Bảng 2.2: Phân bổ trình độ nhân lực tại các bộ phận của X51 Phòng ban/ Phân Phòng ban/ Phân xưởng Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Lao động phổ thông PX. Vỏ tàu Đ/m 0 4 1 10 79 0 PX. Vỏ tàu S/c 0 2 4 5 36 1 PX Cơ khí 0 4 1 6 14 0 PX Động lực 0 5 0 4 17 0 PX Ống 0 2 0 9 20 1 PX Điện tàu 0 1 1 5 8 1 PX Vũ Khí 0 2 0 12 6 0 PX Đà đốc 0 3 0 3 15 1 PX Mộc – TT 0 2 0 0 23 3 PX Cơ điện 0 2 3 6 8 0 Ban Giám đốc 2 4 0 0 0 0 Phòng Chính trị 0 3 1 1 1 0 PhòngKỹ thuật 0 9 0 1 0 0 Phòng Kế hoạch sx 0 5 1 3 5 3 Phòng KCS 0 5 0 0 1 0 Phòng TKCN 3 12 1 0 0 1
2.3 Chính sách đào tạo nhân lực KH&CN hiện có tại Nhà máy X51
Trong những năm vừa qua, có thể nói việc thay đổi liên tục cơ cấu nhân sự và hành chính của Nhà máy X51 đã ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách đào tạo nhân lực KH&CN nhất là các chính sách dài hạn.
Thông qua các tài liệu thống kê và văn bản chính thức được ban hành từ Nhà máy X51 có thể tổng kết hiện trạng các chính sách đào tạo hiện có như sau:
a. Chính sách đào tạo ngắn hạn:
- Hiện Nhà máy X51 hầu như không có bất kỳ một kế hoạch cụ thể nào cho việc đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ kỹ thuật.
- Việc xây dựng và thực hiện các khóa học ngắn hạn hoàn toàn do các phòng trực thuộc trình bày và tự phát hoặc theo yêu cầu từ các dự án.
b. Chính sách đào tạo dài hạn
- Đối với chính sách đào tạo dài hạn thì có thể nói đây là một định hướng chiến lược của Nhà máy trong thời gian qua cho lĩnh vực hàn vỏ tàu và vũ khí. Cụ thể:
o Chương trình đào tạo dài hạn thợ hàn quốc tế được thực hiện liên tục với sự phối hợp của các đối tác nước ngoài.
o Chương trình nâng cấp và sửa chửa vũ khí khí tài cho hải quân được đầu tư bài bản từ ngân sách và yêu cầu từ quốc phòng vì thế lĩnh vực này có chính sách đào tạo rất tốt với sự giúp đỡ từ Nga. - Thế nhưng, các mảng khác thì vẫn chưa có chính sách nào cụ thể, vẫn
mang tinh khuyến khích tự học tự nâng cao trình độ là chính.
c. Chính sách lựa chọn cán bộ đào tạo
- Do trong những năm gần đây có sự thay đổi hành chính của Nhà máy nên việc quy hoạch và lựa chọn cán bộ đào tạo tạm thời bỏ ngỏ. Duy chỉ có hai lĩnh vực hàn vỏ tàu và vũ khí là tiếp tục lựa chọn cán bộ trong đó tập trung chủ yếu vào thợ bậc cao.
d. Chính sách khuyến khích học tập và khen thƣởng
- Có thể nói đây là điểm yếu nhất trong chính sách của Nhà máy X51 khi mà không có bất kỳ một văn bản, kế hoạch hay thông báo nào cho cán bộ được học tập, hay nâng cao tay nghề sẽ được hưởng ưu đãi gì? Khen thưởng ra sao?.
2.4 Thực trạng chính sách đào tạo nhân lực KH&CN tại Nhà máy X51. 2.4.1 Cách thức lựa chọn mẫu 2.4.1 Cách thức lựa chọn mẫu
Để tiến hành đánh giá thực trạng công tác đào tạo nhân lực khoa học công nghệ tại X51, trong luận văn đã tiến hành lựa chọn mẫu bằng hai cách:
- Chọn ra tất cả các chương trình đào tạo và chương trình đào tạo chính thức của Nhà máy X51 đối với các quân nhân trong công ty để đánh giá.
o 35 quân nhân trình độ trung cấp (60%). o 13 quân nhân trình độ cao đẳng (100%). o 35 quân nhân trình độ đại học (60%).
- Phỏng vấn về chính sách đào tạo của Nhà máy X51 quan việc phỏng vấn ban giám đốc.
2.4.2 Nội dung khảo sát
- Tổng hợp thông tin về quân nhân có trình độ từ trung cấp đến cao học biến động trong suốt 5 năm qua dựa trên số liệu nhân lực của X51. - Tổng hợp thông tin về quân nhân trong công ty tiếp tục học tập lên
trình độ cao hơn sau khi đã làm việc tại X51 trong 5 năm qua.
- Tiến hành khảo sát trực tiếp các quân nhân về các chương trình đào tạo của X51 trong 5 năm qua bao gồm:
Thời gian đào tạo.
Nội dung được đào tạo.
Chu kỳ đào tạo.
Các chính sách khuyến khích của Nhà máy X51 cho quân nhân học tập cao hơn.
Sự đánh giá của quân nhân về cách thức đào tạo cũng như khuyến khích học tập của Nhà máy X51 trong thời gian qua.
Các vấn đề liên quan khác.
2.4.3 Kết quả thu nhận
2.4.3.1 Phương pháp luận
Việc khảo sát được thực hiện thông qua các tài liệu thống kê về nhân sự của Nhà máy X51 trong suốt thời gian 2006 đến hết 2012. Thêm vào đó là tổng hợp các nghiên cứu của Nhà máy X51 và các chương trình hỗ trợ trình độ cho quân nhân của Nhà máy X51 có liên quan đến KH&CN trong suốt thời gian 5 năm và kế hoạch triển khai đến 2015.
Tiếp theo đó là khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với các quân nhân trình độ từ đại học đến trung cấp. Sau đó chọn ra 15 quân nhân trình độ đại học và toàn bộ 3 quân nhân cao học tiến hành phỏng vấn sâu về chính sách đào tạo của Nhà máy X51.
2.4.3.2 Phương thức thực hiện:
Việc xử lý các thông tin tìm hiểu và khảo sát được thực hiện theo phương thức :
Tổng hợp các dữ liệu thu nhận được qua việc tìm hiểu và khảo sát trực tiếp tại các quân nhân. Tiến hành việc sàng lọc, phân loại và sắp xếp các thông tin theo từng nhóm vấn đề. Sử dụng công cụ thống kê để phân tích, đánh giá và chuẩn hóa thông tin đã thu thập được từ quá trình tìm hiểu và khảo sát nhằm có cơ sở cho việc đưa ra những kết luận mang tính khách quan và xác thực.
2.4.3.3 Kết quả thu được
A. Kết quả thu được từ phân tích số liệu nhân lực trong 5 năm qua
Trong suốt 5 năm từ giữa năm 2006 đến hết quý 2 năm 2012 có thể nói là thời gian có nhiều sự biến động lớn của Nhà máy X51 khi liên tục thay đổi về mặt hành chính. Như quan sát trong biểu đồ 2.2, có thể thấy trong năm 2009 có sự biến động lớn về số lượng do quá trình sát nhập vào XNLH Ba Son nên có sự chuyển dịch nhân sự. Sau đó giảm nhẹ đến năm 2012 do khủng hoảng kinh tế và khó khăn của ngành đóng tàu Việt Nam nói chung.