cuộc sống có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc, tạo cơ sở cho việc thực hiện QLNN về công tác thanh niên, xác lập hành lang pháp lý bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nƣớc và xã hội.

Sau khi Luật Thanh niên đƣợc ban hành, nhiều chính sách cho thanh niên ra đời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nƣớc ta đối với việc chăm lo, bồi dƣỡng, giáo dục và phát huy thanh niên. Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/2005/CT-TTg ngày 21/3/2005 về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 về Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ƣơng Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và các chính sách khác có liên quan. Nhiều chƣơng trình, dự án dành cho thanh niên đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và đang đƣợc triển khai. Công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực tổ chức các hoạt động chăm lo cho TTN đƣợc tăng cƣờng, thu đƣợc kết quả nhất định.

Bộ máy QLNN về công tác thanh niên ngày càng đƣợc hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Trƣớc đây, Chính phủ chƣa giao cho một cơ quan nào thực hiện QLNN về công tác thanh niên; chỉ giao cho Ủy ban quốc gia về thanh

niên Việt Nam làm nhiệm vụ tƣ vấn cho Thủ tƣớng Chính phủ về công tác thanh niên; vì vậy, vấn đề QLNN về công tác thanh niên chƣa đƣợc cụ thể hóa và bị buông lỏng. Từ năm 2008, Chính phủ giao Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về công tác thanh niên. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập phòng Công tác thanh niên thuộc Sở Nội vụ; triển khai Chƣơng trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; 700 quận, huyện đã bố trí cán bộ làm công tác thanh niên với tổng số biên chế gần 1.500 ngƣời; một số bộ, ngành trung ƣơng đã phân công công chức theo dõi QLNN về công tác thanh niên thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách [64].

Có thể thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong QLNN về công tác thanh niên ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Chính phủ luôn quan tâm tạo cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh niên thông qua việc định kỳ hàng năm làm việc với Trung ƣơng Đoàn. Đặc biệt, ngày 14/12/2012, lần đầu tiên, Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ký kết Nghị quyết liên tịch số 01/2012/NQLT/CP-BCHTWĐTN về “Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” đã tạo điều kiện thuận lợi, tạo nên hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ để triển khai các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên.

Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và sự tăng cƣờng QLNN về công tác thanh niên đã trở thành hành lang pháp lý quan trọng, là cơ sở để tổ chức Đoàn vận dụng, xác định phƣơng thức hoạt động phù hợp. Tất cả các phƣơng thức hoạt động của Đoàn từ tuyên truyền, cổ động, giáo dục thanh niên cho đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên đều phải căn cứ vào chính sách, pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc; công tác phối hợp, tạo điều kiện hoạt động của chính quyền các cấp, các ngành. Vì vậy, mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, đơn vị là căn

cứ quan trọng để tổ chức Đoàn xác định phƣơng thức hoạt động của mình trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.

1.3.2. Đặc điểm, tình hình thanh niên

Bên cạnh chủ trƣơng, quan điểm của Đảng về công tác thanh niên thì đặc điểm, tình hình thanh niên cũng là một yếu tố khách quan vô cùng quan trọng, là cơ sở thực tiễn để Đoàn Thanh niên xác lập phƣơng thức hoạt động của mình cho phù hợp. Điều này xuất phát từ nguyên lý cơ bản trong triết học Mác - Lênin về tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Phƣơng thức hoạt động của Đoàn đƣợc xây dựng trên cơ sở bám sát thực tiễn tình hình thanh niên với các yếu tố nhƣ: dân số thanh niên; địa bàn sinh sống; các khối đối tƣợng cụ thể; đánh giá những ƣu điểm, hạn chế; nhu cầu, nguyện vọng cơ bản nhất của thanh niên về học tập, nghề nghiệp việc làm, vui chơi, giải trí; vấn đề lý tƣởng sống của thanh niên ngày nay; mối quan hệ giữa xu thế thời đại và vai trò của thanh niên... Trên cơ sở thực tiễn tình hình thanh niên với những đặc điểm cơ bản, nổi trội nhất và quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác thanh niên, Đoàn Thanh niên sẽ xác lập nội dung, phƣơng thức hoạt động cho phù hợp. Đến lƣợt mình, các nội dung, phƣơng thức hoạt động do Đoàn xác lập sẽ tác động trực tiếp đến đối tƣợng thụ hƣởng là thanh niên. Tính đúng đắn trong phƣơng thức hoạt động của Đoàn chỉ thực sự đƣợc kiểm nghiệm trong môi trƣờng thực tiễn của tình hình thanh niên. Và nhƣ vậy, đặc điểm tình hình thanh niên càng phong phú, đa dạng, càng nhanh biến đổi thì phƣơng thức hoạt động của Đoàn cũng phải đa dạng, linh hoạt để thích ứng kịp thời. Đặc biệt, xem xét yếu tố về đặc điểm, tình hình thanh niên, cán bộ Đoàn cần chú ý trình độ tiếp nhận của đoàn viên, thanh niên để lựa chọn phƣơng thức cho phù hợp.

Việc nắm bắt kịp thời đặc điểm tình hình thanh niên, dự báo đƣợc xu hƣớng tình hình thanh niên là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cấp bộ Đoàn, cán bộ Đoàn. Trƣớc năm 2012, việc theo dõi và báo cáo tình hình thanh niên chƣa đi

vào nền nếp và chƣa đƣợc chú trọng. Các nội dung nhƣ dân số thanh niên; tình hình thanh niên theo khối, đối tƣợng; những vấn đề nổi bật trong thanh niên hoặc đƣợc thanh niên quan tâm thƣờng chỉ đƣợc phản ánh trong báo cáo cuối năm của Đoàn cấp tỉnh, Trung ƣơng Đoàn và tập trung thể hiện ở báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn. Từ năm 2012 trở lại đây, khi Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đoàn ban hành Quyết định số 3097-QĐ/TWĐTN ngày 23/4/2012 Quy định chế độ thông tin, báo cáo trong hệ thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, việc báo cáo tình hình thanh niên đã đi vào nền nếp, đƣợc tiến hành hằng tháng, 6 tháng, cuối năm và khi có các vấn đề phát sinh.

Định kỳ, trƣớc các sự kiện chính trị lớn của đất nƣớc nhƣ: Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội khoá XIV và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)