Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ gạch của công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 58)

Nguồn: Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn (2016)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC P. Hành chính nhân sự P. Kế toán tài chính Nhà máy P. Kinh doanh Kho thành phẩm nghiệp Tổ vụ Tổ thị

trường Tổ tiêu thụ vật tư Kho xưởng Phân hoạch Kế kỹ thuật

Hội đồng quản trị

HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu gồm có 05 (năm) thành viên với nhiệm kỳ là 4 (bốn) năm, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi nhuận của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông, các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch HĐQT.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra gồm có 03 (ba) thành viên với nhiệm kỳ cùng nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và kéo dài thêm 90 (chín mươi) ngày để giải quyết các vấn đề tồn đọng. Vai trò của Ban kiểm soát là giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đăm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông.

Ban giám đốc

Ban giám đốc bao gồm 01(một) Giám đốc và 01(một) phó giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về các nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty

Phòng Hành chính - Nhân sự

Phòng Hành chính – Nhân sự có nhiệm vụ:

Lập Quy chế khen thưởng , kỷ luật và chính sách tuyển dụng nhân viên, trình HĐQT phê duyệt hàng năm.

Quản lý nhân sự, phụ trách các tổ chức đoàn thể quần chúng, chăm lo đời sống CB – CNV Công ty về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động.

Tổ chức các chương trình đào tạo phù hợp với Công ty, ngành hàng và xu thế phát triển kinh doanh của Công ty cho khu vực trực tiếp sản xuất, khu vực gián tiếp-văn phòng.

Tổ chức nhóm hành chính quản trị bao gồm: văn thư, đánh máy, tiếp tân, lái xe, bảo vệ.

Quản lý tài sản của Công ty, lưu trữ các hồ sơ văn kiện, văn bản, hợp đồng.

Tổ chức đội bảo vệ và phòng cháy chữa cháy đảm bảo an ninh và an toàn trong Công ty và cơ sở sản xuất.

Hỗ trợ Giám đốc điều hành hoạt động của đội an ninh trật tự, quản lý, sửa chữa, đảm bảo cho các hoạt động tốt trụ sở và các chi nhánh văn phòng của Công ty, quản lý trạm y tế.

Soạn thảo các văn bản cho Ban giám đốc, thông báo chỉ thị của Ban giám đốc cho các phòng ban.

Phòng Tài chính, Kế toán

Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ:

Tuân thủ pháp lệnh về kế toán thống kê của Nhà nước, tính toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các nhiệm vụ kinh tế phát sinh.

Lập các báo cáo tài chính gồm các bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, tiền mặt về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty , các báo cáo quản trị doanh thu, chi phí, tỷ lệ tăng giảm, thực hiện và kế hoạch, ngân sách chi tiêu, định phí, biến phí, theo định kỳ hàng tháng, quý và năm.

Quản lý chặt chẽ tài sản của Công ty lập bảng thống kê. Quyết toán chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Bảo quản, lưu trữ các hồ sơ kịp thời khoản nợ phải thu, phải trả, nguồn tiền quỹ của Công ty.

Tác nghiệp giữa các bộ phận qua công tác kiểm soát dựa vào kế hoạch ngân sách thông qua đầu tư tài chính đã được duyệt.

Trực tiếp quản lý kho thành phẩm.

Phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh có chức năng tiêu thụ toàn bộ sản phẩm Công ty sản xuất với các nhiệm vụ cụ thể là tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại các cửa hàng, đại lý, nhân viên tiêu thụ trực tiếp và đề xuất các phương án kinh doanh, các chính sách khuyến mại, đề xuất điều chỉnh giá bán hợp lý cho từng thời kỳ để kích thích tiêu thụ sản phẩm.

Tổ Nghiệp vụ có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động chung của cả phòng, tiến độ thực thi các hợp đồng, tiến độ giao hàng, thanh toán, quản lý các đơn hàng và trợ giúp các công việc hành chính của phòng.

Tổ Thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu, phân loại thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tổng hợp nhu cầu thị trường, xu hướng thị trường, trợ giúp các lãnh đạo Công ty hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh cho từng thời kỳ, tổ chức quảng bá giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tổ Bán hàng trực tiếp có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới bán hàng, đại lý, bảo đảm doanh số yêu cầu của Công ty.

Nhà máy:

Nhà máy bao gồm:

Kho vật tư: quản lý toàn bộ vật tư và nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy.

Phân xưởng: trực tiếp thực hiện hoạt động của Công ty . Phân xưởng bao gồm các tổ sản xuất được phân chia theo cac công đoạn của quy trình sản xuất tổ điện, tổ chế biến than, tổ ủi, tổ chế biến tạo hình, tổ phơi, tổ vận chuyển xếp goòng, tổ nung sấy và tổ ra lò.

Phòng kế hoạch kỹ thuật

Thực hiện các nhiệm vụ chính là quản lý chất lượng sản phẩm, sửa chữa, bảo hành máy móc, thiết bị, thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

3.1.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh

a. Nguyên vật liệu

Nguồn nguyên vật liệu

Nguồn nguyên vật liệu chính cho quá trình sản xuất gạch ngói gồm có đất, than và điện.

Đất sét là loại đất có tính dẻo, mịn, giảm trọng lượng khi nung và phơi, sau khi nung đổi màu, đông cứng và kết dính. Đất sét là nguyên liệu chính cấu thành sản phẩm. Đất sét thu mua được đưa vào sản xuất ngay. Đối với các sản phẩm nem hoặc ngói yêu cầu chất lượng cao, đất sét được sơ chế trước khi đưa vào sản xuất.

Than được sử dụng vừa làm nhiên liệu vừa làm nguyên liệu sản xuất gạch nung. Than được nhào trộn với tỷ lệ nhất định cùng đất sét trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, chất lượng nung của các sản phẩm nung đồng đều hơn, đồng thời giảm thiểu được bụi than sản sinh trong quá trình sản xuất. Các loại nhiên liệu đang được dùng trong lò nung hiện nay bao gồm than và dầu Diezel.

Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên liệu

Nguồn cung cấp đất sét chủ yếu của Công ty là từ Công ty TNHH Phương Châm. Nhà cung cấp này trực tiếp thực hiện khai thác và thu mua các sản phẩm đất sét từ nguồn khai thác đất nhỏ lẻ chủ yếu tại khu vực sông Hồng. Hoạt động khai thác này mang tính thời vụ cao, chỉ thực hiện được vào mùa khô nước cạn. Hơn nữa, năng lực cung cấp đất sét cho Công ty của nhà cung cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu của Công ty do phụ thuộc vào sản lượng khai thác và thu mua. Ngoài ra, chất lượng đất sét cung cấp cũng là vấn đề cần được quan tâm vì chất lượng đất ảnh hường trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, nhất là việc sản xuất các sản phẩm mỏng.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu đất sét sản xuất trong năm và tránh được tác động tiêu cực của biến động giá đất sét trên thị trường khi nguồn cung cấp nguyên liệu gặp khó khăn khi thời vụ tạo ra khan hiếm, Công ty nên chủ động tìm kiếm thêm các nhà cung cấp khác giảm thiểu rủi ro thiếu nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Bảng 3.1: Danh sách các nhà cung cấp NVL chính của Công ty

STT Nhà cung cấp Nguyên liệu cung cấp

1. Công ty TNHH Phương Châm Đất sét

2. Công ty Cp TM DV và Vận Tải Đức Hiệp Than

3. Công ty TNHH Minh Hiền Than

Nguồn: Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn (2015) Các loại nhiên liệu đang dùng trong các lò nung hiện nay gồm có: than cám, dầu Diezel được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và rất sẵn có trên thị trường, việc lựa chọn các nhà cung cấp chủ yếu dựa trên cơ sở chất lượng và giá cả.

Nguyên liệu chủ yếu là đất sét chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 30% trong cơ cấu giá thành, nhiên liệu chủ yếu là than chiếm tỷ trọng bình quân

khoảng 30% trong cơ cấu giá thành gạch ngói do Công ty sản xuất. Biến động của giá nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty đặc biệt là trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

Giá cả đất sét, một trong những nguyên liệu chính của Công ty biến động mang tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, chi phí vận chuyển và chi phí nhân công khai thác. Đặc biệt, nguồn đất sét cung cấp trong thời gian hiện nay ngày càng trở lên khan hiếm. Tính từ năm 2002 đến năm 2005 giá nguyên liệu đất sét đã tăng gấp đôi. Hiện nay, trung bình giá đất sét để sản xuất gạch xây dao động từ 50.000 – 60.000 ngàn đồng/ khối. Mặc dù đảm bảo được chất lượng đất sét cung cấp cho hoạt động sản xuất của Công ty thể hiện ở chất lượng sản phẩm đầu ra của Công ty được khách hàng chấp nhận, Công ty cũng nên xem xét tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới để tránh tình trạng bị phụ thuộc về giá cả do nhà cung cấp duy nhất quy định.

Liên quan đến các chi phí nhiên liệu. do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, mặc dù giá xăng dầu, than trên thế giới giảm mạnh, thực tế các ngành này ở Việt Nam chưa giảm tương ứng, một số loại năng lượng còn có nguy cơ tăng giá (giá điện được dự đoán sẽ tăng trong thời gian gần,) Thêm vào đó, trước thực tế tại thị trường nội địa cung đang vượt cầu, các doanh nghiệp trong ngành đang có xu hướng tăng giá thành sản phẩm, tăng cường các chương trình khuyến mại để cạnh tranh, Công ty cần xem xét điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất đồng thời rà soát lại dây chuyền sản xuất để giảm thiểu chi phí bao gồm chi phí điện và than nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cả tỷ lệ thu hồi.

b. Quy trình sản xuất

Gạch ngói nung là sản phẩm từ đất sét, để tạo ra được sản phẩm phải trải qua nhiều khâu bao gồm các bước được mô tả như sơ đồ 3.2.

Đất sét nguyên liệu được xúc đổ đầy vào máy tiếp nguyên liệu để đưa vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế lần lượt được thực hiện gồm: Tiếp liệu

Nghiền thô Nghiền tinh.

Sau khi sơ chế, nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn, bổ xung thêm nước và than để đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy nhào đùn liên hợp tạo phôi sản phẩm.

Phôi sản phẩm sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại để phơi khô tự nhiên cho đến khi đạt độ ẩm thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ gạch của công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)