Các giải pháp thu hút KDL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách đến quảng ngãi (Trang 30 - 35)

7. Nội dung nghiên cứu

1.4. Các giải pháp thu hút KDL

1.4.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu đặc điểm nguồn khách

Công tác nghiên cứu đặc điểm nguồn khách sẽ giúp các địa phƣơng tập trung hƣớng tới đƣợc nguồn khách chủ yếu để hƣớng tới tùy thuộc vào độ tuổi giới tính mức chi trả của đối tƣợng khách. Từ đó sẽ giúp đƣa ra các sản phẩm mang tính đặc thù phụ vụ nhu cầu của khách hàng.

1.4.2. Xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù

Đối với công tác thu hút khách du lịch, việc xây dựng một sản phẩm mang tính đặc thù của địa phƣơng thƣờng rất khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của nguồn tài nguyên và định hƣớng quan điểm phát triển của các nhà quản lý. Đối với khách du lịch, việc lựa chọn một điểm đến thƣờng dựa vào mức độ đặc sắc, danh tiếng của điểm đến nào đó, thể hiện ở các khía cạnh nhƣ tài nguyên, hệ thống các dịch vụ, cơ sở phục vụ... Vậy nên, một địa phƣơng muốn thực hiện các hoạt động thu hút khách du lịch, trƣớc hết phải có một quy hoạch, định hƣớng và quan điểm khai

thác phát triển du lịch làm sao vừa khai thác đƣợc các điều kiện của địa phƣơng vừa thỏa mãn đƣợc yêu cầu của khách du lịch đồng thời giảm tối đa sự trùng lắp giữa các địa phƣơng khác nhau. Nói cách khác, xây dựng một sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phƣơng sẽ mở ra khả năng thu hút khách du lịch rất lớn.

1.4.3. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Ngành Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành liên vùng cao. Để phục vụ một khách du lịch, chúng ta thấy có sự góp mặt của nhiều ngành nghề, đơn vị khác nhau nhƣ: Các đơn vị kinh tế (doanh nghiệp khách sạn, vận chuyển, ăn uống...) và các đơn vị phi kinh tế (hải quan, an ninh...); các đơn vị phục vụ trực tiếp (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển...) và các đơn vị phục vụ gián tiếp (ngành kinh doanh thƣơng mại, nông sản, thực phẩm...). Để du lịch phát triển mạnh và đúng hƣớng, chúng ta cần một cơ quan nhà nƣớc đứng ra điều hành, liên kết các đơn vị có liên quan để đề ra giải pháp phát triển du lịch thích hợp, đúng với điều kiện và định hƣớng phát triển kinh tế địa phƣơng, quốc gia. Các cơ quan này chịu trách nhiệm quy hoạch định hƣớng phát triển du lịch, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch ở tầm vĩ mô, phối hợp liên ngành, liên vùng để cùng làm du lịch, cùng nhau tháo gỡ các vƣớng mắc, triển khai các chƣơng trình hành động quốc gia/địa phƣơng về du lịch... Các cơ quan quản lý nhà nƣớc ban hành các văn bản quản lý và khuyến khích phát triển du lịch về các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các loại thuế, các ƣu đãi trong đầu tƣ...

Đồng thời cũng phải xây dựng môi trƣờng du lịch lành mạnh cho cả các đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch. Điểm du lịch không phát triển nếu nơi đó không đảm bảo đƣợc an ninh, an toàn cho khách. Tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch mua hàng, hàng rong đeo bám khách... tại các điểm tham quan là một trong những vấn đề cần giải quyết để đảm bảo an toàn cho khách. Trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn cho khách tại các điểm tham quan nhƣ phao cứu

sinh trên thuyền, gia cố lan can bậc cấp tại các điểm du lịch bắt buộc khách phải leo trèo... Để phát triển các loại dịch vụ bổ sung về đêm cho khách du lịch, nên thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh nhƣ tăng cƣờng kiểm tra trật tự trị an của khu phố, tạo sự an tâm tin tƣởng trong lòng khách. Tại các doanh nghiệp, nên chú trọng các vấn đề đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch qua việc trang bị, bảo trì các thiết bị an ninh, các biện pháp để tuyên dƣơng nhân viên có công lao trong việc bảo vệ khách...

Một công việc không kém phần quan trọng trong hoạt động thu hút KDL là sự tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Nói cách khác, cộng động dân cƣ địa phƣơng là một trong những nhân tố quyết định nên hoạt động thu hút khách du lịch. Nhận thức của dân cƣ giúp tạo ấn tƣợng tốt trong lòng khách du lịch, đời sống và các phong tục tập quán tạo ra giá trị sản phẩm du lịch... Các nhà quản lý du lịch nên có các chƣơng trình giáo dục nhận thức cho dân chúng về các đóng góp tích cực của du lịch vào đời sống của ngƣời dân, vai trò của ngƣời dân trong việc tạo ra sản phẩm, cách thức cƣ xử với khách du lịch, và các biện pháp để ngƣời dân tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch của mình khi khai thác kinh doanh.

Dân cƣ địa phƣơng còn là một nguồn nhân lực lao động tốt bổ sung trong tƣơng lai. Việc giáo dục nhận thức từng bƣớc nhƣ thế sẽ bồi dƣỡng kiến thức tƣ duy kinh doanh du lịch cho mai sau. Đây là giải pháp cần chú ý vì không chỉ giúp dân cƣ nhận thức về du lịch mà còn là bƣớc chuẩn bị nhân lực cho việc phát triển du lịch ở các thế hệ tiếp theo

1.4.4. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch

Do tài nguyên du lịch là nguồn tài nguyên hữu hạn, trong quá trình tổ chức kinh doanh, nguồn tài nguyên du lịch của chúng ta sẽ bị biến dạng, thay đổi theo cả chiều hƣớng tích cực và tiêu cực, chủ quan và khách quan. Nếu chúng ta khai thác không có mục đích định hƣớng rõ ràng sẽ làm giảm thời gian khai thác tài nguyên có hiệu quả cho kinh doanh du lịch. Xu hƣớng khai thác tài nguyên theo hƣớng bền vững hiện nay là một xu thế tất yếu. Vì vậy, trong kinh doanh

đầu tƣ để khai thác điểm đến du lịch song vẫn phải đầu tƣ tôn tạo, bảo vệ tài nguyên nhằm phục vụ lâu dài trong tƣơng lai. Nguồn vốn đầu tƣ tôn tạo có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ ngân sách, vay vốn, vốn viện trợ...

1.4.5. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội phục vụ phát triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch

Cơ sở vật chất quan trọng không chỉ với đời sống của ngƣời dân mà còn phục vụ cho khách du lịch. Trong quá trình thực hiện chuyến đi của mình, khách du lịch sử dụng cả hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng của ngành Du lịch. Vì vậy, đây là một trong những nhân tố thu hút và lƣu giữ khách du lịch. Để thực hiện đƣợc điều này, điểm du lịch nên đầu tƣ cải tạo, xây dựng mới không chỉ theo quy hoạch phát triển tổng thể của địa phƣơng mà còn theo quy hoạch phát triển của ngành Du lịch.

Với cơ sở hạ tầng xã hội, dựa trên quy hoạch, và xây dựng nâng cấp các tuyến đƣờng bộ dựa vào lợi thế của tài nguyên và mục đích chung của xã hội. Với cảng biển, cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch của địa phƣơng phối hợp với ban quản lý cảng ký kết các văn bản về điều kiện ƣu tiên để phục vụ khách du lịch nhƣ khu vực đón khách, khu vực bán hàng lƣu niệm, thủ tục lên đất liền... Phối hợp với cơ quan quản lý hàng không xúc tiến mở các đƣờng bay mới đến thị trƣờng quốc tế, tổ chức các tuyến famtrip, tham gia các chƣơng trình giao lƣu quản bá du lịch, tổ chức trung tâm thông tin du lịch tại sân bay...

Với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phù hợp với các thị trƣờng khách cụ thể mà chúng ta nhắm tới. Đầu tƣ nâng cấp, xây mới các cơ sở vui chơi giải trí vừa hiện đại vừa đặc biệt để đáp ứng nhu cầu khách du lịch và của cả ngƣời dân địa phƣơng. Nguồn vốn đầu tƣ đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt chú trọng đến các dự án kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới các hình thức liên doanh, liên kết, hoặc 100% vốn nƣớc ngoài để xây dựng các khu nghỉ biển cao cấp, sang trọng.

1.4.6. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng, thể hiện trình độ phát triển du lịch ở một địa phƣơng, một cấp độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nƣớc nên xây dựng một chính sách phát triển nguồn nhân lực có tính định hƣớng lâu dài thông qua việc thực hiện các hoạt động nhƣ xây dựng các học viện du lịch, xây dựng các trung tâm đào tạo nghề theo mô hình kết hợp giữa trƣờng học- khách sạn/doanh nghiệp du lịch, tổ chức các hội thi tay nghề hàng năm, tổ chức giao lƣu, hội thảo trao đổi khoa học giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp du lịch... ; vận động tìm các nguồn tài trợ để xin học bổng cho nhân viên trong Sở du lịch đi tu nghiệp ở nƣớc ngoài hoặc mời các chuyên gia trong nƣớc và nƣớc ngoài đến thảo luận, hƣớng dẫn...

1.4.7. Đẩy mạnh công tác xúc tiến

Đứng ở tầm vĩ mô, cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch có những tác động tích cực để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch nhằm đƣa hình ảnh du lịch của địa phƣơng đến các thị trƣờng khách trọng điểm hoặc tiềm năng. Các Sở du lịch, Sở du lịch- Thƣơng mại của các địa phƣơng là đơn vị chủ chốt đứng ra làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau để xây dựng một chính sách quảng bá du lịch cho địa phƣơng của mình đúng với sở thích, đặc điểm tâm lý của từng thị trƣờng nhất định trong việc tổ chức các triển lãm, hội chợ, đặt văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài, đặt văn phòng thông tin du lịch tại các đầu mối giao thông, tổ chức các đoàn famtrip nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng, tổ chức các hội thảo nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch, xúc tiến các hoạt động liên kết các ban ngành có liên quan, thành lập hiệp hội du lịch, tham gia các hiệp hội du lịch khu vực và quốc tế, tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, các cuộc thi nghiệp vụ, thiết kế web-site, tạp chí du lịch và các ấn phẩm du lịch đẹp mắt ấn tƣợng, có chất lƣợng cao...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách đến quảng ngãi (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)