Tƣ tƣởng đạo đức trong Phúc Âm về trách nhiệm xã hội và ý nghĩa của nó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng đạo đức trong phúc âm và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 105)

của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay

Theo từ điển Triết học (1975), nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva: Trách nhiệm xã hội có hai phƣơng diện: Một là, thuộc phạm trù đạo đức và hai là thuộc phƣơng diện luật học: Trách nhiệm xã hội phản ánh trình độ xã hội đặc biệt và thái độ đạo đức – pháp luật của cá nhân đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung); Thái độ này biểu thị sự nhận thức và hành động hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các yêu cầu bổn phận theo quy chuẩn pháp luật [74, tr.595]. Từ điển Tiếng Việt (1999), nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội: Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác, hoặc phải nhận lấy về mình [75, tr.1678]. Trong từ điển Tiếng Việt (2004) của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học: Trách nhiệm đƣợc hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái với đạo đức và pháp luật thì phải chịu phần hậu quả [76, tr.1020]. Với tƣ cách là tín đồ Công giáo thì đạo đức trong Phúc Âm đều có cả hai phƣơng diện là đạo đức học và cả phƣơng diện luật (giáo luật).

Trong tác phẩm “Đạo đức học hiện đại: Cội nguồn và những vấn đề” (1998) tác giả E.V.Zo lotokhina Abolina - một nhà nhân văn triết học ngƣời Nga lại quan niệm rằng: trách nhiệm đƣợc đặt trong mối quan hệ với tự do, là mặt trái của tự do, trách nhiệm gắn liền và luôn đi kèm với tự do, kẻ nào hành động tự do thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm. Trách nhiệm đó chính là sự phản ứng lại thử thách mà tình huống đặt ra cho ta, và phản ứng lại yêu cầu từ phía ngƣời khác. Trách nhiệm cũng có nghĩa là khả năng hiểu đúng những nhu cầu của ngƣời khác và nhu cầu của chính mình [89, tr.194].

Nhƣ vậy, tuy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xã hội, mỗi quan điểm đều có một cách tiếp cận riêng và những điểm hợp lý riêng. Điểm chung theo các cách nhìn đó, trách nhiệm là khái niệm vừa của đạo đức học và vừa có phƣơng diện luật học. Nó nói lên một đặc trƣng của nhân cách

trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Khi trách nhiệm của chủ thể đƣợc gắn liền với nội dung xã hội hóa, mở rộng phạm vi ứng dụng và thực thi ra toàn xã hội thì thƣờng đƣợc sử dụng với thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội”. Nói cách khác, ta có thể hiểu, trách nhiệm xã hội là bổn phận của cá nhân, chủ thể cũng nhƣ của cộng đồng xã hội đối với những quyết định và hành động nhằm đảm bảo, làm tăng nghĩa vụ và quyền lợi đối với mỗi thành viên trong xã hội một lý thuyết hoặc một hệ tƣ tƣởng đạo đức nhấn mạnh đến việc một cá nhân hoặc một tổ chức khi hành động theo tự do lựa chọn cần phải có nghĩa vụ hành động vì lợi ích của ngƣời khác và của xã hội. Trách nhiệm xã hội là một vấn đề quan trọng của cả đạo đức cá nhân, lẫn đạo đức xã hội. Xét từ góc độ cá nhân, ý thức về trách nhiệm xã hội không chỉ là một đức hạnh, một tiêu chuẩn của luân lý, mà còn là một yếu tố cấu thành nhân cách con ngƣời; thực hiện trách nhiệm xã hội là thể hiện hành vi đạo đức của con ngƣời. Xét từ góc độ xã hội, trách nhiệm xã hội là một trong những nền tảng để gắn kết các mối quan hệ xã hội, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội; là một giá trị để đảm bảo cho quyền sống của tất cả mọi ngƣời. Ý thức về ngƣời khác, quan niệm về bổn phận đối với đất nƣớc, nghĩa vụ đối với xã hội, lòng tốt, tính vị tha, tinh thần bao dung,... là những biểu hiện khía cạnh luật pháp cụ thể của trách nhiệm xã hội. Cả hai điều này trong Phúc Âm đều đƣợc nhấn mạnh đặc biệt còn ở mức cao với yêu cầu cao mang tính lý tƣởng.

Tuy mang ý nghĩa là bổn phận, nhƣng về bản chất, trách nhiệm xã hội là một sự tự nguyện, đứng trên trách nhiệm luật pháp với ý nghĩa điều chỉnh các hành vi của cá nhân trƣớc và trong khi hoạt động, chứ không phải là tiêu chí đánh giá cá nhân sau khi h oàn tất hoạt động của mình. Chính vì vậy, trách nhiệm xã hội có thể bị phủ định trong trƣờng hợp nó kiềm chế hoạt động của cộng đồng, và ngƣợc lại, nó có thể đƣợc khẳng định khi mang ý nghĩa trách nhiệm trong hoạt động, tức là mang lại nhiều lợi ích đối với các thành viên cũng nhƣ cho cả xã hội. Điều chú ý là tƣ tƣởng đạo đức trong Phúc Âm khía cạnh trách nhiệm xã hội còn đƣợc mang “tính thiêng” không thể bỏ qua, mà

yêu cầu cao, lý tƣởng luôn thực thi trong thƣờng ngày nhƣ là lối sống. C.Mác nói: trong tính hiện thực của nó bản chất con ngƣời là tổng hòa các quan hệ xã hội. Do vậy, mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động (lao động) của mình sẽ tự điều chỉnh bản thân mình theo chiều hƣớng hoạt động có trách nhiệm, làm cho hoạt động của mình phù hợp với các lợi ích của xã hội. Giải thích về trách nhiệm xã hội trong Phúc Âm hiện nay cũng thừa nhận yêu cầu con ngƣời cần phải sống có ý nghĩa, có giá trị thực tế với tha nhân và chính mình ở mức cao nhất [57].

Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là những đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với cá nhân (nghĩa vụ xã hội của cá nhân) mà còn bao hàm cả những đòi hỏi, yêu cầu của cá nhân (quyền của cá nhân) đối với xã hội. Nghĩa là: Một là, trong xã hội, các cá nhân luôn luôn tồn tại và bị qui định bởi rất nhiều các mối quan hệ mang tính tất yếu khách quan. Những tất yếu khách quan này biểu hiện cụ thể trong đời sống thành những qui tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Trách nhiệm xã hội của bản thân mỗi ngƣời lúc này chính là hoạt động tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực đó của xã hội, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Hai là, trong khi thực hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, bản thân các chủ thể hoạt động đó cũng yêu cầu xã hội phải có trách nhiệm trong việc tạo ra những không gian hoạt động nhất định trong đó cá nhân có thể hoàn toàn tự do hoạt động, tự do lựa chọn phƣơng thức, hình thức hoạt động của bản thân nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân mà không xâm hại đến lợi ích của cả cộng đồng.

Trong Phúc Âm đã có sự diễn đạt hình tƣợng các ý nghĩa trên đây nên đã thấm vào tầm hồn đông đảo giáo dân Việt Nam qua mấy trăm năm. Công giáo với tính cách là thực thể xã hội, ngày nay có sự chú trọng đến phƣơng diện trách nhiệm xã hội theo cách của họ. Nhƣ vậy theo giáo dân Công giáo, trách nhiệm xã hội đó chính là cá nhân có nghĩa vụ, có trách nhiệm đối với xã hội và ngƣợc lại, xã hội cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm đáp ứng các quyền

lợi của cá nhân. Xét về thực chất, đó chính là quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội và của xã hội đối với mỗi cá nhân. Trách nhiệm xã hội đƣợc thể hiện ở việc góp phần vào các hoạt động xã hội, giáo dục, y tế, an sinh,… để đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, làm cho họ có tinh thần trách nhiệm và nhận thức đƣợc một cách đúng đắn, đầy đủ nhất về trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ xây dựng xã hội, nghĩa vụ đối với các mối quan hệ xung quanh mình để không xâm hại đến lợi ích của xã hội cũng nhƣ của các cá nhân khác.

Cũng giống nhƣ giáo lý và kinh sách của một số tôn giáo khác, trong Phúc Âm của đạo Công giáo dù không đƣa ra khái niệm về “trách nhiệm xã hội”, song thẩm thấu qua các câu chữ là tinh thần trách nhiệm xã hội đã thấm đẫm trong tƣ tƣởng đạo đức Công giáo nhƣ ở trên đã phân tích. Theo tinh thần Phúc Âm đó, trách nhiệm không chỉ thuộc về lý trí không chỉ là sự lên tiếng của lƣơng tâm, của nền tảng đạo đức trong chính trái tim con ngƣời mà còn có tính thiêng liêng tuyệt đối. Không hề có cƣỡng chế hay ép buộc, trách nhiệm là sự tự nguyện của mỗi ngƣời trong việc thực hiện nghĩa vụ, bổn phận của mình. Dù không có tòa án, luật pháp nào có thể đi sâu vào trói buộc con ngƣời vào trách nhiệm lƣơng tâm, bởi “khác với động cơ ý thức nghĩa vụ, lƣơng tâm còn bao hàm cả sự tự đánh giá những hành động đã thực hiện trên cơ sở nhận thức của con ngƣời đối với trách nhiệm của mình trƣớc xã hội... Ngoài ra cần thấy “tính” trừu tƣợng, lý tƣởng tuyệt đối của đạo đức Công giáo luôn tỉnh thức lay động lƣơng tâm, còn đòi hỏi con ngƣời phải có thái độ phê phán nhƣ nhau đối với ý kiến của mình và của ngƣời khác phù hợp với những yêu cầu khách quan của xã hội. Cũng nhƣ tín đồ phải có tinh thần trách nhiệm không đúng với hành động bản thân, mà còn đối với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình” [7, tr.340]. Có niềm tin vào Thiên Chúa có lẽ lƣơng tâm là tòa án trung thực và khách quan nhất mà mỗi tín đồ để định hƣớng hành động và việc làm của họ theo những chuẩn mực lý tƣởng cao cả của tôn giáo, không đi ngƣợc lại với những lề, luật mà xã hội đặt ra.

Trong sách Phúc Âm có nhiều đoạn nói về lƣơng tâm và trách nhiệm của tín đồ. “Kẻ nào tự nhấc mình lên sẽ bị hạ xuống và kẻ nào tự hạ mình xuống sẽ đƣợc nhấc lên” (Mt 23,12). Phúc âm còn khuyên con ngƣời trƣớc khi bắt tay thực hiện hành vi nào đó phải dựa vào sự phán đoán của trái tim và còn nhờ con mắt trong sạch: “Đèn của thân thể tức là mắt, khi mắt ngƣơi sáng thì toàn thân ngƣơi sáng, một khi mắt mù lòa thì thân ngƣơi cũng sầm tối” (Lc 11,34). Nghĩa là, hành vi đạo đức dựa vào lƣơng tâm con ngƣời còn lệ thuộc vào lòng ngay thẳng, trí tuệ sáng suốt ý ngay lành của chính họ và những yêu cầu này thì đã có Thiên Chúa – đấng hiển linh mọi nơi, mọi lúc thấu suốt mọi sự trần gian kín ẩn nhìn nhận phán xử. Những quan niệm đạo đức đó thừa kế từ trong phong cách tƣ duy đầy trách nhiệm ngƣời Do Thái thời cổ đại, nhƣng đã trở thành cơ sở tƣ tƣởng đạo đức nền tảng để cho các nhà thần học Công giáo. Ngày nay, Giáo hội đang rất chú ý đề cao kết luận rằng trách nhiệm, bổn phận lƣơng tâm con ngƣời là bẩm sinh, là bắt nguồn từ Thiên Chúa, và tuyệt đối định sẵn từ buổi đầu thu tạo nên con ngƣời và tính linh của tồn tại ngƣời, phân biệt với toàn bộ tồn tại khác…Đây chính là điều chúng tôi thấy ý nghĩa to lớn của đạo đức Phúc Âm, rất cần đƣợc chú trọng nhân rộng lan tỏa trong xã hội Việt Nam, đồng thời cần có sự bổ sung cơ sở hiện thực đạo đức ấy.

Tiếp nhận quan niệm về đạo đức đối với ngƣời Công giáo, rèn luyện ý thức trách nhiệm lƣơng tâm và nhất là sống theo đạo đức Công chính là một bổn phận thƣờng xuyên tín đồ Công giáo của ngƣời bất kể ở đâu, hoàn cảnh nào, lúc nào. Vì tiếng nói công chính, lƣơng tâm là tiếng nói của Chúa. Tiếng nói nội tỉnh đó bảo mỗi ngƣời phải yêu mến Thiên Chúa và tha nhân và làm điều lành, lánh điều dữ. Phúc Âm còn chỉ ra cho biết trong từng trƣờng hợp cụ thể, cần phải làm điều gì và cần tránh điều gì. Phúc Âm đề cao trách nhiệm, bổn phận lƣơng tâm, là lề luật chính Thiên Chúa ghi khắc vào Phúc âm và trong trái tim tâm hồn con ngƣời Ki tô hữu. Những qui tắc, chuẩn mực đạo đức này không phải con ngƣời tự đặt ra cho chính mình để rồi có thể muốn theo hay không, muốn duy trì hay từ bỏ tùy ý. Tôn thờ Thiên Chúa trên

hết mọi sự Ki-tô hữu cần luôn nghe theo lƣơng tâm trách nhiệm, bổn phận không chỉ vì “sợ” luật pháp, “sợ” bị trừng phạt nhƣng vì kính trọng, tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa. Ki tô hữu có ý thức trách nhiệm, bổn phận lƣơng tâm công chính là bởi họ đƣợc “ngâm” “tẩm” nội tâm bởi Phúc Âm, lƣơng tâm đƣợc chi phối bởi cái lề luật đƣợc Thiên Chúa ghi khắc vào lòng họ, không phải chỉ bởi những lề luật, quy định tƣơng đối, tạm thời, trần tục và có thể thay đổi của các tập thể xã hội loài ngƣời. Thiên Chúa ghi khắc bằng sức mạnh Thần thiêng, vĩnh hiển bằng hai cách: Qua con đƣờng “tạo dựng”, vì thế trí khôn tự nhiên đƣợc Thiên Chúa truyền có thể khám phá ra (lề luật tự nhiên) và qua con đƣờng “mặc khải” siêu nhiên cho mỗi cá nhân Ki tô hữu, mà đức tin đón nhận. Ngƣời ta nói: Bổn phận, trách nhiệm,công chính lƣơng tâm là “con đẻ” của Thiên Chúa và là “con nuôi” của xã hội. Nói “con đẻ” là nói nguồn cội phát sinh, còn nói “con nuôi” là nói tới sự phát sinh đạo đức xã hội có vai trò cần thiết của giáo dục trong gia đình và xã hội mà ngày càng tăng trƣởng, tiến bộ. Ngày nay, ở Việt Nam đã tiếp nhận những giá trị đạo đức Phúc Âm này, cần đƣợc nhân rộng.

Không phải cho đến bây giờ thì vấn đề trách nhiệm xã hội mới đƣợc giáo hội Công giáo coi trọng, mà ngay từ xa xƣa, trong Phúc Âm đã hình thành tƣ tƣởng về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng nhƣ quyền của con ngƣời trong cuộc sống. Phúc Âm đã ghi lại đầy đủ và chi tiết, những quan niệm thời bấy giờ về một xã hội với những con ngƣời đầy ý thức trách nhiệm, trƣớc tiên là trách nhiệm với Chúa của họ. Song qua hàng ngàn năm tồn tại phát triển cộng đồng giáo dân ý thức trách nhiệm đó vì đƣợc giáo dục, răn đe, nhắc nhở thƣờng xuyên nên đã ngấm vào tín đồ và trở thành ý thức trách nhiệm dân sự với thế giới thực tại mà họ đang sống hằng ngày. Chúa Giê-su khuyên con ngƣời sống phải có lề luật, phải có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình mình và với cộng đồng xã hội: “Tất cả những gì anh em muốn ngƣời ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho ngƣời ta” (Mt 7, 12). Đạo Công giáo có tổ chức hoàn bị đặc biệt đề cao tình thƣơng và lòng bác ái. Mặc dù theo Công

giáo thể hiện trách nhiệm xã hội hoàn toàn không phải chỉ là tình thƣơng, nhƣng nếu có tình thƣơng và lòng bác ái con ngƣời sẽ sống có trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng, bằng không, họ trở nên vô cảm, vị kỷ. Các chƣơng trình mang tính nhân đạo từ thiện của Công gióa đang ngày một hiệu quả và có chiều sâu rộng hơn là sự minh chứng.

Con ngƣời chỉ có thể phát triển và thực hiện lời Chúa trong mối quan hệ với ngƣời khác. Và con ngƣời cũng vì thế mà phải có trách nhiệm với chính xã hội mà họ đang sống. Nhƣng tín đồ Công giáo chủ yếu hƣớng về “xã hội tâm linh”. Bởi theo cách hiểu chung, con ngƣời tồn tại trong nhiều mối quan hệ. Hơn thế nữa, xã hội, không chỉ là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con ngƣời, đã hình thành trong lịch sử, mà còn bao gồm cả quan hệ ý thức đạo đức, quan hệ của lƣơng tâm trách nhiệm, quan hệ tâm linh cần đƣợc chú trọng. Cách nhìn này không thể thiếu trong đời sống của nhân loại từ trƣớc tới nay. Bởi vậy “xã hội còn là một cộng đồng vừa hữu hình vừa thiêng liêng” [5, tr.580]. Công giáo chủ yếu chú trọng khai thác trách nhiệm tâm linh của mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng đạo đức trong phúc âm và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)