6. Kết cấu của luận văn: 9-
2.2. Những giải pháp đối với biến đổi văn hóa của tộc ngƣời Hmông ở
2.2.1. Những biến đổi tích cực và tiêu cực trong văn hóa tộc người Hmông
Biến đổi tích cực:
- Góp phần bảo đảm bình đẳng giới: Người Hmông theo Tin lành đã tạo ra bước chuyển trong nhận thức đối với vai trò của người phụ nữ, hướng mối quan hệ về giới theo thế cân bằng, bình đẳng hơn. Cuối tuần, người phụ nữ Hmông được nghỉ ngơi để đi cầu nguyện tập trung, giao lưu tiếp xúc với nhiều người để mở rộng quan hệ; theo Tin lành, nhiều phụ nữ Hmông ở Lào Cai còn khẳng định được vị thế của mình, có tiếng nói nhiều hơn trong gia đình. Cũng chính vì lẽ đó mà người Hmông theo Tin lành quan niệm không quan trọng việc sinh con trai hay con gái như trước đây nữa , góp phần thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nâng cao nhận thức trong cộng đồng người Hmông ở tỉnh Lào Cai.
Như vậy, đạo Tin lành với những điểm mạnh của tôn giáo hiện đại, dân chủ, đề cao con người, đề cao cá nhân, đề cao sự tiến bộ đã ít nhiều giúp người Hmông bỏ được những cái cổ hủ, rườm rà trong văn hóa, tín ngưỡng truyền thống để tiếp thu những cái mới, cái văn minh. Thực tế ở Lào Cai, một bộ phận người Hmông theo Tin lành có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các tín đồ đạo Tin lành bỏ những tập tục lạc hậu, áp dụng y học hiện đại để chữa bệnh, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình; trẻ em đi học đông hơn, giảm hẳn tình trạng bỏ học; bỏ đi các tệ nạn xã hội;... đều có ảnh hưởng tốt đến kinh tế - xã hội – văn hóa ở Lào Cai nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
- Xây dựng lối sống văn hóa mới: Đạo Tin lành là một tôn giáo khá mới mẻ ở Nước ta, Tin lành đề cao tư tưởng tự do, bình đẳng; bác ái, là tôn giáo gắn với thời kỳ đang đổi mới đất nước. Đạo Tin lành đã có ảnh hưởng
lớn trong việc phát triển sản xuất , thoát khỏi tình trạng du canh, du cư, tiếp thu những kiến thức mới của khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Với tư tưởng mới, người Hmông theo đạo Tin lành giúp xây dựng nếp sống văn minh, vệ sinh, tiết kiệm; xóa bỏ được một số tập tục lạc hậu, rườm rà, là gánh nặng về kinh tế và tinh thần cho người Hmông trong cưới xin, tang ma, cúng bái khi bị ốm đau, bệnh tật….Những điều răn dạy trong Kinh thánh mà đạo Tin lành áp dụng đối với tín đồ giúp cho người Hmông điều chỉnh được thói quen như không uống rượu, không ăn thịt chó, không bạo lực với vợ con, không chơi cờ bạc, không nghiện hút, làm điều lành, tránh làm điều dữ, sống tốt đời đẹp đạo...
- Mở rộng thêm mối quan hệ giao lưu, đoàn kết trong tôn giáo: Trong quan hệ dòng họ truyền thống chỉ những người “cùng họ” mới giúp đỡ nhau trong tang ma, cưới xin hay khi gặp khó khăn; khi theo Tin lành nếu có những vấn đề cần giúp đỡ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thì tất cả những người Hmông theo Tin lành đều đóng góp sức và coi đây là trách nhiệm không phân biệt cùng họ hay khác họ, thậm chí cả những tín đồ ở vùng lân cận cũng tham gia khi có sự giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau.
Trước đây, người Hmông chỉ có quan hệ dòng tộc, họ tộc trong vùng, nhưng hiện nay, người Hmông còn có các mối quan hệ xuyên biên giới người Hmông theo Tin lành cũng có các mối quan hệ đồng đạo xuyên quốc gia, nó không chỉ bó hẹp trong một dòng họ, một cộng đồng tộc người Hmông. Điều này giúp cho người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai có thêm cơ hội tiếp xúc với những cái mới mẻ, cái tiến bộ và tạo điều kiện phát triển, hoàn thiện bản thân. Như vậy, hiện nay các mối quan hệ của người Mông theo Tin lành ở Lào Cai mở rộng nhiều chiều hơn so với người Mông vẫn giữ văn hóa truyền thống.
Biến đổi tiêu cực:
- Mất dần những giá trị văn hóa truyền thống: Khi người Hmông theo Tin lành những phong tục, tập quán bị xóa bỏ hoàn toàn. Bởi không thực hiện những nghi lễ truyền thống thì bản sắc văn hóa sẽ bị mờ nhạt dần trong cộng đồng người Hmông theo Tin lành ở tỉnh Lào Cai.
Những mối quan hệ gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội, hoạt động của đạo Tin lành cũng có ảnh hưởng không tốt, tạo ra nhiều tình huống phức tạp, chia rẽ các mối quan hệ giữa vợ và chồng; giữa bố mẹ và con cái; đến mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ; mối quan hệ giữa các dòng họ, cũng như quan hệ trong cộng đồng làng bản. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn liên quan đến những khu vực, địa phương khác, với các dân tộc khác; làm phá vỡ những mối liên hệ trong cố kết cộng đồng. Người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai ít hoặc không tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ; trong những dịp lễ hội truyền thống ở địa phương, họ không thổi khèn thổi sáo, hát dân ca,...mà là hát Thánh ca, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện; nhất là thế hệ trẻ kế cận hiện nay đã ít nhiều làm cho nền văn hóa dân tộc bị phai nhạt.
- Tạo nên các nhóm người với những mâu thuẫn đan xen: Tộc người Hmông đã thực hành tốt các nghi lễ trong tín ngưỡng truyền thống. Nó là phương tiện để củng cố mối quan hệ thân tộc, góp phần cố kết cộng đồng, xã hội. Với một bộ phận người Hmông bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo đạo Tin lành, thì mối quan hệ đồng tộc bị rạn nứt, tạo ra sự phân chia, đối lập về quan điểm, lợi ích giữa các nhóm, từ nhóm giữa tín ngưỡng truyền thống với nhóm theo Tin lành đến các nhóm theo Tin lành ở các hệ phái khác biệt.
Tộc người Hmông theo đạo Tin lành cũng gây ra mâu thuẫn về giới. Một gia đình nếu người chồng không theo Tin lành thì rất khó chấp nhận việc
người vợ theo Tin lành. Vì người phụ nữ theo đạo Tin lành có những hoạt động mang tính hướng ngoại, được nghỉ ngơi vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật để đi cầu nguyện tập trung, gặp gỡ giao lưu, được khẳng định mình với xã hội. Người đàn ông muốn theo Tin lành thì buộc phải bỏ rượu, bỏ cờ bạc, không ăn thịt chó, có chí làm ăn, học đạo theo người vợ... vậy nên đa số đàn ông, đặc biệt là trung tuổi trở lên, nghiêng về truyền thống thì không thích Tin lành; cũng không thích người phụ nữ theo Tin lành. Chính vì vậy đã có xung đột giữa người phụ nữ và người đàn ông Mông về việc theo hay không theo Tin lành trong gia đình, dòng họ.
Những người Hmông trước đây là anh em họ, nhưng khi theo Tin lành giữa họ xuất hiện khác biệt về nhận thức dẫn đến xung đột. Thậm chí xung đột này còn xuất hiện giữa các thành viên trong một gia đình có người theo đạo và không theo đạo Tin lành, gây ra sự chia rẽ trong nội bộ gia đình và mất đoàn kết trong xã hội.
Người Hmông theo đạo Tin lành đã gây ra xung đột thế hệ, giữa thế hệ trẻ và thế hệ già. Theo truyền thống người Hmông, vào ngày đầu năm mới, những người thuộc thế hệ trẻ phải đi thăm và vái lạy những người già trong bản. Theo Tin lành, họ lại không thực hiện nghi thức đó, họ chỉ kính lạy trước Chúa. Trong văn hóa của người Hmông, vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ - người có uy tín - đa số là những người có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng, với các thành viên khác, nhất là với lớp con cháu. Theo Tin lành, thanh niên Hmông có nhiều cơ hội tiếp thu những cái mới, và giao lưu với những người khác với ông cha, đó là những người truyền đạo; cho nên họ thấy được nhiều cái “lạc hậu” trong quan niệm và nhận thức của già làng, trưởng dòng họ; và họ không chịu ảnh hưởng hay tin theo những gài làng, trưởng bản… đó nữa.
Những điều ghi trong giáo luật của Tin lành là không uống rượu, không ăn thịt chó, cờ bạc, nghiện hút, cãi chửi nhau, ăn trộm,... nhưng không phải người Hmông nào theo Tin lành cũng giữ đúng luật lệ, vẫn có trường hợp nghiện hút, nghiện rượu, đánh chửi vợ con, ăn thịt chó... Điều này gây ra mâu thuẫn giữa những người Hmông thật sự theo Tin lành với những người Mông vi phạm các quy tắc.
Những mâu thuẫn đan xen này đã gây ra xung đột về văn hóa đồng thời tạo ra những điều bất ổn trong xã hội, nhất là thời kỳ đầu, khi người Hmông mới theo đạo Tin lành.
- Gây ra tình trạng di cư tự do, vượt biên trái pháp luật:
Trước đây, tộc người Hmông thường hay có tập tục di cư, họ là dân tộc có tỷ lệ phát triển dân số nhanh và tốc độ di chuyển dân cư rất lớn. Người Hmông di cư với nhiều đặc điểm như: di cư không chỉ trong một quốc gia mà xuyên biên giới, xuyên quốc gia; thời gian di cư không đồng nhất giữa các luồng di cư; phương thức di chuyển đa dạng... như họ thường dùng sức kéo của trâu, bò, ngựa… Dần về sau nay các đợt di cư đi đến các nơi xa hơn như: Tây Nguyên, Thanh Hóa.. thì họ phải dùng đến các phương tiện hiện đại hơn. Đặc điểm quan trọng trong di cư của người Hmông chính là có liên quan đến tôn giáo gắn với nhu cầu cải đạo theo Tin lành. Để tránh cô lập, phân biệt, người Hmông thường di chuyển đến vùng đã có nhiều người Hmông theo Tin lành sinh sống để dễ dàng hòa nhập. Không ít người Hmông vượt biên trái phép để gặp người đồng đạo hay với những nguyên nhân khác như để được học thành Mục sư, được định cư ở nước ngoài... mà thực chất là do sự lôi kéo của đối tượng bên ngoài. Xem xét sự ảnh hưởng của Tin lành đối với văn hóa, xã hội của người Hmông ở Lào Cai nhận thấy rằng, Tin lành không phải hoàn toàn không phù hợp; ở Tin lành vẫn có những ưu điểm đóng góp tích cực cho văn hóa của người Hmông.
Ở Lào Cai, những điểm nhóm đã đăng ký và được công nhận sinh hoạt ổn định, các tín đồ người Hmông có ý thức chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Lối sống văn hóa trong cộng đồng người Hmông theo Tin lành được hình thành và duy trì như: tình trạng rượu chè, nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau... . Nói chung các tệ nạn xã hội rất ít xảy ra. Hơn nữa, đạo Tin lành ở Lào Cai đã kết hợp với các chương trình từ thiện nguyện, phát triển cộng đồng đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân, góp phần ổn định và phát triển xã hội. Khi theo đạo Tin lành, người Hmông ở Lào Cai bỏ được nhiều tập quán lạc hậu, nghi lễ rườm rà, tốn kém để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế... Những điều này khá phù hợp với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới của Nhà nước ta hiện nay.
- Vai trò của tín ngưỡng truyền thống bị mai một: Tín ngưỡng là một trong những thành tố của văn hóa, khi người Hmông theo đạo Tin lành, tức là những yếu tổ văn hóa trong tín ngưỡng truyền thống đã bị mai một, thậm chí bị mất đi: như quan niệm về thế giới, về thần linh, về con người; các nghi thức thờ cúng, các loại nhạc cụ cổ truyền sử dụng trong các buổi sinh hoạt tín ngưỡng,... Vì vậy, theo đạo Tin lành, bản sắc văn hóa của người Mông đã bị biến dạng, mai một và thậm chí còn biến mất.
Ngày nay, một bộ phận người Hmông ở Lào Cai theo Tin lành là một hiện thực, nó đã và đang mang lại những yếu tố tích cực, góp phần thay đổi lối sống, niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, đạo Tin lành cũng gây ra không ít những khoảng trống trong văn hóa truyền thống của người Mông, ảnh hưởng không mong muốn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trật tự, an ninh, quốc phòng toàn dân.