Giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục giá trị cho con cái (Trang 33 - 40)

1.2.3 .Giáo dục giá trị

1.2.4. Giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình

a. Vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị cho trẻ

- Là môi trường giáo dục giá trị đầu tiên, thường xuyên và lâu dài: Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người, trong đó bố mẹ là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nhân cách của con cái.. Trẻ tiếp thu dần dần những quan niệm, lối sống, cách ứng xử… từ gia đình. Từ đó giúp trẻ xác định được những giá trị sống đúng đắn, hình thành những hành vi, thái độ theo những giá trị đó.

- Định hướng và điều chỉnh kịp thời: các thành viên trong gia đình tác động qua lại với nhau bằng tình cảm, những liên hệ tình cảm qua lại giữa các thành viên trong gia đình có sức mạnh thuyết phục trong quá trình hình thành ý thức, thói quen

hành vi đúng đắn mà không ai có thể làm thay được, đặc biệt trong lĩnh vực hết sức quan trọng và gần gũi là giáo dục giá trị. Nếu không có sự chỉ bảo, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời của cha mẹ, trẻ có thể từ 1 hành vi sai lệch, dần dần trở thành thói quen xấu, cũng từ đó mà trẻ dễ lựa chọn những giá trị thiếu đúng đắn cho mình. Nhờ sự giao tiếp thường xuyên với con mà cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện sai lệch của con, để giúp đỡ, điều chỉnh nhận thức của con, đảm bảo sự hợp lý trong lựa chọn những giá trị sống cho con, giúp các con phát triển đúng hướng.

- Là tấm gương cho trẻ: Cha mẹ có thể trở thành tấm gương giáo dục giá trị sinh động đối với trẻ trong quan hệ hàng ngày. Trẻ có thể học từ cha mẹ hình mẫu giao tiếp hàng ngày mang tính đạo đức, văn hóa cao về tình bạn, tình yêu, sự bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, quan hệ yêu thương trách nhiệm trong trong từng tình huống cụ thể của cuộc sống. Thái độ tích cực của cha mẹ sẽ giúp trẻ tránh được những sai lầm. Nếu cha mẹ không quan tâm và nhận ra được những suy nghĩ, lựa chọn hành vi lệch lạc của con để đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp, kịp thời và hiệu quả; dần dần, trẻ không gần gũi, khép kín với cha mẹ và phạm sai lầm một cách đáng tiếc. Cha mẹ nên ứng dụng thực tế để ứng xử và định hướng cho trẻ thay vì phó mặc hoàn toàn cho phong tục tập quán truyền thống, hay giáo dục từ nhà trường. Tạo cho trẻ những thói quen lành mạnh, có suy nghĩ và nhận thức về những giá trị cần thiết theo chuẩn mực của xã hội.

- Đồng hành: Gia đình, nhất là cha mẹ, không chỉ giáo dục, định hướng, điều chỉn mà còn đồng hành cùng trẻ trong quá trình lựa chọn và phát triển các giá trị của trẻ. Nếu cha mẹ biết cách chia sẻ những thắc mắc, những thiếu sót của con cái trong quá trình phát triển thì sẽ giúp trẻ nâng cao năng lực và sức mạnh bản thân, có thái độ và hành vi đúng mực, đặc biệt là khả năng lựa chọn, đưa ra những hành động đúng đắn theo quan niệm riêng về giá trị sống của mình.

b. Mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình.

Đảng và Nhà nước ta đã nêu mục đích chung của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có kiến thứcvăn hoá, khoa học, có kinh nghiệm nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷluật, giàu

lòng nhân ái, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh,đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong hiện tại và chuẩn bịcho tương lai [29].

Giáo dục giá trị là một bộ phận không tách rời khỏi hệ thống giáo dục nói chung nên cũng hướng tới mục tiêu chung đó. Có thể thấy, trong mục tiêu giáo dục con người do Đảng và Nhà nước nêu ra ở trên, các giá trị như kiến thức khoa học; văn hóa; tính chuyên nghiệp trong lao động; tự chủ; sáng tạo; kỷ luật; lòng nhân ái; tinh thần yêu nước; lối sống lành mạnh; ... rất được coi trọng. Với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong hiện tại và tương lai. Đây có thể coi là mục tiêu chung của giáo dục giá trị cho người Việt Nam thời đại mới hiện nay. So với hệ giá trị của con người Việt Nam những năm trước đây, chúng ta thấy có sự biến đổi nhất định về mục tiêu giáo dục.

Như vậy, mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình của các bậc cha mẹ là gì, mục tiêu đó có phù hợp với qui luật phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay hay không.

Theo chúng tôi, mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình của các bậc cha mẹ chính là những giá trị mà cha mẹ mong muốn con họ hướng tới trong tương lai, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời đại mới.

Để khảo sát các mục tiêu này, chúng tôi dựa vào lý thuyết Rokeach về cấu trúc hai hệ thống giá trị: hệ thống giá trị đích và hệ thống giá trị công cụ (1954). Bên cạnh đó, chúng tôi dựa trên lý thuyết giá trị của Shalom H.Schwartz (1992) về 10 giá trị đích đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay để khảo sát mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình [7].

Như đã nói ở phần trên, lý thuyết về các giá trị cơ bản của con người của Schwartz bao quát hầu hết các nhóm giá trị đích của con người. Bên cạnh đó, lý thuyết này cũng thể hiện được sự đấu tranh giá trị giữa những giá trị truyền thống và hiện đại; giữa xu hướng sáng tạo, chủ động với xu hướng bảo thủ, không muốn thay đổi; giữa xu hướng hưởng thụ cá nhân với tinh thần cộng đồng và lòng nhân ái; … Tất cả những mâu thuẫn trong việc lựa chọn giá trị nêu trên rất phù hợp với bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra trên đất nước ta.

Schwartz đã tiến hành nghiên cứu ở nhiều quốc gia và xây dựng một danh sách 10 giá trị đích (các giá trị thúc đẩy): 1.Quyền lực, 2.Thành đạt, 3.Hưởng thụ, 4.Năng động, sáng tạo, 5.Tự quyết định, 6.Giá trị toàn cầu, 7.Lòng nhân từ, 8.Truyền thống, 9.Đúng mực, 10.An ninh. Đây là những giá trị được công nhận rộng rãi ở mọi nền văn hóa, dựa trên các mục tiêu thúc đẩy đặc biệt làm nền cho mỗi giá trị.

Mười giá trị này có quan hệ thâm nhập lẫn nhau, tạo thành một cấu trúc (xem hình 1), trong đó, mỗi giá trị tương quan thuận với giá trị liền kề, và tương quan nghịch với giá trị đối diện trong vòng tròn. Cơ sở lý luận cho nhận định về các mối quan hệ nêu trên nằm ở chỗ, người ta có thể dễ dàng theo đuổi các giá trị liền kề trong vòng tròn với cùng một hành động, trong khi không thể đồng thời theo đuổi các giá trị nằm đối diện trong vòng tròn (Schwartz, 1992, 2008).

Hình 1. Các giá trị cơ bản trong lý thuyết của Schwartz

Chú thích: Quyền lực (PO), Thành đạt (AC), Hưởng thụ (HE), Năng động, sáng tạo (ST),

Tự quyết định (SD), Giá trị toàn cầu hay còn gọi là giá trị phổ quát (UN), Lòng nhân từ (BE), Truyền thống (TD), Đúng mực (CO), An ninh (SE).

Schwartz đã đưa ra hai chiều cạnh đo lường, cho phép sắp xếp 10 giá trị thành 4 nhóm: tự nâng cao (self-enhancement) đối diện với tự siêu việt (self-

transcendence) và bảo thủ (conservatism) đối diện với cởi mở để thay đổi (openness to change). Tự nâng cao bao gồm các giá trị quyền lực, thành đạt, và hưởng thụ, trong khi tự siêu việt bao gồm các giá trị lòng nhân từgiá trị toàn cầu. Bảo thủ

bao gồm các giá trị truyền thống, đúng mựcan ninh, trong khi cởi mở để thay đổi

bao gồm các giá trị năng động, sáng tạotự quyết định [7].

Chúng tôi sẽ sử dụng bảng khảo sát của Schwartz để tìm hiểu xem cha mẹ ưu tiên định hướng giáo dục giá trị cho con theo các giá trị đích nào.

Bên cạnh hệ thống những giá trị đích, theo lý thuyết của Rokeach, cha mẹ còn hướng tới việc hình thành những giá trị phương tiện ở con. Đó là những phẩm chất cá nhân cần có để có thể đạt được những giá trị đích.

Chúng tôi sử dụng một số phẩm chất được nêu ở phần các giá trị phương tiện từ bảng điều tra giá trị của Rokeach và một số phẩm chất được đề cao trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Đó là:

Có khát vọng Bình tĩnh

Tự lập, tự chủ Tư duy lôgic

Chia sẻ, giúp đỡ Trung thực

Giàu trí tưởng tượng Mạo hiểm

Tôn trọng bản thân và người khác Biết yêu thương Tiết kiệm, không lãng phí Có kỷ luật

Chăm chỉ Năng động, sáng tạo

Có tình, có nghĩa Có tinh thần cộng đồng

Can đảm Có trách nhiệm

Lạc quan Có lối sống giản dị

Ứng xử có văn hóa Có hiếu

Cẩn thận Sôi nổi, nhiệt tình

Cần cù Có tình yêu quê hương, đất nước

Có ý chí Biết ơn

c. Phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ trong gia đình

- Phương pháp làm gương: trong môi trường gia đình, từ nhỏ trẻ đã rất dễ dàng tập nhiễm và bắt chước thái độ, hành động (cả tốt lẫn xấu) của cha mẹ một cách tự nhiên. Vì vậy, một trong những cách giáo dục đơn giản và hiệu quả là làm gương cho trẻ. Ví dụ, cha mẹ muốn con có thái độ nhã nhặn, không cau có thì trước hết cha mẹ phải có thái độ nhã nhặn, không nổi cáu.

- Phương pháp kể chuyện: là phương pháp sử dụng những câu chuyện hay, cảm động kể cho trẻ nghe. Các bậc cha mẹ nên dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách cho con nghe, 20 phút là thời gian không dài nhưng sẽ rất hữu ích với trẻ. Qua giọng đọc tình cảm của cha mẹ mỗi ngày, hứng thú về việc đọc sách sẽ dần được hình thành trong trẻ. Bên cạnh đó, trẻ rút ra được những bài học quý báu về giá trị sống, dần dần hình thành những giá trị tốt đẹp cho bản thân.

- Phương pháp giải thích: cha mẹ nên sẵn sàng trả lời các câu hỏi, giải đáp những thắc mắc của con. Tận dụng sự ham hiểu biết của trẻ để giải thích những gì nên, không nên, hoặc không được làm. Cha mẹ cũng giải thích cho con những giá trị nào là tốt đẹp, những giá trị nào là sai, nên tránh.

- Phương pháp tổ chức trò chơi: cha mẹ khéo léo đưa con mình và những trẻ khác (trẻ em hàng xóm, họ hàng, …) cùng tham gia một số trò chơi, qua đó giúp trẻ tự rút ra được những giá trị nhất định, ví dụ như tinh thần trách nhiệm, tôn trọng bạn bè, tinh thần hợp tác, sự chia sẻ, tình thương.

- Phương pháp nêu gương: cha mẹ có thể nêu ra những tấm gương của những con người có những giá trị sống đúng đắn, từ đó giúp trẻ hiểu ý nghĩa của những giá trị tốt đẹp, nhận thức và lĩnh hội những giá trị đó.

- Phương pháp tình huống giả định: cha mẹ có thể tận dụng các tình huống trong thực tiễn, trong phim, truyện, mà cả gia đình cùng xem, sau đó hỏi xem trẻ suy nghĩ gì về tình huống đó. Hỏi xem nếu trẻ là một nhân vật trong tình huống đó thì trẻ sẽ hành động như thế nào? Sau đó cùng trao đổi thảo luận với các thành viên khác trong gia đình (có sự tham gia của trẻ) để trẻ cùng nghe và rút ra được những bài học nhất định về các giá trị.

- Phương pháp khen thưởng và trách phạt: khen thưởng có thể bằng lời, bằng thái độ vui mừng, tán thưởng, hoặc bằng các phần thưởng nho nhỏ. Trách phạt cũng có thể bằng lời, bằng thái độ không bằng lòng, thái độ bất bình, hoặc bằng cách hạn chế những phần quà của trẻ.

Cần lưu ý rằng lời khen có tác dụng tích cực hơn lời phê bình. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi bạn phê bình trẻ 1 lần bạn phải khen trẻ lại 6 lần. Bởi vì: khen ngợi tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn, khen ngợi giúp trẻ tự tin hơn. Sự khen thưởng và trách phát hợp lý có khả năng củng cố những hành vi tốt đẹp, hạn chế những hành vi không mong muốn, dần dần hình thành những giá trị tốt đẹp ở trẻ.

- Phương pháp phân tích trải nghiệm cảm xúc: cha mẹ nói cho trẻ biết những trải nghiệm cảm xúc của mọi người trước hành vi đã diễn ra trong ngày của trẻ (vui, buồn, tức giận, …) và phân tích cho trẻ biết tại sao họ có những cảm xúc như vậy, để trẻ thấy những hành động đó có thể mang lại niềm vui, nỗi buồn cho mọi người như thế nào. Cha mẹ cũng có thể phân tích lại những cảm xúc của trẻ khi gặp các cách ứng xử khác nhau của mọi người để trẻ thấy một hành vi tốt hay xấu có thể khiến người khác (trong đó có trẻ) có những cảm xúc tích cực hay tiêu cực thế nào.

- Phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: tổ chức cho trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó trẻ tự rút ra những giá trị tích cực. Ví dụ, tổ chức cho trẻ tham gia các công việc gia đình, lao động trồng rau, nuôi gà, dọn vệ sinh, khích lệ trẻ giúp đỡ các em nhỏ, người già. Ngoài ra, cha mẹ có thể đưa các em cùng đi trong các chuyến tham quan, các hoạt động từ thiện, khơi dậy ở các em tình yêu lao động, lòng thương người, sự chia sẻ, quý trọng sức lao động, tôn trọng người khác. Đây là phương pháp rất hiệu quả trong giáo dục giá trị cho trẻ vì cơ chế chủ yếu để hình thành giá trị là cơ chế trải nghiệm (trải qua và nghiệm thấy).

Trên đây là một số phương pháp giáo dục giá trị có thể áp dụng trong gia đình. Các phương pháp này không tách rời nhau mà đan quyện với nhau. Vì vậy, cần sử dụng chúng một cách linh hoạt và tích hợp. Cũng cần lưu ý rằng, không có công thức chung cho mọi đứa trẻ, có những giá trị có thể hình thành khá dễ dàng ở đứa trẻ này, nhưng lại rất khó hình thành ở đứa trẻ khác. Mỗi bậc cha mẹ có thể lựa chọn cách giáo dục giá trị nào là hiệu quả và phù hợp nhất với đứa con và hoàn cảnh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục giá trị cho con cái (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)