Người trong gia đình có ảnh hưởng nhất đến trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục giá trị cho con cái (Trang 56 - 61)

Với cả 2 câu hỏi “ai là người giữ vai trò chính trong giáo dục giá trị cho con” và “ai là người có ảnh hưởng lớn nhất tới trẻ trong gia đình”, chúng tôi đều thu được kết quả tương tự nhau: đa số phụ phụ huynh đều cho rằng cả cha và mẹ đều có vai trò chính trong việc giáo dục giá trị cho con (49.7%) và đều ảnh hưởng nhất tới con (43.4%) vì các lý do chính:

- Con là con chung của cả cha và mẹ, vì thế cả 2 đều có nghĩa vụ như nhau đối vớicon trong mọi vấn đề của con, nhất là chăm sóc, giáo dục con.

- Cha mẹ là người gần gũi con nhất trong cuộc sống, hiểu con nhất, chăm sóc con mọi mặt hàng ngày từ bé đến lớn.

- Cả cha và mẹ luôn là tấm gương cho con.

- Cả cha và mẹ cùng nhau định hướng tương lai cho con, cùng nhau lựa chọn cho con những giá trị phù hợp để con trưởng thành.

Bên cạnh đó, số người lựa chọn cha hoặc mẹ là người gần gũi nhất cũng tương đối cao. Trong đó, mẹ có tỉ lệ cao hơn với 26.9% chọn mẹ là người giữ vai trò chính và 28.92% chọn mẹ có ảnh hưởng nhất tới trẻ (trong khi cha là 21.2% và 20.2%). Sở dĩ mẹ được chọn nhiều hơn vì mẹ là người thường gần gũi với con cái hơn, hay tâm sự, chia sẻ cùng con, nhất là con gái. Cộng thêm việc chăm lo nội trợ, nên mẹ cũng có nhiều thời gian bên cạnh con hơn, chăm sóc từ những việc nhỏ, sinh hoạt hàng ngày, vì thế mẹ dễ hiểu được suy nghĩ tâm tư của con, từ đó mẹ con thân thiết, gần gũi hơn, mẹ dễ có những động viên, định hướng cho con hơn cha.

Mặc dù chỉ là số ít, nhưng vẫn có những bậc cha mẹ lựa chọn người có vai trò chính trong giáo dục giá trị cho trẻ, ảnh hưởng nhất tới trẻ trong gia đình là anh chị (0.9% và 5.85%), ông bà (1.3% và 1.35%) hoặc người khác (0.45%). Đây là những gia đình có bố mẹ thường xuyên làm ăn xa, hoặc quá bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc và giáo dục con cái nên giao phó vai trò đó cho ông bà hoặc anh chị của trẻ. Hay cũng có một số gia đình, dù bố mẹ thường xuyên quan tâm giáo dục, nhưng trẻ vẫn bị ảnh hưởng nhiều nhất từ anh chị của mình, vì anh chị đã lớn, trưởng thành hơn, nhưng tâm lí lại trẻ trung, gần gũi với trẻ hơn nên trẻ có xu hướng theo anh chị, lấy anh chị làm mẫu. Nhưng đó là con số rất ít. Đa số các trẻ

vẫn ảnh hưởng nhiều nhất từ cả cha và mẹ, cũng như cả cha và mẹ đều có vai trò chính trong giáo dục giá trị cho con. Sự ảnh hưởng và vai trò chính đó của cha mẹ trong giáo dục giá trị được họ cụ thể hóa bằng những vai trò sau:

Bảng 3.2. Vai trò của cha – mẹ trong giáo dục gía trị cho con

Vai trò

Nhận thức của cha Nhận thức của mẹ

Vai trò của cha (%) Vai trò của mẹ (%) Vai trò của cha (%) Vai trò của mẹ (%)

Giáo dục, chăm sóc con 29.2 47.6 36 44.9

Định hướng cho con 13.2 3.9 16 3.7

Làm gương cho con 12.3 4.9 8 4.7

Là trụ cột kinh tế, chỗ

dựa tinh thần 45.3 32 39 30.8

Quan tâm, gần gũi, chia

sẻ với con 0 11.6 1 15.9

Bảng 3.2 thể hiện sự khác nhau tương đối rõ trong nhận thức của cha và mẹ về vai trò của họ trong việc giáo dục giá trị cho con: mặc dù cả cha và mẹ đều nhận thức rằng làm kinh tế, chỗ dựa tinh thần và giáo dục chăm sóc con cái là 2 vai trò chủ yếu, nhưng trong khi số đông người cha đề cao hơn hết vai trò làm trụ cột kinh tế đối với cha mẹ, nhất là với người cha (45.3%) thì phần lớn người mẹ lại đề cao vai trò giáo dục, chăm sóc con cái (36% với cha và 44.9 % với mẹ). Sự khác biệt này là điều tất yếu do đặc thù riêng của cha và mẹ: thiên chức của người mẹ từ trước tới nay luôn chủ yếu là chăm lo cho mái ấm gia đình, lại có tâm lý thiên về tình cảm, luôn mong muốn gia đình vui vẻ, mọi thành viên gần gũi, chia sẻ giúp đỡ nhau, vì thế những người mẹ thường đề cao việc cả 2 vợ chồng cùng đồng lòng, hỗ trợ nhau trong việc giáo dục và nuôi dạy con. Còn đối với người cha, kinh tế gia đình vẫn thường là chức trách to lớn của họ, vì thế việc lao động xây dựng kinh tế gia đình là điều mà họ rất quan tâm.

Cũng vì những lí do đó mà người cha có sự quan tâm tới vai trò định hướng tương lai và làm gương cho con hơn người mẹ, nhưng gần như không nghĩ tới việc gần gũi, chia sẻ với con. Ngược lại, với người mẹ, họ lại để tâm tới việc gần gũi với con cái hơn là định hướng và làm gương cho con. Đây là sự khác biệt tất yếu xuất phát từ bản năng cũng như thiên chức riêng của người vợ và chồng trong gia đình: “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” như câu ông cha vẫn thường nói.

Mặc dù phần đông cha mẹ cho rằng họ có vai trò chính và ảnh hưởng nhất, nhưng họ cũng đồng thời khẳng định vai trò riêng của những thành viên khác trong gia đình với giáo dục giá trị cho con:

- Vai trò của ông bà: trong 120 gia đình chúng tôi khảo sát, có hơn 30% là gia đình 3 thế hệ, sống cùng ông bà. Hầu hết cha mẹ ở những gia đình này đều nhận thấy vai trò rất quan trọng của ông bà trong việc giáo dục giá trị cho trẻ, đặc biệt là việc giáo dục những giá trị truyền thống dân tộc và gia đình, những giá trị đạo đức, lễ nghĩa hàng ngày của trẻ. Những khi cha mẹ xa nhà hay bận rộn, ông bà thay cha mẹ quan tâm, bảo ban và dạy dỗ cháu. Cũng như cha mẹ, để giáo dục cháu được hiệu quả, ông bà luôn phải làm gương để con cháu noi theo. Ở những gia đình 2 thế hệ, dù không sống cùng ông bà, cha mẹ cũng rất coi trọng vai trò của ông bà, trong đó họ chủ yếu nhắc tới vai trò quan tâm, động viên con cháu, làm gương cho con cháu, cũng như dùng kinh nghiệm sống của mình để hỗ giúp đỡ, giáo dục cháu trong đối nhân xử thế.

- Vai trò của anh chị: đúng như truyền thống gia đình Việt Nam từ ngàn xưa, hầu hết các bậc cha mẹ được khảo sát đều khẳng định tình đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc nhau của anh chị em trong gia đình là vô cùng cần thiết. Từ đó các anh chị gần gũi, quan tâm em, chia sẻ với em, động viên và giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống. Nhất là những khi cha mẹ thiếu điều kiện quan tâm tới con, thì vai trò của người anh, người chị trong nhà càng được phát huy để hướng dẫn và bảo ban em.

- Vai trò của họ hàng: do có nhiều gia đình quê gốc ở các địa phương khác nhau về Hà Nội lập nghiệp, định cư nên việc xa quê, xa họ hàng tương đối phổ biến.

Vì thế, khi nhắc tới vai trò của họ hàng trong giáo dục giá trị cho con, có phân nửa số cha mẹ không trả lời, trong số những câu trả lời chỉ một số ít khẳng định họ hàng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhiều. Chủ yếu cho rằng họ hàng có ảnh hưởng gián tiếp bằng cách quan tâm, hỏi thăm các cháu; khen ngợi khi trẻ làm tốt; tạo mối quan hệ thân thiết, hòa thuận trong họ hàng đồng thời giáo dục trẻ mối quan hệ cũng như ứng xử nội, ngoại, dòng tộc.

- Vai trò của người giúp việc: hầu hết gia đình tham gia khảo sát đều có mức kinh tế trung bình (52.7%) và trên trung bình (23.6%) nên rất ít gia đình thuê người giúp việc, vì thế phần lớn cha mẹ cho rằng người giúp việc không có vai trò trong việc giáo dục giá trị cho trẻ. Với số ít những gia đình có người giúp việc họ cũng không đề cao, mà chỉ cho rằng người giúp việc giúp chăm nom nhà cửa, con cái khi vắng bố mẹ; có thể giúp đỡ về thể chất qua việc ăn uống sinh hoạt và góp phần giúp trẻ chăm chỉ việc nhà, gọn gàng hơn qua công việc hàng ngày.

Như vậy đa số cha mẹ đều đã có nhận thức nhất định về các vấn đề mục tiêu, nội dung và vai trò của mỗi thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục giá trị cho con. Tuy còn chưa đạt tới mức hoàn thiện, nhưng nhìn chung nhận thức đó đã theo hướng phù hợp, có sự thống nhất giữa cha và mẹ. Dù có những khác biệt trong nhận thức của cha mẹ nội và ngoại thành nhưng đó chỉ là sự thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan của địa phương.

3.1.2. Cảm xúc của cha mẹ trong giáo dục giá trị cho con

Để đạt được hiệu quả, khi đã nhận thức được ý nghĩa của giáo dục giá trị, trước khi đi tới thực hiện hành vi giáo dục, cha mẹ cần có những suy nghĩ, quan tâm, hứng thú... về giáo dục giá trị cho con. Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của tiến bộ khoa học kĩ thuật, cha mẹ dễ dàng thỏa mãn mối quan tâm của mình tới vấn đề giáo dục giá trị cho con thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, mạng internet… góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giá trị cho con trong gia đình.

Sau khảo sát, chúng tôi thu được số liệu tương đối tích cực về sự quan tâm, tìm hiểu của các bậc cha mẹ cả thành thị và nông thôn Hà Nội đối với việc giáo dục giá trị cho con, cả ở mục tiêu, nội dung hay phương pháp:

0.4 11.1

88.5

hầu như không nghĩ tới thỉnh thoảng nghĩ tới thường xuyên nghĩ tời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục giá trị cho con cái (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)