6. Kết cấu của luận văn: 9-
2.2. Những giải pháp đối với biến đổi văn hóa của tộc ngƣời Hmông ở
2.2.2. Những giải pháp đối với sự biến đổi văn hóa của tộc người Hmông ở
Hmông ở tỉnh Lào Cai hiện nay
- Cần phải tiến hành nghiên cứu toàn diện văn hóa truyền thống của tộc người Hmông ở tỉnh Lào Cai. Từ đó đánh giá lại toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống của người Hmông để lựa chọn biện pháp giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
- Phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa mới, tiến bộ, tạo mọi điều kiện phát triển và làm phong phú thêm các điệu múa khèn, các làn điệu dân ca của tộc người Hmông.
- Cải biến, chắt lọc những yếu tố tích cực của văn hóa truyền thống để phục vụ cho sự phát triển. Chẳng hạn trong phong tục thờ cúng tổ tiên, cần phải giữ lại những yếu tố tích cực như lòng biết ơn tổ tiên, kính hiếu đối với những người đã khuất, tính đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau… nhưng phải biết cải biến để tránh lãng phí, tốn kém thời gian và tiền của. Những yếu tố văn hóa tuy cũ, nhưng không gây cản trở cho sự phát triển, còn đáp ứng được một phần nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân thì không nên vận động xóa bỏ. Chẳng hạn, như trang phục giàu màu sắc, hoa văn phong phú của người Hmông cũng là những nét đẹp truyền thống, vừa nói lên cá tính sáng tạo, tâm lý phong phú, vừa thể hiện trình độ thẩm mỹ của người Hmông. Những yếu tố văn hóa gây cản trở cho sự phát triển của xã hội thì phải tổ chức vận động, thuyết phục để tự bản thân người dân thấy rõ tác hại và loại bỏ như tục lệ tang ma kéo dài, chữa bệnh bằng các hình thức phép thuật, tà đạo, ma quỷ làm hại đén sức khỏe và tinh thần của đồng bào.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn văn hoá nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Phải quan tâm thích đáng đến các nghệ nhân hoạt động văn hoá và văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
pháp thiết thực để khắc phục sự hụt hẫng, đứt đoạn với văn hóa truyền thống trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục đi đôi với bài trừ mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.
Thứ hai, Tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với việc giao lưu và phát huy văn hóa, lối sống Tin lành
- Cần có sự đánh giá khách quan những tác động hai mặt của đạo Tin lành trong đời sống dân tộc Hmông. Hiện nay, những đánh giá về ảnh hưởng của Tin lành đối với người Hmông chủ yếu nói tới những ảnh hưởng tiêu cực. Sự đánh giá này tác động không tốt tới một phần mối quan hệ giữa người Hmông vẫn một bên giữ văn hóa, tín ngưỡng truyền thống với người Mông theo Tin lành, cũng như thái độ ứng xử trong cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, cần có những nhận xét, đánh giá một cách khách quan và đầy đủ cả hai mặt của đạo Tin lành, để từ đó chúng ta phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của Tin lành khi nó xâm nhập vào tộc người Hmông ở Lào Cai.
- Phải thấy trong điều kiện hội nhập, nhất là sự bùng nổ của cách mạng 4.0 thì những hoạt động truyền giáo càng trở thành bình thường, không những thế việc theo đạo, cải đạo là quyền của con người được pháp luật bảo vệ; việc biến đổi văn hóa cũng là tính tất yếu khách quan của sự thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo. Khi Tin lành truyền vào người Hmông, đã có một số Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đối với đạo Tin lành và vấn đề truyền đạo và theo đạo Tin lành của các tộc người thiểu số trong đó có người Mông. Hơn nữa, các địa phương cũng đã tiến hành những điều tra để trên cơ sở đó có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề hết sức nhạy cảm này. Hiện nay, có thể nói rằng, nhận thức về Tin lành của cán bộ đảng, chính quyền địa phương vẫn có nhiều thiển cận. Những bất cập này đòi hỏi cần phải tạo nên sự thống nhất trong nhận thức về đạo Tin lành. Nếu không tạo ra sự thống nhất này sẽ không có được cách giải
quyết và quản lý tốt vấn đề tôn giáo, trong đó có vấn đề người Mông theo đạo Tin lành ở Lào Cai.
- Tổ chức tốt các hoạt động Tin lành, sinh hoạt tôn giáo hòa nhập với văn hóa tộc người Hmông. Đạo Tin lành trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai đã và đang gây xung đột với văn hóa truyền thống của tộc người. Sở dĩ để xảy ra tình trạng này chính là do sự khác nhau trong đức tin - hệ tư tưởng dẫn đến thay đổi trong cách thức sinh hoạt văn hóa, tôn giáo. Khi thực hành các nghi thức tôn giáo đã làm cho người Hmông phai nhạt dần nếp sống văn hóa truyền thống của tộc người gây ra mâu thuẫn trong cộng đồng. Điều này nếu để xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hại đến truyền thống đoàn kết dân tộc của ta.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Rà soát, hoàn thiện và bổ sung các chính sách cần thiết để nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hoá của người dân nói chung và tộc người Mông ở Lào Cai nói riêng.
Thứ ba, Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của nhà nước, đặc biệt là củng cố bộ máy cơ quan quản lý văn hoá, tôn giáo thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Các cấp lãnh đạo chuyên trách về văn hoá cần tăng cường về trình độ, đạo đức để có thể quản lý có hiệu quả mảng văn hoá ở các dân tộc thiểu số nói chung cũng như đối với cộng đồng người Hmông ở Lào Cai nói riêng. Các cấp lãnh đạo có tầm và có tâm sẽ giúp đất nước ổn định và phát triển.
Thứ tư, Nâng cao dân trí để người dân có được sự hiểu biết đầy đủ về những nguyên nhân và bản chất của vấn đề Tin lành trong người Hmông. Giúp đỡ những nhà quản lý ở địa phương có được sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ bản chất của vấn đề từ đó có thể đề ra được những giải pháp đúng đắn
cho việc giải quyết vấn đề này phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với sự nỗ lực của chính quyền trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, các hoạt động của đạo Tin lành dần đi vào ổn định, các mặt tích cực của văn hóa, lối sống Tin lành được chấp nhận càng bộc lộ và phát huy. Bản thân những người Hmông theo Tin lành cần phảinhận thức đúng đắn; những người vẫn giữ văn hóa, tín ngưỡng truyền thống cần có thái độ ứng xử tôn trọng, nhìn nhận văn hóa, lối sống của đạo Tin lành trong cộng đồng dân tộc Hmông. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo và văn hóa dựa trên tình hình thực tế, linh hoạt điều chỉnh phỉnh phù hợp sẽ góp phần phát huy những giá trị tích cực mà Tin lành đem lại cho văn hóa của người Hmông; hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Tin lành đối với văn hóa truyền thống; đồng thời làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Hmông tại Lào Cai nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Thứ năm, Xây dựng một thiết chế văn hoá mang đầy đủ tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng ở các dân tộc ở miền núi nói chung, trong đó có dân tộc Hmông trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng, để họ ngày càng có cơ hội, điều kiện tham gia vào công tác xã hội hoá văn hoá góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người. Tộc người Hmông luôn có truyền thống phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa, trình độ hưởng thụ văn hóa của họ sẽ được nâng cao, góp phần sống tuân thủ pháp luật.
Đạo Tin lành cũng có những giá trị văn hóa tốt đẹp, nhưng sẽ nâng cao giá trị hơn nữa nếu có sự điều chỉnh, vận dụng, kết hợp hài hòa với những giá trị văn hóa truyền thống của người Hmông. Đây là điểm hết sức quan trọng đối với những người làm chính sách tôn giáo - dân tộc - văn hóa nhằm hướng tới sự hài hòa, ổn định, phát triển, phồn vinh của xã hội.
Đảng và Nhà nước ta đã thống nhất quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo là: Khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; đồng thời nghiêm cấm mọi hành động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với đạo Tin lành, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng rất rõ, thể hiện qua các văn bản như: Quyết định 11(2000) của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 160- TB/TƯ của Ban Bí thư (khóa IX) về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành, ngày 15/11/2004, Chỉ thị Số: 01/2005/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Một số khuyến nghị
- Đảng và nhà nước ta cần có sự thống nhất trong nhận thức của các cấp lãnh đạo về đạo Tin lành cũng như hiểu bản chất của việc tộc người Hmông theo đạo và có sự đánh giá khách quan những tác động hai mặt của đạo Tin lành trong cộng đồng người Hmông ở Việt Nam nói chung và ở Lào Cai nói riêng.
- Ban Tôn giáo cần có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tôn giáo là đạo Tin lành như tổ chức sinh hoạt tôn giáo của các điểm nhóm đã hoặc chưa được công nhận; vấn đề xây dựng nhà nguyện, sử dụng kinh sách, đào tạo chức sắc để khuyến khích, phát triển các nhà hoạt động tôn giáo, khuyến khích họ sống tốt đời, đẹp đạo cống hiến các giá trị tốt đẹp cho dân tộc.
- In ấn những tài liệu được biên tập một cách ngắn gọn, xúc tích về chính sách, pháp luật đối với đạo Tin lành để quần chúng nhân dân và người làm công tác dân tộc - tôn giáo - văn hóa dễ tiếp thu.
- Điều chỉnh nội dung chương trình tiếng dân tộc - tiếng Mông ở Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cho phù hợp với nhu cầu, nhận thức của người dân.
- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nói chung ở tỉnh Lào Cai nói riêng, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Quan tâm, phát triển mạng lưới giáo duc, y tế cho đồng bào vùng sâu, vùng xa để tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.
Tiểu kết chƣơng 2
Tộc người Hmông là cộng đồng dân tộc có số lượng đông trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân, một bộ phận đồng bào Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có người Hmông ở tỉnh Lào Cai theo đạo Tin lành. Đến nay, người Hmông theo Tin lành là một thực thể cần chủ động đối diện, ứng xử. Tới đây, trong những bối cảnh mới, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, số người Hmông ở Việt Nam, trong đó có người Hmông ở tỉnh Lào Cai theo đạo Tin lành vẫn có xu hướng tăng lên nhanh chóng.
Quá trình tộc người Hmông ở Lào Cai theo đạo Tin lành là quá trình biến đổi về văn hóa so với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống. Bên cạnh mặt tích cực, tiến bộ về văn hóa mà Tin lành đưa tới, còn có những mặt hạn chế, thậm chí tiêu cực. Quá trình đó đặt ra nhiều vấn đề liên quan tâm, trước hết là mối quan hệ giữa văn hóa lối sống của văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Hmông với văn hóa lối sống Tin lành, là các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo và văn hóa rất tế nhị và nhạy cảm.
Vấn đề đặt ra từ việc biến đổi văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai cần được đánh giá một cách khách quan, thận trọng của các cơ quan có liên quan và cần được ứng xử đúng đắn của các cấp chính quyền. Đó là việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người
quyết hài hòa tạo mối quan hệ, giao thoa, tiếp biến tích cực giữa văn hóa truyền thống của người Hmông với văn hóa, lối sống Tin lành.
KẾT LUẬN
Tộc người Hmông luôn có ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Chính điều đó, văn hóa của người Hmông là mắt xích đa dạng của văn hóa Việt Nam. Văn hóa truyền thống của người Hmông ở Lào Cai cũng có những chuyển biến dần thích ứng với yêu cầu mới. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi của văn hóa người Hmông, trong đó có đạo Tin lành. Đến nay, đạo Tin lành đã là một thực thể tồn tại trong tâm trí tộc người Hmông, cùng với niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo là một không gian văn hóa riêng- văn hóa, lối sống Tin lành.
Những biến đổi của văn hóa tộc người Hmông theo đạo Tin lành đã làm thay đổi bức tranh văn hóa nơi đây. Nhiều hủ tục lạc hậu đã bị loại bỏ, thay vào đó là những tư duy đổi mới về giáo dục, những lề thói cũ đã biến mất thay vào đó là sự giao thoa về văn hóa, lối sống Tin lành, nhiều nơi có chủ trương sống “tốt đời đẹp đạo”, sống đoàn kết vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Một bộ phận tộc người Hmông ở Lào Cai chuyển sang theo đạo Tin lành, đã tạo ra một không gian văn hóa mới - văn hóa Tin lành, bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, tộc người Hmông theo Tin lành đã xóa bỏ được các hủ tục, nhất là trong ma chay, cưới xin... - một công viêc mà nhiều cuộc vận động, với sự vào cuộc của chính quyền, ban ngành đoàn thể, sự nỗ lực của ngay chính người Hmông nhưng hầu như không đem lại kết quả như mong muốn. Hơn nữa, người Hmông theo đạo Tin lành đã hình thành
nếp sống mang tính xã hội cao: tuân thủ pháp luật, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương, sống tiết kiệm, tích cực lao động sản xuất, và nhất là tiếp thu cái- sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bỏ được các thói quen xấu, như uống rượu và hút thuốc, kể cả thuốc phiện, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, nhất là từ thiện xã hội. Tuy nhiên, việc theo đạo Tin lành, đề cao đức tin nên có xu hướng loại bỏ, đôi khi đi đến phủ nhận sạch trơn văn hóa truyền thống, nhất là những điều liên quan đến tín ngưỡng của người Hmông. Điều này đã tạo ra những xung đột văn hóa, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của cộng đồng, nhất là giai đoạn đầu người Hmông mới theo Tin lành. Điều đáng quan tâm là cùng với thời gian, mặt tiêu cực giảm đi và loại trừ, mặt tích cực được phát huy mà trở thành xu hướng chính trong cộng đồng người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai. Một bộ phận tộc người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai đã hình thành