Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập Cán bộ chủ chốt của các bệnh viện (Gồm giám đốc, phó giám đốc, các trưởng khoa, phó khoa) 60 người Những đánh giá về công tác quản lý tài chính của các đơn vị, đề xuất giải pháp cho công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên phiếu điều tra đã thiết kế.
Viên chức bệnh viện
60 người
Đánh giá việc tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, chu trình quản lý tài chính tại đơn vị. Kết quả thực hiện, khó khăn, nguyện vọng của đơn vị đối với việc quản lý tài chính và đề xuất giải pháp quản lý tài chính tại các bệnh viện
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên phiếu điều tra đã thiết kế.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
-Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét. -Xử lý số liệu bằng phần mền Excel.
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
-Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian 3 năm (2013, 2014, 2015) để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình quản lý tài chính, làm cơ sở đưa ra những giải pháp để hoạt động có hiệu quả hơn trong tương lai.
-Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu về các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu.
-Phương pháp so sánh: So sánh kết quả đạt được trong công tác quản lý tài chính qua các năm.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tài chính:
+ Nguồn thu NSNN, nguồn thu sự nghiệp, nguồn XHH y tế, nguồn khác.
+ Toàn bộ nội dung chi con người, quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn,chi hoạt động của các đề án XHH y tế.
+ Kết quả hoạt động tài chính: Chênh lệch thu, chi; Kết quả trích lập các loại quỹ; Kết quả sử dụng các quỹ.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thông qua: Hiệu quả nguồn tài chính các năm, nâng cao đầu tư và cải thiện đời sống cho người lao động, hiệu quả thực hiện quy chế tự chủ tự chịu trách nhiệm.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
4.1.1.Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là toàn bộ các chính sách, chế độ tài chính thống nhất trong các cơ quan Nhà nước mà các bệnh viện phải tuân thủ. Trong cơ chế quản lý của Nhà nước, các công cụ về định mức chi tiêu, danh mục được phép chi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chi tài chính công ... có vai trò quan trọng. Thông qua cơ chế quản lý tài chính, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực tài chính trong các bệnh viện. Chính vì thế, cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước là cơ sở, nền tảng của quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp. Tính chất tiến bộ hay lạc hậu của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính trong các bệnh viện.
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng về chính sách quản lý các bệnh viện trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hoá các chính sách đó. Cơ chế này sẽ vạch ra những khung pháp lý về mô hình quản lý tài chính của các bệnh viện, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát đến quyết toán kinh phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước có tính đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho các bệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Ngược lại, nếu các định mức quá lạc hậu, quy trình cấp phát và kiểm tra quá rắc rối, phức tạp thì không chỉ chi phí quản lý tăng, mà còn gây tình trạng che dấu, biến báo các khoản chi cho hợp lệ hoặc quản lý tài chính không theo hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện.
Các đổi mới cơ bản trong quản lý tài chính tại các bệnh viện theo cơ chế tự chủ tài chính so với cơ chế cũ gồm: