Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách đến quảng ngãi (Trang 44 - 47)

7. Nội dung nghiên cứu

2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thu hút KDL của Tỉnh

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên…có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Quảng Ngãi có nhiều cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là 12 cảnh đẹp đã đƣợc Nguyễn Cƣ Trinh làm thơ tặng. Đó là các địa danh: Thiên Ấn Niêm Hà, Long Đầu hí thủy, La Hà thạch trận, Liên Trì dục nguyệt, Hà Nhai vãng độ, Cổ Lũy cô thôn, An Hải sa bàn, núi Thạch Bích tà dƣơng, Vân Sơn, Thiên Bút phê vân, Thạch Cơ điếu tấu. Ngoài ra bãi biển Sa Huỳnh cũng đƣợc coi là một danh thắng của Quảng Ngãi, gần giống nhƣ Lăng Cô của Huế. Có thể đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên theo địa hình nhƣ sau:

a) Tài nguyên du lịch ở vùng đồi núi và trung du: Với diện tích vùng đồi núi và trung du khá lớn (chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh) tài nguyên du lịch vùng đồi núi của tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú với khu du lịch văn hóa sinh thái Trà Bồng (núi Cà Đam), khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ; hệ thống

các thác nƣớc nhƣ thác Trắng, thác nƣớc Trịnh...; cảnh quan các sông, hồ nƣớc, các thắng cảnh nhƣ núi Cà Đam, núi Thiên Ấn, núi Long Đầu...

Núi Cà Đam (tên chữ là Vân Phong), nằm ở phía Tây Nam của huyện Trà Bồng và phía Đông Nam của huyện Tây Trà. Đứng từ vùng đồng bằng nhìn lên phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi thấy hình núi cao vọt lên giữa lớp lớp núi. Núi Cà Đam đƣợc xem là một trong những cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là căn cứ địa của nghĩa quân dân tộc Cor chống Pháp từ năm 1938 đến năm 1945. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, Cà Đam đƣợc chọn làm căn cứ địa của tỉnh, là trung tâm đầu não của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959).Cà Đam có khí hậu mát mẻ, thích hợp phát triển du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng núi.

Núi Thiên Ấn thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, nằm cách cầu Trà Khúc khoảng 2 km về phía Đông với độ cao chỉ hơn 100 m nhƣng có hình thù rất độc đáo. Đứng từ hƣớng nào nhìn núi cũng có hình thang cân, đƣờng lên núi quanh co với phong cảnh hai bên hữu tình. Trên đỉnh núi bằng phẳng có một ngôi chùa cổ đƣợc bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ xanh tốt. Ngƣời xƣa gọi là “Thiên Ấn niêm hà” (ấn trời đóng trên sông). Thiên Ấn đƣợc xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi và chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi đƣợc xem là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của cả miền Trung.

Núi Long Đầu nằm không xa núi Thiên Ấn, ngay sát quốc lộ 1A, cạnh phía Bắc cầu Trà Khúc. Vào mùa lũ, nƣớc sông Trà Khúc dâng cao, nƣớc cuộn xoáy nơi vực sông dƣới chân núi, ngƣời xƣa hình dung nhƣ đầu rồng đang giỡn nƣớc nên gọi là Long Đầu hý thủy, gắn với chuyện vua Nam Chiếu bên bờ sông Trà.

Ngoài ra còn các núi nhƣ Thạch Bích (huyện Sơn Hà), Cao Muôn (huyện Ba Tơ), núi Lớn (huyện Mộ Đức). Rừng núi ở Quảng Ngãi tƣơng đối hùng vĩ, là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng.

b) Tài nguyên du lịch ở vùng biển và hải đảo: Với đƣờng bờ biển dài gần 130 km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi khá phong phú

và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách, các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành. Trong số các tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi, đáng kể nhất là Mỹ Khê, Sa Huỳnh và đảo Lý Sơn.

Bờ biển Mỹ Khê dài trên 10 km với ba cảnh quan độc đáo và hấp dẫn là Cổ Lũy cô thôn, Thạch Cơ điếu tẩu và An Hải sa bàn. Bờ biển Sa Kỳ - Cổ Lũy có hình cong lƣỡi liềm với bãi cát vàng sạch sẽ, rặng phi lao xanh mát bên bờ biển xanh ngắt, không khí trong lành là nơi thuận lợi cho hoạt động nghỉ dƣỡng và tắm biển. Cửa Sa Kỳ có mỏm núi cao An Vĩnh với nhiều phiến đá tự nhiên hình thoi nhƣ đƣợc bàn tay con ngƣời gọt giũa và sắp đặt, với hang đá lộ thiên có tên gọi là Hầm Rƣợu, những vết đá lõm nhƣ dấu bàn chân đƣợc ngƣời dân nơi đây đặt tên là "bàn chân ông khổng lồ" và chơi vơi ngoài mép nƣớc là tảng đá nhô cao đƣợc đặt tên là “Thạch cơ điếu tẩu”. Phía Bắc cửa biển có bãi cát lớn hình tròn và lõm ở giữa với tên gọi là An Hải sa bàn.

Vùng bờ biển Sa Huỳnh nằm ở cực nam của tỉnh, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Trên bờ biển Sa Huỳnh có nhánh núi Trƣờng Sơn chạy áp sát biển tạo thành những gành đá rất đẹp. Cũng chính vì vậy địa hình Sa Huỳnh rất đa dạng với những ngọn núi màu xanh nhiều cung bậc, với những động cát vàng rực, những đàm nƣớc xanh biếc. Sa Huỳnh còn có Hòn Me, Hòn Khỉ, Động cát Ma Vƣơng chứa đựng di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng...

Đảo Lý Sơn rộng 10,33 km² gồm hai đảo với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cảnh quan đẹp thích hợp với những du khách ƣa khám phá và thiên nhiên hoang dã đƣợc quy hoạch là một trong 16 Khu bảo tồn biển Quốc gia. Trên đảo có bốn di tích quốc gia: Đình làng An Hải, Âm Linh Tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trƣờng Sa), Chùa Hang, Đình làng An Vĩnh và 01 di sản phi vật thể Quốc gia (lễ khao thề lính Hoàng Sa). Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã đƣợc tìm thấy trên đảo, nhƣ suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa và 24 chùa, am…Ngoài ra đảo còn đƣợc thiên nhiên ban tặng đặc sản tỏi nổi tiếng. Đảo Lý

Sơn với các giá trị đặc trƣng về biển, đảo, văn hóa kết hợp lễ Khao thế lính Hoàng Sa trở thành điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của tỉnh, có khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Quảng Ngãi khá phong phú và đa dạng, nếu đƣợc đầu tƣ khai thác hợp lý sẽ tạo nên đƣợc những sản phẩm có đặc trƣng riêng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách đến quảng ngãi (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)