CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Thực trạng hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và việc thực hiện
2.3.3. Đánh giá việc thực hiện Quyết định 22/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ:
Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ là sự thể chế hoá Chỉ thị số 45-CT/TƢ ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị và sự cụ thể hoá Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 1/8/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ. Quyết định đánh dấu mƣời năm hoạt động TVGPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên, từ những bƣớc đi dò dẫm ban đầu, vừa học vừa làm đến những kết quả đƣợc xã hội thừa nhận. Quyết định còn là kết quả sự hợp tác tích cực của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, nhiều cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân một số địa phƣơng với Liên hiệp hội.
Khi đƣợc hỏi về tính chuyên nghiệp trong hoạt động TVPB&GĐXH của các nhà khoa học thuộc Liên hiệp hội Việt Nam, các chuyên gia đều cho rằng khác với dịch vụ tƣ vấn chuyên nghiệp, nhiệm vụ TVPB&GĐXH đƣợc đặt ra cho một tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ. Mặc dù có sự khác biệt với dịch vụ tƣ vấn chuyên nghiệp, nhƣng nhiệm vụ TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên vẫn cần đƣợc thực hiện theo một quy trình hợp lý và tuân theo những chuẩn mực về tính khoa học, độc lập, khách quan và trung thực quy định tại Nghị định 87/2002 NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ. Đây là một yêu cầu mới và cao. Nhƣng có nhƣ vậy thì hiệu quả kinh tế-xã hội mới đƣợc đảm bảo, tín nhiệm của xã hội mới đƣợc từng bƣớc xác lập, uy tín của Liên hiệp hội và các hội thành viên mới ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là Liên hiệp hội và các hội thành viên cần chứng minh đƣợc năng lực thực sự và thực tế của mình, bằng cách đó chủ động tạo ra điều kiện xuất hiện nhu cầu của các cấp, các ngành về hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia đầu ngành thuộc những lĩnh vực khác nhau, tổ chức các hoạt động trao đổi ý kiến và kinh nghiệm giữa Liên hiệp hội với các hội thành viên và giữa các hội thành viên với nhau.
Phƣơng thức tổ chức thực hiện ảnh hƣởng quyết định đến kết quả hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội và các hội thành viên. Trong thời gian qua, một số hội thành viên đã thành lập các công ty hoặc trung tâm tƣ vấn. Các tổ chức này có thể thích hợp cho việc thực hiện các dịch vụ tƣ vấn chuyên nghiệp. Trong khi đó, TVPB&GĐXH đƣợc đề cập trong Quyết định 22 là hoạt động của một tổ chức chính trị-xã hội. Liên hiệp hội và các hội thành viên phải trực tiếp “chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung TVPB&GĐXH và những ý kiến
do mình đề xuất”. Vì vậy, Liên hiệp hội và nhiều hội thành viên thành lập các
hội đồng khoa học. Bên cạnh một số ít uỷ viên thƣờng xuyên, thành phần của hội đồng khoa học cần đƣợc điều chỉnh theo từng đề án và bao gồm các chuyên gia tƣơng ứng với nhiệm vụ đặt ra. Việc quản lí hoạt động TVPB&GĐXH thuộc trách nhiệm của cơ quan Liên hiệp hội hoặc các hội thành viên.
Về cơ chế tài chính, ngày 1/4/2003 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 27/2003/TT-BTC làm cơ sở cho việc xác định các nguồn kinh phí, nội dung chi, mức chi và thể thức chi. Tuỳ theo loại hình đối tƣợng TVPB&GĐXH, kinh phí cho hoạt động này đƣợc xác định trên cơ sở hợp đồng thoả thuận với cơ quan đặt yêu cầu hoặc đƣợc bố trí ngân sách và cấp phát theo tiến độ công việc. Đối với cả hai trƣờng hợp, những quy định của Bộ Tài chính về nội dung chi và mức chi là những hƣớng quan trọng trong việc xây dựng và phê duyệt dự toán, đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự vận dụng linh hoạt đối với từng đề án, ở từng địa phƣơng cụ thể. Điều đó cũng phù hợp với cơ chế tài chính chung áp dụng cho các hoạt động khoa học ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, các mức chi sẽ đƣợc áp dụng cho nhiều năm nên cần tƣơng xứng với yêu cầu và chất
lƣợng cao của hoạt động TVPB&GĐXH, phù hợp với khả năng tăng trƣởng của nền kinh tế, với tình hình trƣợt giá và sát với hoàn cảnh của từng địa phƣơng.
Sau khi Quyết định 22 đƣợc ban hành, Liên hiệp hội đã cùng với Bộ Tài chính bàn biện pháp thực hiện Điều 5 của văn kiện quan trọng này. Đến nay bản dự thảo Thông tƣ hƣớng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động TV, PB và GĐXH đã hoàn thành, trong đó có những qui định chung, những qui định về nguồn thu, nội dung và mức chi, về công tác quản lí, cấp phát và quyết toán cũng nhƣ về tổ chức thực hiện.
Theo thống kê chƣa đầy đủ, Quyết định 22 đã đƣợc cụ thể hoá thành các chỉ thị hoặc quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hải Dƣơng, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Đồng Nai, Cần Thơ. Liên hiệp hội các tỉnh Hải Dƣơng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên cũng tổ chức các hội nghị, nhằm thảo luận, quán triệt và đề ra các biên pháp thực hiện Quyết định 22.
Bên cạnh ý nghĩa to lớn và tác dụng tích cực là chủ yếu, quá trình hoạt động trong hơn tám năm qua cũng bộc lộ một số hạn chế của Quyết định 22 nhƣ:
- Chƣa nói rõ đƣợc quy mô, phạm vi cần phải TVPB&GĐXH. Trong thực tế triển khai hoạt động này ở các địa phƣơng, nhiều địa phƣơng chƣa rõ phạm vi, quy mô, giới hạn cho TVPB&GĐXH là gì, khi nào thì liên hiệp hội địa phƣơng đƣợc chủ động TVPB&GĐXH, khi nào thì đƣợc đề nghị.
- Chƣa xác định đƣợc loại hình nào bắt buộc phải có ý kiến TVPB&GĐXH. Trên thực tế, từ khi có Quyết định 22, các cơ quan Nhà nƣớc rất ít sử dụng hệ thống của Liên hiệp hội Việt Nam thực hiện TVPB&GĐXH, nếu có thì chỉ có các cơ quan cấp dƣới làm theo kiểu đối phó. Kết quả là cơ quan công quyền ra nhiều quyết định thƣờng thiếu luận cứ, các cơ quan có thể cung cấp thêm luận cứ thì không đƣợc huy động. Lý do chính là không có luật nào buộc các nhà đầu tƣ phải thực hiện phản biện.
- Quyền đƣợc thông tin: trong Quyết định 22 chƣa nêu lên cơ chế cung cấp thông tin để tiến hành TVPB&GĐXH do đó dẫn đến tình trạng chủ đầu tƣ ém nhẹm, bƣng bít thông tin gây khó khăn cho công tác TVPB&GĐXH.
- Cơ chế tài chính chƣa tạo điều kiện để các nhà khoa học tích cực chủ động tham gia. Quyết định 22 quy định nguyên tắc xác định kinh phí cho hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên là phi lợi nhuận và việc xác định kinh phí cho hoạt động này theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp các chi phí phụ vụ trực tiếp cho hoạt động này. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, quy định này là quá chung chung, không nêu rõ nguồn tài chính cho hoạt động TVPB&GĐXH cụ thể từ nguồn nào. Phản biện muốn độc lập phải có kinh phí độc lập để điều tra, khảo sát độc lập.
Trong hoàn cảnh đó, nhiều hội thành viên của Liên hiệp hội Việt Nam, nhất là các hội khoa học xã hội ở trung ƣơng và các liên hiệp hội tỉnh, thành phố còn gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia hoạt động quan trọng này. Các phƣơng tiện tài chính và vật chất-kĩ thuật đƣợc cung cấp cũng chƣa tƣơng xứng với mức độ huy động công sức và trí tuệ của các nhà khoa học. Những khó khăn, trở ngại đó đã hạn chế phần nào kết quả TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên đối với các dự án lớn, có tầm cỡ quốc gia.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những triển vọng mới cho sự phát
triển tổ chức và tăng cƣờng hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam.
Kết luận Chƣơng II:
Quyết định 22/2002/QĐ-TTg là sự cụ thể hoá điểm 2 trong Chỉ thị 14/2000/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam. Nó có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền để cho những bƣớc phát triển mới, những thuận lợi mới cho hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên trong việc tập hợp đông đảo lực lƣợng cán bộ khoa học và công nghệ đa ngành và liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề trọng tâm của đất nƣớc, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động đó.
Hoạt động TVPB&GĐXH là một trong những nhiệm vụ chính của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên. Hoạt động này đã trở thành cần thiết và đƣợc xã hội thừa nhận, Đảng, Nhà nƣớc và Quốc hội đánh giá cao. Tuy nhiên, đến nay hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội và các hội thành viên còn nhiều hạn chế, hiệu quả đạt đƣợc chƣa nhƣ mong muốn. TVPB&GĐXH là một nhiệm vụ mới, chƣa có cơ sở pháp lý đủ mạnh và các điều kiện cần thiết để Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên phát huy tốt vai trò và hiệu quả của hoạt động này. Do đó, để TVPB&GĐXH đóng góp có hiệu quả trong việc hoàn thiện các chƣơng trình, dự án cũng nhƣ quyết định các chính sách lớn của quốc gia, của địa phƣơng . . .đã đến lúc cần có những giải pháp mới trong công tác này.
CHƢƠNG 3: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG TƢ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI
Hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên là hoạt động thể hiện ý thức trách nhiệm, tinh thần khách quan, khoa học nhằm phản ánh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức đóng góp vào việc xây dựng chủ trƣơng, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các dự án quan trọng về kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Khi hoạt động TVPB&GĐXH diễn ra nó phản ánh sự phản hồi của xã hội về quan điểm, tƣ tƣởng giữa các nhóm trong xã hội về những vấn đề đƣợc xã hội quan tâm. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng, đáng tin cậy, phản ánh trung thực ý kiến của quần chúng nhân dân, dƣ luận xã hội tới Đảng và Nhà nƣớc. Tạo điều kiện cho hoạt động TVPB&GĐXH phát triển rộng rãi chính là mở rộng kênh đối thoại xã hội giữa ngƣời dân và Nhà nƣớc để tìm kiếm sự đồng thuận xã hội tạo tiền đề cho sự phát triển. TVPB&GĐXH cũng góp phần phát hiện và khắc phục những khiếm khuyết của việc ban hành chính sách từ đó nâng cao chất lƣợng của hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp hội Việt Nam, từ thực trạng đã phân tích ở Chƣơng II, việc xác định các điều kiện cần và đủ để hoạt động TVPB&GĐXH thực sự phát huy hiệu quả có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao vị trí, vai trò của Liên hiệp hội Việt Nam trong hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và TVPB&GĐXH nói riêng.