3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được giới hạn trong không gian hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Băc Giang.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 03 năm 2017.
- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn 2014 đến 2016.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được điều tra trong năm 2016.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Trong đó nghiên cứu sâu với 4 quyền: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền tặng cho và quyền thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Yên Dũng.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng
- Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng.
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…).
- Thực trạng quản lý và sử dụng đất của huyện Yên Dũng năm 2016. - Tình hình quản lý đất đai huyện Yên Dũng (2014-2016).
3.4.2. Kết quả thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2014 – 2016 huyện Yên Dũng giai đoạn 2014 – 2016
- Kết quả thực hiện một số quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2014 - 2016.
- Kết quả thực hiện chuyển nhượng QSDĐ. - Kết quảthực hiện thừa kế QSDĐ.
- Kết quảthực hiện tặng cho QSDĐ. - Kết quảthực hiện thế chấp bằng QSDĐ.
3.4.3. Đánh giá về việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2014 - 2016 địa bàn huyện Yên Dũng giai đoạn 2014 - 2016
- Khái quát về đối tượng điều tra. - Khái quát về thủ tục thực hiện. - Khái quát về quá trình thực hiện. - Những thuận lợi.
- Những khó khăn.
3.4.4. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao các quyền của người sử dụng trên địa bàn huyện Yên Dũng trên địa bàn huyện Yên Dũng
- Giải pháp về chính sách, pháp luật.
- Giải pháp về tăng cường, phổ biến pháp luật. - Giải phápvềthủ tục hành chính.
- Giải pháp về tổ chức, cán bộ.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và tình hình thực hiện các QSDĐ, có thể chia các xã thị trấn của huyện Yên Dũng thành 3 nhóm xã, thị trấn như sau:
Nhóm 1: Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện (thị trấn Neo, thị trấn Tân Dân).
Nhóm 2: Các xã phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – làng nghề, kinh doanh, dịch vụ (gồm 13 xã: Nham Sơn, Tân An, Tiền Phong, Đức Giang, Tư Mại, Tiến Dũng, Nội Hoàng, Cảnh Thụy, Yên Lư, Lãng Sơn, Quỳnh Sơn, Hương Gián, Xuân Phú).
Nhóm 3: Các xã có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (gồm 06 xã: Đồng Phúc, Đồng Việt, Tân Liễu, Lão Hộ, Trí Yên, Thắng Cương).
Các xã, thị trấn đại diện cho 3 nhóm trên được lựa chọn để điều tra, như sau:
- Thị trấn Tân Dân: là trung tâm của huyện Yên Dũng, nơi có nhiều giao dịch, chuyển quyền mục đích SDĐ giữa các hộ gia đình, cá nhân và đại diện cho các xã có trung tâm thương mại dịch vụ.
- Xã Nội Hoàng: Đại diện cho xã có tốc độ đô thị hóa cao, các cụm công nghiệp đang xây dựng, đây là xã phát triển kinh tế của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Xã Đồng Việt: Đại diện cho xã thuần nông.
3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, về đặc tính phát triển kinh tế - xã hội tại Phòng Thống kê, Phòng Kinh tế; về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất và công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang…
3.5.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Trên cơ sở tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất, thực hiện điều tra sâu đối với 4 nội dung thực hiện quyền: quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền tặng cho, quyền thế chấp của người sử dụng đất.
- Điều tra hộ gia đình, cá nhân tại 3 xã, thị trấn điểm; mỗi xã, thị trấn điều tra 30 hộ (theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên số lượt thực hiện các quyền). Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu.
- Nội dung điều tra:
+ Việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất trên địa bàn. + Về những khó khăn khi thực hiện quyền.
+ Nhận thức của hộ gia đình, cá nhân về quyền của người sử dụng đất.
3.5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, xử lý số liệu thô
Thống kê, tổng hợp các tài liệu số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
Tổng hợp các số liệu điều tra sơ cấp về tình hình chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp bằng QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu điều tra của các hộ gia đình, cá nhân tại các phiếu điều tra.
So sánh các kết quả nghiên cứu về tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu với các quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Phân tích những mặt được và hạn chế, các nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Các số liệu thứ cấp, sơ cấp sau khi thống kê, tổng hợp được xử lý bằng phần mềm Microsof Excel.
3.5.5. Phương pháp minh hoạ số liệu bằngbiểu đồ
Đây là phương pháp dùng biểu đồ, sơ đồ để minh hoạ sự tương quan giữa các đại lượng so sánh hoặc các yếu tố đặc trưng của công tác tại địa phương.