3.1. Một số nhận xét
3.1.1.Kết quả
Thắng lợi của 60 ngày đêm đánh địch ở Hà Nội đã góp phần rất quan trọng vào việc bảo vệ cơ quan đầu não được an tồn.
Địch ḿn tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến để thắng nhanh. Nhưng ngay từ sau Cách mạng tháng Tám, Hà Nội đã làm tốt việc bảo vệ cơ quan đầu não trong tình thế thù trong giặc ngoài hết sức phức tạp. Khi kháng chiến toàn quốc sắp bùng nổ, Hà Nội đã góp phần rất quan trọng vào việc tìm An Toàn Khu, di chuyển cơ quan đầu não kịp thời, bí mật, an toàn, nhờ đó duy trì được sự lãnh đạo và chỉ huy kịp thời , liên tục của Thường vụ và Bộ Tổng chỉ huy, không những đối với Hà Nội, mà đối với toàn quốc. Đây là một thành tích hết sức quan trọng.
Giam chân địch được 60 ngày đêm, vượt mức yêu cầu trên giao.
Theo như kế hoạch, ta cố gắng đánh địch trong thời gian một tháng và trong mệnh lệnh chỉ nói trong 15 ngày, nhưng trên thực tế Bộ tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy mặt trận đã 3 lần chủ trương kéo dài thêm thời gian và quân dân Hà Nội đã đạt được mục tiêu đó.
Đúng như lời Bác khen ngợi: “Giam chân địch ở Hà Nội được một tháng là thắng lợi, nay giữ được Hà Nội hai tháng là đại thắng lợi”.
Tiêu hao, tiêu diệt được khá nhiều lực lượng tinh nhuệ của địch.
Với binh lực ít hơn địch nhiều lần, trang bị kém, trình độ bộ đội, cán bộ còn thấp lại đánh địch trong thế cơ bản phải phòng ngự. Hà Nội vừa tiêu hao tiêu diệt được khá nhiều địch, phá hủy phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Số địch bị diệt là gần 2000 tên. Tổng số xe bị phá là 22 xe tăng và xe thiết giáp, 31 xe vận tải. Ta còn bắn rơi và bắn hỏng 7 máy bay địch, bắn chìm 2 ca nô. Lực lượng địch bị tiêu hao tiêu diệt thuộc những đơn vị tinh nhuệ bậc nhất đã từng tham gia giải phóng nước Pháp, giải phóng Pa-ri và từng đánh chiếm Tây Đức. Đây được coi là một
kết quả tiêu hao tiêu diệt địch đáng được khen ngợi khi mở đầu kháng chiến trong thời điểm quân ta còn ấu trĩ, chưa có kinh nghiệm tác chiến.
Giữ gìn và làm lớn mạnh lực lượng của ta.
Trải qua 60 ngày đêm chiến đấu liên tục, Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn thực lực để kháng chiến lâu dài. Tuy có một số nơi ta chiến đấu quyết liệt để ngăn chặn địch như ở Bắc Bộ Phủ, Tòa Thị Chính…nhưng nhìn chung ta không đem lực lượng quyết chiến, không có một đại đội nào bị địch tiêu diệt hết. Mặc dù chiến đấu dưới bom đạn của địch khá ác liệt nhưng số hi sinh không lớn (khoảng 800 người), riêng trung đoàn Thủ đô có 160 người hi sinh.
Sau 60 ngày đêm, ta không những bảo toàn được lực lượng mà còn làm lớn manh thêm rất nhiều. Từ một số tiểu đoàn lúc đầu ta đã phát triển thành một số trung đoàn. Trung đoàn Thủ đô vốn là 2 đại đội của tiểu đoàn 101 được bổ sung thêm tự vệ chiến đấu, tự vệ thành, công an xung phong và cả dân thường nên trở thành một trung đoàn quân chính quy.
Sau 60 ngày đêm, các tiểu đoàn 523, 145,77 của Mặt trận Hà Nội được tập hợp lại thành lập trung đoàn 80 (trung đoàn Thăng Long). Mấy năm sau trung đoàn này được chấn chỉnh thành trung đoàn 48, một trung đoàn chủ công của đại đoàn Đồng bằng 320, và một số tiểu đoàn khác cũng đã trưởng thành.
Điều quan trọng hơn cả là trong 60 ngày đêm chiến đấu, lực lươ ̣ng vũ trang Hà Nội đã được thử thách trong khói lửa. Từ chỗ cán bộ, chiến sĩ chưa có kinh nghiệm, qua đọ sức với địch trong nhiều trận nảy lửa, đã hiểu được địch một phần, có lòng tin để đánh thắng địch.
Có thể nói quân dân Hà Nội đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ Bác, Thường vụ, Bộ quốc phòng giao cho.
Một điểu có ý nghĩa hết sức to lớn là 60 ngày đêm chiến đấu của quân và dân Hà Nội đã bồi dưỡng cho quân đội ta một bộ phận cán bộ sau này rất có tài năng.
3.1.2. Ưu điểm
Ưu điểm
Vì tranh thủ được thời gian hoà bình 16 tháng, Hà Nội đã xây dựng đựoc một lực lươ ̣ng chính trị to lớn, một lực luợng vũ trang nòng cốt. Cả hai lực lượng đều được giáo dục về chính trị, động viên về tinh thần để sẵn sàng tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Hà Nội xây dựng được một Đảng bộ tuy số lượng còn ít nhưng có chất lươ ̣ng cao, xây dựng được một hệ thống chính quyền thực sự một lòng một dạ phục vụ nhân dân, một uỷ ban kháng chiến có đủ quyền lực để lãnh đạo kháng chiến. Và chính dựa vào hệ thống chính quyền và uỷ ban kháng chiến các cấp mà Hà Nội có thể huy động đuợc nhân tài vật lực của toàn dân, có thể tổ chức việc tản cư, tiếp tế, vận tải, phá hoại….Hà Nội cũng đã duy chuyển được cơ quan đầu não , các cơ quan và kho tàng , đã tản cư một phần nhân dân, điều quan trọng nhất là đã chuẩn bị khá chu đáo vệ mặt quân sự trong việc chuẩn bị này.
Luôn luôn nắm quyền chủ động trong các tình huống
Chấp hành mệnh lệnh của Bộ, Hà Nội đã nổ súng chủ động đánh địch trước khi chúng tiến công ta. Như vậy là ta đã đánh phủ đầu địch, hay đó chính là nghệ thuật “tiên phát chế nhân” trong chống ngoại xâm mà ông cha ta đã dậy. Hành động tiến công của ta đã làm phá sản kế hoạch đảo chính của địch trong ngày 20 tháng 12.
Có nhiều sáng tạo trong vận dụng cách đánh, trong việc xây dựng lực luợng và đối ngoại
Việc vận dụng cách đánh đã có nhiều sáng tạo của Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội, của ban chỉ huy các liên khu và của quảng đại quần chúng.
Về cách đánh, Bộ tổng chỉ huy nêu lên cho Hà Nội những nét chỉ đạo như phải xây dựng chiến luỹ, chướng ngại, hầm hào, phải tổ chức khu cố thủ đánh dài ngày sau lưng địch trong thành phố và phải tổ chức ngăn chặn địch trên các trục đuờng tiến từ nội thành ra các của ô và ra ngoại thành và phải đánh du kích. Cách đánh du kích rất sáng tạo trong thành phố, là do các thanh niên thông minh gan dạ, mưu mẹo của Hà Nôi nghĩ ra.
Viêc xây dựng trung đoàn Thủ đô cũng là một sáng tạo quan trọng của Liên khu uỷ Liên khu 1.
Ngoài ra, công tác ngoại giao đối với các lãnh sự Anh, Mỹ, Trung Hoa dân quốc, công tác Hoa vận cũng đều là sáng tạo của Liên khu.
Rút lui bí mật có tổ chức, bảo tồn được thực lực.
Thông thường trong chiến tranh, bên yếu thế phòng ngự khi buộc phải rút lui thường gặp khó khó khăn lớn. Nhưng quân ta ở Hà Nội trong Đông –Xuân 1946- 1947, về so sánh lực lượng là địch mạnh ta yếu hết sức chênh lệch; địch tiến công, ta phòng ngự; chủ trương chiến lược của ta là rút lui tới mức độ nào đó, nhưng sự rút lui của ta lại khác hẳn sự rút lui của các trường hợp nói trên. Đó là ta không rút lui bị động.
Liên khu 2 và Liên khu 3, trong quá trình đánh địch tiến công ra các cửa ô rồi ra ngoại thành, đã ngăn chặn địch từng bước, làm chậm, làm chậm bước tiến của địch và nói chung chủ động rút lui từng bước một cách có tổ chức, có kể hoạch để bảo toàn lực lượng. Mặc dù bị địch vây chặn bốn phía nhưng trung đoàn Thủ đô vẫn tổ chức rút lui bí mật, có trật tự an toàn toàn bộ lực lượng theo con đường địch không ngờ tới, con đường chui qua gầm cầu Long Biên ngay dưới chân bốt gác của địch, vượt sông Hồng, nơi ta đã bí mật chuẩn bị sẵn đò thuyền cho c̣c rút lui.
Làm tốt cơng tác chính trị và hoạt động ngoại giao
Thành ủy và Bộ chỉ huy đặc khu Hà Nội từ đầu rất coi trọng nâng cao lòng yêu nước và chí căm thù giặc cho nhân dân và các lực lượng vũ trang.
Việc tổ chức các cuộc họp, mít tinh biểu tình của các đoàn thể quần chúng, việc giáo dục chính trị thường xuyên các lực lượng vũ trang đã làm cho quân dân Hà Nội hiểu rõ đường lối của Đảng và thấy rõ âm mưu của kẻ thù. Do đó họ có quyết tâm kháng chiến rất cao.
Báo chí và đài tiếng nói Việt Nam cũng đã góp phần rất quan trọng vào việc này. Ngoài ra, các buổi tuyên thệ của quyết tử quân không những đã động viên tinh thần của các chiến sĩ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh mà còn động viên mọi người lính, mọi người dân có tinh thần kháng chiến đến cùng.
Việc ra lệnh cho toàn dân phải nín nhịn trước sự khiêu khích trắng trợn và tàn sát man rợ của địch đã tránh được những hành động nổ ra chưa đúng lúc để có thêm
thời gian chuẩn bị đồng thời càng làm cho lòng căm thù giặc được nung nấu rồi bùng lên vô cũng mạnh mẽ khi có lệnh.
Việc phổ biến lời kêu go ̣i Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm đi làm lại nhiều lần khiến quân dân Hà Nội có quyết tâm kháng chiến, có lòng tin vào thắng lợi của kháng chiến.
Tinh thần kháng chiến càng được nâng lên qua việc các tờ báo mặt trận tuyên truyền kịp thời các thắng lợi, các gương chiến đấu dũng cảm và phổ biến ngay các kinh nghiệm tác chiến. Trong điều kiện phải chiến đấu trong vòng vây, công tác chính trị của Liên khu 1 đã có nhiều sáng kiến. Không phải không có hiện tượng dao động, sợ bị vây trong chiến sĩ và cán bộ, thậm chí trong cán bộ cấp tiểu đoàn, nhưng Liên khu ủy đã khéo léo giáo dục và giải thích, xây dựng quyết tâm chiến đấu trong vòng vây.
Chính công tác chính trị mạnh mẽ , công tác cổ động chiến trường sâu sắc của Khu ủy 11, của phòng chính trị mặt trận Hà Nội , của các Liên khu ủy đã tạo nên một sức mạnh to lớn của tinh thần dũng cảm hi sinh của mọi cán bộ , chiến sĩ, tinh thần đoàn kết quân dân, tạo nên biết bao tấm gương lẫm liệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Mặt trận Hà Nội còn chú ý tới công tác địch vận. Các tờ truyền đơn, khẩu hiệu kẻ lên tường, các loa địch vận đã nhằm làm cho binh sĩ đối phương thấy rõ chiến tranh của ta là chính nghĩa, chiến tranh của họ là phi nghĩa, họ không nên chiến đấu vì mục đích phi nghĩa mà nên chống lệnh đi đánh nhau, nên đòi hồi hương, nên quay súng sang hàng ngũ Việt Nam.
Biết phát huy chức năng của chính quyền để tổ chức công tác tiếp tế phù hợp. Công tác tiếp tế của mặt trận Hà Nội là một vấn đề rất lớn. Việc tiếp tế ở đây cũng chính là công tác bảo đảm hậu cần ngày nay. Về sau này công tác bảo đảm hậu cần cho chiến dịch có cơ quan hội đồng cung cấp tiền phương, có hệ thống cơ quan hậu cần các cấp với đầy đủ các ngành quân nhu, quân y, quân khí, vận tải và các đơn vị vận tải, trạm quân y, trạm phẫu thuật, trạm quân khí… đảm nhiệm. Nhưng khi tác chiến ở Hà Nội, ta chưa có hệ thống các cơ quan và đơn vị như vậy. Các tiểu đoàn, các liên khu chỉ có một ban quản lý lo ăn mặc và cả trang bị. Khu Hà Nội tuy có
phòng quân nhu, phòng quân giới nhưng cũng làm việc cấp phát những thứ ta có cho đơn vị dưới.
Trong điều kiện quân đội chưa có lực lượng để tự đảm nhiệm việc bảo đảm hậu cần ở hỏa tuyến, nhà nước chưa có lực lượng vật chất dự trữ, mọi vật chất cần thiết phải động viên của dân, mọi việc đảm bảo này phải hoàn toàn dựa cào ủy ban kháng chiến, dựa vào dân. Vì vậy mà ban tiếp tế cơ bản đã bảo đảm được cho mặt trận Hà Nội một khối lượng mặt trận khá lớn để đánh địch 60 ngày đêm liên tục tại Hà Nội.
3.1.3. Nhược điểm
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà quân và dân Hà Nội đã thực hiện được qua 60 ngày đêm chiến đấu còn có những nhươ ̣c điểm cơ bản sau:
Đánh mục tiêu lớn vượt quá khả năng của quân ta, tổ chức đánh các mục tiêu nhỏ chưa chu đáo.
Vì chưa đánh giá đúng trình độ của quân ta, nên đã tiến công những mục tiêu quá lớn. Việc giao cho tiểu đoàn 145 tiêu diệt 250 địch ở trường Bưởi và 500 địch ở Phủ Toàn quyền và giao cho tiểu đoàn 212 tiêu diệt 800 địch ở Đờn Thủy quả là vượt q xa trình đợ của quân ta. Hơn nữa từng tiểu đoàn ấy cũng không sử dụng toàn bộ lực lượng để tiến hành một mục tiêu mà còn đánh thêm một, hai mục tiêu khác.
Sử dụng lực lượng quá phân tán, không có lực lượng dự bị, chưa có kế hoạch đầy đủ đánh các mũi tiến công của địch trong đợt đầu.
Cả 5 tiểu đoàn lúc đầu rải ra để tiến công nhiều mục tiêu và phòng ngự nhiều mục tiêu. Các tổ quyết tử đánh xe tăng cũng phân tán ở nhiều khu vực. Trong đợt đầu, có thể nói không có lực lượng dự bị. Tiểu đoàn 212 tuy gọi là đội dự bị nhưng lại sử dụng để đánh Đồn Thủy ngay từ lúc đầu.
Về cơ bản, ta phán đoán đúng các mũi tiến công của địch trong đợt đầu. Ta bố trí lực lượng phục đánh địch trên phố Hàng Đậu là tốt, nhưng trên mũi chính của địch ở Cửa Nam, Tràng Thi, Tràng Tiền, ta bố trí lực lượng quá yếu. Nếu biết tập trung quân nhiều hơn, thêm một số tổ quyết tử đánh xe tăng, bố trí ở vài ba nơi dọc trục này thì hoàn toàn có thể đánh 2 đến 3 trận phục kích như ở Hàng Đậu.
Các liên khu chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong từng trận cụ thể, thiếu phân cơng rõ nơi tiếp giáp. Đánh du kích chưa rộng rãi.
Cả 3 liên khu 1,2,3 đều tự lực đánh. Trong từng trận đánh cụ thể ở nơi tiếp giáp còn thiếu sự phối hợp với nhau. Đường Tràng Thi, Tràng Tiền, mũi tiến công chính của địch trong đợt đầu, lại chính là ranh giới tiếp giáp giữa hai liên khu, vì không xác định liên khu nào chịu trách nhiệm chính trên tuyến tiếp giáp nên mới xẩy ra tình trạng đánh kém trên tuyến đường này.
Vị trí Nhà dầu Sen Khâm Thiên thuộc Liên khu 3 nhưng ở nơi tiếp giáp với Liên khu 2, do vệ quốc đoàn của tiểu đoàn 77 ở Liên khu 2 canh gác chung với địch, khi nổ súng cả Liên khu 2 và Liên khu 3 đều không kịp thời ra lệnh cho quân ta ở vị trí này, nên kết quả bị địch nổ súng trước đánh bật quân ta ra ngoài.
Khi địch từ đường Tràng Thi tiến công sang Hàng Bông, Hàng Gai nếu có sự phối hợp của lực lượng vũ trang của Liên khu 2 thì Liên khu 1 ngăn chặn địch được thuận lợi hơn.
Liên khu 2 và Liên khu 3 khi chặn địch và rút lui từng bước ra ngoại ô, tuy có luồn vào sau lưng địch để đánh du kích nhưng chưa có bộ phận nhỏ trụ bám lại để đánh nhiều ngày.
Với địa hình phố xá từng khu nhà cửa sát nhau, tuy không thể tổ chức khu cố thủ nhỏ như Liên khu 1 nhưng nếu có chuẩn bị vật chất, công sự, lực lượng thì việc tổ chức nhiều bộ phận nhỏ trụ bám là có thể làm được.
Sau khi địch chiếm Yên Phụ, nói chung cả khu Trúc Bạch không có hoạt động du kích đáng kể ngoài việc quấy rối địch dọc đê.
Các tổ chức du kích đặc biệt do thành phần chưa phù hợp, chưa gồm những người thông thạo địa hình nên chưa phát huy được tác dụng như ở Liên khu 1.