Những thành quả và nguyên nhân của những thành quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 47 - 61)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở tỉnh Hải Dƣơng hiện

2.1.1. Những thành quả và nguyên nhân của những thành quả

Những kết quả đạt đƣợc:

* Sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan lãnh đạo, quản lý:

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tỉnh Hải Dương thời gian gần đây được thể hiện trên nhiều mặt, từ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, từ sự chuyển biến nhận thức và nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường công tác giáo dục đạo đức và giáo dục tư tưởng chính trị của ngành giáo dục tỉnh (Sở Giáo dục, các phòng giáo dục các huyện, thị xã, thành phố, ban giám hiệu, hội đồng giáo dục và các giáo viên trong các nhà trường) cho đến sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức, các cơ quan, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh đã cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đạo đức đã đề ra.

Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương đã nghiên cứu, quán triệt tinh thần các nghị quyết về Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, cho thanh niên trên quan điểm của Đảng và Nhà nước áp dụng cụ thể với điều kiện tỉnh Hải Dương. Từ đó Sở xây dựng chương trình hành động để đưa Nghị quyết vào học đường với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, cụ thể của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, của các cấp ủy đảng và chính quyền các huyện, thị xã và cơ sở. Đây là dấu hiệu cho thấy rõ nhất sự chuyển động tích cực từ phía lãnh đạo và quản lý, góp phần rất quan trọng vào sự chuyển biến theo hướng ngày càng tốt hơn về đời sống đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT diễn ra phổ biến và đồng đều ở tất cả các thị xã - huyện, ở các nhà trường.

UBND tỉnh Hải Dương đã ra "Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và lập kế

hoạch đầu tư công 5 năm giai đoạn 2016-2020”. Theo đó, Kế hoạch được xây

dựng dựa trên một số định hướng cơ bản là: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tiếp tục đẩy mạnh 3 khâu đột phát về: cải cách thủ tục hành chính, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử ở các cấp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện một số công trình hạ tầng tạo điều kiện trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao khả năng huy động vốn vào ngân sách nhà nước, gắn với công khai, minh bạch, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thu ngân sách; Bên cạnh đ , “…thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo; phát triển văn hóa xã hội, thể dục thể thao, nâng cao đời sống tinh thần của người dân…” [52, tr.3] đồng thời “giảm nghèo bền vững; Tiếp tục quản lý và xử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh và công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí." [53, tr.6].

Tỉnh ủy Hải Dương đã tập trung chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết Trung ương trong ngành giáo dục cũng như trong việc tạo ra sự chuyển biến căn ản về nhận thức đối với giáo dục, về trách nhiệm đối với giáo dục ở tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh. Chính từ nghị quyết này mà các nhà trường, các địa phương và cơ sở đã xây dựng các chương trình hành động vì giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

* Ƣu điểm về đạo đức của học sinh THPT tỉnh Hải Dƣơng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, các cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương, nhất là Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhất quán đường lối, chủ trương của Đảng, không ngừng giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên toàn tỉnh thông qua chỉ thị của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT tỉnh. Do vậy, đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT đạt được một số thành tựu như sau:

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, năm học 2011- 2012 tỉnh Hải Dương có 54 trường THPT trong đó ao gồm: Các loại hình trường công lập: 28 trường (có 1 trường chuyên cấp tỉnh là Trường THPT Nguyễn Trãi và 1 trường chuyên cấp thành phố là Trường THPT Hồng Quang); và loại hình trường ngoài công lập là: 26 trường. Tổng số học sinh của 2 loại hình trường THPT này là 60.626

Chất lượng, số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tiếp tục được nâng cao. Năm 2012, điểm trung ình thi Đại học của học sinh Hải Dương xếp thứ 2 toàn quốc (sau Thủ đô Hà Nội), trong đó có 6 em đạt tối đa 3 điểm 10 ở cả 3 môn thi; 247 em đạt từ 27 điểm trở lên. Điểm bình quân thi Đại học của học sinh Hải Dương năm 2012 xếp thứ 3 toàn quốc sau Hà Nội và Nam Định. Hải Dương cũng là tỉnh có nhiều trường THPT có học sinh đỗ đại học được xếp trong tốp 200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất năm 2013.

Năm học 2012-2013, học sinh giỏi quốc gia của Hải Dương vẫn giữ vị trí tốp đầu cả nước (5 tỉnh) với 51/66 học sinh dự thi quốc gia đạt giải; trong đó có 3 giải nhất, 8 giải nhì, 21 giải ba và 19 giải khuyến khích. Tỷ lệ hoc sinh đạt giải chiếm 77,27% cao hơn tỷ lệ chung toàn quốc là 34,26% (toàn quốc có 1568/3645 học sinh đạt giải chiếm 43,01%). Có 2 em được chọn vào đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế và đều có giải ở môn Toán quốc tế.

Năm học 2013-2014 đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc gia gồm 78 học sinh thì có 69 học sinh đạt giải gồm 2 giải nhất; 25 giải nhì; 30 giải ba và 12 giải khuyến khích đạt tỷ lệ 88,5% tăng 11% so với năm học trước. Điều đó cho thấy Tỉnh luôn lấy việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà làm nền tảng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vì thế thành tích học sinh giỏi quốc gia, quốc tế luôn có sự tiến bộ và cũng luôn giữ vị trí tốp đầu cả nước. Theo báo cáo cập nhật mới nhất tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, toàn Tỉnh có hơn 19 nghìn thí sinh tham dự tại Hội đồng thi liên cụm ở Hải Phòng và Hội đồng thi tại Hải Dương. Kết quả có hơn 18.400 thí sinh đạt điểm đỗ tốt nghiệp

THPT, chiếm hơn 98,28%. Trong đó, tỷ lệ thí sinh khối THPT đỗ tốt nghiệp đạt gần 98%, khối Giáo dục thường xuyên hơn 88%. Các trường có tỷ lệ thí sinh dự thi đỗ tốt nghiệp đạt 100% bao gồm: THPT chuyên Nguyễn Trãi, THPT Đoàn Thượng, THPT Kim Thành, THPT Cẩm Giàng II, THPT Tuệ Tĩnh và THPT Hoàng Văn Thụ.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương xếp loại học lực và tỷ lệ tốt nghiệp học sinh khối THPT một số năm gần đây như sau:

Bảng 2.1: Xếp loại hạnh kiểm của học sinh khối THPT

Loại 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Tốt 45,3% 44,62% 48,1%

Khá 28,4% 34,65% 29,6%

Trung bình 20,6% 17,32% 19,3%

Yếu kém 5,7% 3,41% 3,12%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác giáo dục chính trị tư tưởng năm học 2012-2014 của Sở Giáo dục-ĐT Hải Dương).

Về hạnh kiểm của học sinh, tỷ lệ hạnh kiểm tốt tăng lên, hạnh kiểm trung bình và yếu giảm đi qua các năm học gần đây.

Bảng 2.2. Xếp loại học lực khối THPT Năm học Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) Kém (%) Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp (%) 2011 - 2012 2,84 37,32 53,14 6,53 0,17 98,46% 2012 - 2013 2,91 34,87 52,49 9,41 0,32 91,55% 2013 - 2014 4,52 45,82 44,96 4,66 0,04 98,28%

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương.

Kết quả thống kê thể hiện rõ sự quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động và tu dưỡng rèn luyện của học sinh. Số lượng học sinh xếp loại học lực khá, giỏi ngày một tăng, số lượng học sinh xếp loại học lực yếu kém ngày một giảm. Điều đó thể hiện học sinh đã có ý thức học tập, ý thức nâng cao trình độ học vấn và trau dồi kiến thức văn hoá thường xuyên. Kết quả trên thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; các đồng

chí lãnh đạo tỉnh và cán bộ quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với sự nghiệp giáo dục tỉnh Hải Dương.

Để đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức của học sinh THPT tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng 300 phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên, học sinh ở cả 3 khối: khối 10 (100 phiếu); khối 11 (100 phiếu); khối 12 (100 phiếu), với đại diện cho vùng miền tỉnh Hải Dương là Trường THPT Nguyễn Trãi (trường chuyên của tỉnh); Trường Hoàng Văn Thụ, THPT Hồng Quang (thành phố Hải Dương); Trường THPT Thanh Hà – Huyện Thanh Hà, THPT Thanh Miện II – huyện Thanh Miện, THPT Mạc Đĩnh Chi – huyện Nam Sách, THPT Gia Lộc – huyện Gia Lộc (trường vùng nông thôn, đồng bằng); Trường THPT Chí Linh, THPT Quang Thành – huyện Kim Thành, THPT Kinh môn I – huyện Kinh Môn (trường vùng miền núi).

Với câu hỏi “Em hãy đánh giá đạo đức của mình với những tiêu chí dưới đây?”. Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí được học sinh cho điểm cao

nhất về “Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viênnhà trường; thương y u và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin y u” được đa số 20/25 điểm

tối đa; sau đó là “Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn l n trong học tập” với 20/25 điểm tối đa. Sau đó còn lại là tiêu chí “Tích cực rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường” và “Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh ni n cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình”. Tiêu chí “Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử” được đa số học sinh đánh giá với điểm thấp là 15/25

đầu là học tập và tiếp thu giá trị truyền thống. Qua kết quả thống kê và khảo sát có thể thấy, đạo đức của học sinh THPT đạt một số ưu điểm như sau:

Thứ nhất, đa phần học sinh THPT Hải Dương nhận thức rõ được nghĩa của học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức vì tương lai nghề nghiệp.

Trong xu thế mở cửa, hội nhập, đòi hỏi học sinh có những định hướng giá trị về cuộc sống hiện nay là phải có kiến thức, có nghề nghiệp, sống có mục đích, lý tưởng. Trong bối cảnh hiện nay để đáp ứng những yêu cầu của tỉnh nhà, tiêu chí đạo đức rất cần thiết phải: “C tinh thần y u nước, tự cường

dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, c chí vươn l n để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội là những tiêu chí được xếp thứ hạng cao và với số điểm 20/25 điểm được học sinh lựa chọn. Đa số học sinh THPT Hải Dương có tinh thần học tập chăm chỉ, ngoài ra còn tích cực tham gia vào các phong trào do Đoàn thanh niên và các tổ chức, đoàn thể khác phát động nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập và xây dựng cho mình tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật cao và cũng là thực hiện tốt lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, phải thực hiện lời dạy của Lênin là học, học nữa, học mãi. Có thể nói, phần lớn học sinh THPT đã xác định mục đích học tập là vì chính tương lai của mình sau đó là giúp đỡ gia đình và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã góp phần định hình trong tư tưởng các em về một nghề nhất định trong tương lai mà các em sẽ xác định phấn đấu. Qua các phong trào, các cuộc thi các hoạt động thi đua học tập ở các nhà trường như “Tài trí trẻ”; “Báo học tập”; “Đôi ạn thân cùng tiến”… đã khích lệ học sinh vươn lên trong học tập với mục tiêu “Rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”.

Thứ hai, học sinh THPT Hải Dương nhận thức giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam: Tuyệt đại đa số học sinh THPT Hải Dương nhận thức được

tinh thần yêu lao động và lao động sáng tạo với ý thức trách nhiệm và hiệu quả là nét đẹp truyền thống và là lẽ sống và lý tưởng của tuổi trẻ Việt Nam.

Các em cho rằng phát huy truyền thống yêu lao động chính là phương thức để thực hiện lý tưởng và hoài bão của tuổi trẻ Hải Dương. Các em nhận thức được rằng muốn sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển cần phát huy cao độ truyền thống hiếu học, khắc phục mọi khó khăn, chuyên cần và sáng tạo, hăng hái thi đua học tập và rèn luyện để vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học và công nghệ, nhanh chóng hội nhập với xu thế phát triển của nền văn minh nhân loại, nắm bắt và tận dụng mọi cơ hội để lĩnh hội tri thức. Học sinh cũng nhận thức rõ các biểu hiện về giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình- làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống…. Đi ngược lại các giá trị đó là lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, chạy theo danh vọng, dối trá, ích kỷ, nhỏ nhen, dựa dẫm, ỷ lại, các tệ nạn xã hội, ...

Thứ ba, đa số học sinh THPT đã c sự trưởng thành về nhận thức và ý thức chính trị, đổi mới vì sự tiến bộ, biểu hiện ở tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Dù còn ở lứa tuổi thiếu niên, các em học sinh THPT đã

ước đầu có những hiểu biết đúng đắn về sự nghiệp đổi mới, về sự lựa chọn con đường XHCN của nước ta, có niềm tin trong sáng vào tương lai, triển vọng của dân tộc trên con đường tiến tới CNXH, có tình cảm chân thành đối với Đảng. Nhà trường và học sinh luôn theo dõi, cập nhật với các thông tin về đất nước được thể hiện qua trường THPT Nguyễn Trãi đã phát động phong trào “Vì Trường Sa thân y u” trong đó Nhà trường quyên góp để xây dựng

phòng học, trang thiết bị trường học cho học sinh tại Trường Sa…

Đất nước đã xa dần chiến tranh và trải qua hơn 60 năm xây dựng. Học sinh THPT Hải Dương cũng như học sinh THPT cả nước được sống trong một đất nước hoà bình, thống nhất và xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện CNH, HĐH đất nước, từng ước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Ý thức được điều đó, phần lớn học

sinh kịp thời chuyển hướng phấn đấu của mình theo những yêu cầu mà xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)