Kể từ sau Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X (2 - 4/10/2007), Đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ XIV (11/12/ 2006), các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã chủ động tổ chức thực hiện các Nghị quyết Đại hội bằng việc xây dựng các kế hoạch hoạt động toàn khoá. Hàng năm có kế hoạch cụ thể và có những biện pháp tích cực triển khai và tổ chức thực hiện, đồng thời với quan điểm chỉ đạo tiếp tục chú trọng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, triển khai thực hiện phong trào thi đua và 6 chương trình công tác của Hội, đã thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia.
Các cấp Hội trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để thực hiện công tác DS & KHHGĐ, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ KT - XH của địa phương, kết quả đạt được cụ thể như sau:
* Thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
Đây là phong trào được tập trung chỉ đạo thực hiện xuyên suốt nhiệm kỳ. Hàng năm, có hàng vạn cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện. Có thể nói rằng, phong trào: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc” không chỉ của riêng phụ nữ mà cho đến nay đã thực sự đi
vào đời sống của nhân dân, cộng đồng xã hội, bởi vì tác dụng kết quả của phong trào đã đem lại quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho mọi gia đình.
Các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá 5 năm (từ năm 2001 - 2006) thực hiện phong trào này, đã tôn vinh 117.371 phụ nữ đạt danh hiệu “Phụ nữ xuất sắc”; Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Gia Lộc đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng cờ “Đơn vị đạt thành tích
xuất sắc liên tục trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm liền 2001 - 2006”;
ương Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen; Tỉnh hội tặng giấy khen cho 8 huyện, thành phố, 2 đơn vị nữ công và 46 cá nhân.
* Thực hiện các chương trình trọng tâm
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt cho phụ nữ:
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị trong nước, khu vực và quốc tế, nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra: “Trên 90% hội viên được bồi dưỡng nâng cao nhận thức’‟. Để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của
hội viên phụ nữ và yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền luôn được các cấp Hội chú trọng cải tiến, đảm bảo tính phong phú, hấp dẫn, thiết thực và toàn diện. Các cấp Hội thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức, tuyên truyền kiến thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình đề án phát triển KT - XH của tỉnh, phổ biến các kiến thức ứng dụng các tiến bộ về sản xuất, chăn nuôi và chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, kiến thức về giới, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, kiến thức về nước sạch vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Có thể nói, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và đặc biệt tập trung vào các đợt cao điểm nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội; các kỳ bầu cử HĐND, Đại hội Đảng các cấp… thông qua nhiều hình thức, phù hợp với các đối tượng như: Mở lớp bồi dưỡng tập huấn, sinh hoạt CLB, sinh hoạt truyền thống, mít tinh kỷ niệm; tổ chức nhiều cuộc thi với các chủ đề như: “Cán bộ Hội giỏi”, “Làm mẹ an toàn”, “Phòng chống
suy dinh dưỡng ở trẻ em”, “Tìm hiểu Luật Giao thông”, Hội thi “Dinh dưỡng - sức khoẻ - hạnh phúc gia đình”, thi nấu “Bữa cơm dinh dưỡng”, “Giải cầu lông”, “Đi bộ”…
Bên cạnh, tỉnh Hội còn phối hợp với Đài phát thanh truyền hình duy trì chuyên mục: “Phụ nữ và cuộc sống”. Đặc biệt phong trào CLB được triển
khai ở 263/263 xã/phường, 60 đơn vị nữ công. Cho đến nay toàn tỉnh đã có 2.476 CLB phụ nữ xã/phường, thôn (tăng 205 CLB so với đầu năm 2005). Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng CLB cũng được tăng lên, mô hình CLB chuyên đề được mở rộng như: CLB nữ doanh nghiệp; CLB khuyến nông; CLB phòng chống nhiềm HIV/AIDS và các TNXH; CLB “Đồng cảm”; CLB “Mẹ chồng mẫu mực, nàng dâu thảo hiền”; CLB mẹ, vợ liệt sỹ,… những đơn vị có nhiều mô hình CLB mới là Hội phụ nữ huyện Gia Lộc, Nam Sách, Chí Linh, Ninh Giang, Nữ công ngành Giáo dục,… sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền, giáo dục đã tạo thành nét mới, điểm nhấn mạnh của phong trào phụ nữ Hải Dương, được Trung ương Hội đánh giá cao, được các cấp, các ngành, nhân dân trong tỉnh ghi nhận.
- Đa dạng hoá các hoạt động hỗ trợ phụ nữ xoá đói giảm nghèo, vươn
lên làm giàu chính đáng:
Một trong những hoạt động được các cấp Hội chỉ đạo tập trung và có hiệu quả rõ nét trong nhiều năm qua là việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu: Phấn đấu 90% hội viên được Hội giúp đỡ có hoạt động tăng thu nhập, trong đó có 70% phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được Hội giúp đỡ tiếp cận các nguồn vốn.
Tổ chức Hội ở từng cấp đã linh hoạt, tích cực triển khai với nhiều hình thức như: Duy trì các hoạt động giúp nhau giống, vốn, ngày công, kinh nghiệm sản xuất, phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao kiến thức KH - KT, động viên chị em phụ nữ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, chăn nuôi, thành lập “Tổ góp vốn cho vay luân chuyển”, “Tổ tín dụng tiết kiệm”… mỗi năm các cấp Hội mở được gần 2.500 lớp chuyển giao tiến bộ KH - KT cho gần 350.000 lượt phụ nữ tham gia học tập… Điểm nổi bật là hình thức “Giúp
phụ nữ nghèo có địa chỉ” với phương châm: “Cầm tay chỉ việc, giúp chị em xoá nghèo bền vững”.
Cùng với việc triển khai các nguồn vốn, các cấp Hội còn thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tín chấp và nhận uỷ thác bán phần, giúp phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tăng thu nhập. Tính đến tháng 06/2010 các cấp Hội đã và đang quản lý, điều hành trên một nghìn tỷ đồng cho trên 100 hộ gia đình phụ nữ vay để phát triển kinh tế gia đình (trong đó có 80% chị em trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ nghèo được vay vốn). Tính đến đầu năm 2010 Hội đã giúp được 9.458 hộ phụ nữ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
Bên cạnh đó, chị em vay vốn luôn được các cấp Hội hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn vốn, không nợ đọng kéo dài. Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn có 0,013% và là một trong những tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất trong toàn quốc. Qua đó, uy tín của Hội được nâng lên, chị em phụ nữ tin cậy gắn bó với tổ chức Hội, các Ngân hàng tăng thêm niềm tin đối với tổ chức Hội; các cấp uỷ Đảng, chính quyền… đánh giá cao vai trò, sự tham gia của Hội trong việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Cụ thể:
Trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua đi liền với sự phát triển CNH - HĐH, Hải Dương vẫn mang đậm truyền thống của một tỉnh nông nghiệp. Phụ nữ Hải Dương vẫn tự hào là lực lượng lao động chủ yếu (trên 70%) trong sản xuất nông nghiệp.
Ở từng địa phương, các cấp Hội đã chủ động hướng dẫn và phát huy những đức tính cần cù, năng động, sáng tạo và bản lĩnh vượt khó, động viên chị em luôn vượt qua những khó khăn, tích cực học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và nâng cao tỷ suất hàng hoá, gắn sản xuất
với kinh doanh dịch vụ tạo vùng giống lúa và rau màu chất lượng cao, áp dụng mô hình: Cánh đồng 50 triệu đồng, 100 triệu đồng/ha; mô hình nhân giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt như cánh đồng trồng cà rốt ở xã Đức Chính - huyện Cẩm Giàng, trồng rau màu ở xã Tam Kỳ, Đồng Gia - huyện Kim Thành, xã Đoàn Thượng - huyện Gia Lộc; mô hình trang trại ở xã Đồng Tâm - huyện Ninh Giang… và cũng đã xuất hiện nhiều phụ nữ điển hình sản xuất chăn nuôi giỏi, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, bình quân 5%/năm.
Trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, Hội LHPN tỉnh chủ động phối hợp chính quyền các cơ sở nhằm khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống để tạo được nhiều việc làm tăng thu nhập cho chị em như: Thêu ren, thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm, với đặc sản Bánh đậu xanh, vải thiều khô, bánh khảo… nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế; phát triển nghề may thủ công nghiệp, học thêm nhiều nghề mới như: Mây tre đan, móc ren xuất khẩu, mài đá quý… tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng, tinh xảo. Nhiều chị em phụ nữ đã năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm giàu ngay trên quê hương trở thành các chủ doanh nghiệp như: chị Vũ Thị Nhu - Giám đốc Doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Vân Anh; chị Nguyễn Thị Viến - Giám đốc Công ty TNHH Minh Tú (Tứ Kỳ); chị Hoàng Thị Hảo - Giám đốc Công ty chế tác Vàng bạc Hoàng Vũ (Bình Giang)…
Ngoài ra, các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, nhất là những xã dành đất cho khu công nghiệp, đô thị đã được các cấp Hội đặc biệt quan tâm. Một trong những hoạt động được đánh giá có hiệu quả rõ nét là hoạt động dạy nghề của Trung tâm dịch vụ việc làm 8/3.
Trung tâm DVVL 8/3 được thành lập từ ngày 5/11/2001 và được Ban Thường vụ Tỉnh Hội trực tiếp chỉ đạo chính thức đi vào hoạt động từ tháng
8/2002. Từ khi thành lập cho tới nay, các hoạt động của Trung tâm tập trung vào 4 hoạt động chủ yếu: tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động. Trung tâm đã tổ chức được gần 300 lớp đào tạo nghề may, nghề móc, thêu, ren… cho gần 9.000 người, tạo việc làm tại chỗ cho trên 3.000 phụ nữ, bước đầu thu nhập từ 300.000đ - 500.000đ/người/tháng. Trung tâm đã tư vấn cho 25.000 người lao động và cung ứng 2.000 lao động cho các công ty trong và ngoài tỉnh. Điều đáng chú ý là hoạt động đào tạo nghề được phát triển theo hướng đào tạo tại chỗ gắn với cung ứng và giới thiệu việc làm, tạo sức hút đối với người lao động, được Trung tâm Hội và các cấp, các ngành đánh giá cao. Trong số trên 3.000 lao động được Trung tâm đào tạo, có 600 trẻ em khuyết tật, mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nghèo. Hầu hết các em đã có việc làm, có mức thu nhập tương đối ổn định. Trong đó có 50 em tật nguyền không có cơ hội tìm việc làm đã được Trung tâm nhận ở lại làm việc.
Các hoạt động của Trung tâm ngày càng có hiệu quả cao, tạo uy tín và từng bước khẳng định sự định hướng đúng đắn của Ban Thường vụ Tỉnh Hội về mô hình hoạt động và là điểm mới trong chỉ đạo của nhiệm kỳ 2006 - 2010.
Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động của Trung tâm DVVL 8/3, các cấp Hội đã phối hợp với tổ chức OXFAM Quebec (Canada), Trung tâm nghiên cứu liên ngành phát triển nông nghiệp nông thôn của Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội; Quỹ khuyến nông tỉnh… tổ chức đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu, thêu ren xuất khẩu, tạo việc làm cho 3.807 chị em phụ nữ nông thôn.
Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ nữ doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, với nhiều hình thức như: Tổ chức lớp tập huấn, thành lập CLB nữ doanh nghiệp, tổ chức hội thảo, giao lưu kinh nghiệm trong nước và khu vực, tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm… Kết quả đến tháng 06/2010, đã tổ chức 88 lớp bồi dưỡng kiến thức giúp chị em khởi sự và tăng cường khả
năng kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, markettinh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng… phối hợp tổ chức cho 140 lượt nữ doanh nghiệp được tham gia triển lãm, hội chợ, hội thảo, hội thi, giao lưu trong nước và khu vực. Thành lập 35 CLB nữ doanh nghiệp.
Việc đa dạng các hình thức và nâng cao hiệu quả các hoạt động giúp phụ nữ phát triển kinh tế của các cấp Hội, đã giúp 5.930 hộ phụ nữ thoát nghèo. Những việc làm của các cấp Hội và những kết quả thu được là minh chứng rõ nét, khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và các cấp Hội trong toàn tỉnh, không những đem lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ mà còn thiết thực góp phần vào thành tựu chung của tỉnh như giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh từ 11% năm 2005 xuống 5,8% năm 2007, xuống còn 3,4% vào năm 2009 nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển cộng đồng.
- Tăng cường giải pháp giúp phụ nữ, nhằm xây dựng gia đình: “ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”:
Hoạt động này được đánh giá cao và hoạt động có hiệu quả rõ rệt trong quá trình chỉ đạo của các cấp Hội LHPN Hải Dương trong những năm 2006 - 2011, đó là hoạt động triển khai sâu rộng phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực
học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với chương trình xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực: “ấm no, bình đẳng, tiến bộ và
hạnh phúc” với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, thu hút đông đảo cán bộ,
hội viên phụ nữ tham gia.
Với mục tiêu: Nâng cao kiến thức, nâng cao đời sống, sức khoẻ cho phụ nữ, trẻ em và cả cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến những nơi có tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao và những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Kết quả 6 tháng đầu năm 2010 đã tổ chức cho 310.542 cán bộ, hội viên học tập, đã có 299.427 chị em đăng ký phấn đấu xây dựng gia đình 4 chuẩn mực (= 96,4% so với số học tập).
Có thể nói 5 năm qua, đã có hàng vạn lượt phụ nữ được các cấp Hội truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em; kiến thức làm mẹ an toàn; kiến thức xây dựng gia đình; kiến thức nuôi dạy con cái; kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Hội phụ nữ đã kết hợp với các ngành như: Dân số, Y tế tổ chức các chiến dịch truyền thông Dân số, lồng ghép với các dịch vụ KHHGĐ, CSSKSS, dinh dưỡng được 2.121 buổi cho 257.858 lượt phụ nữ tham dự. Cán bộ Hội phụ nữ cơ sở đã là các thành viên tích cực trong ban chỉ đạo, vận động chị em đi khám sức khoẻ và thực hiện các biện pháp tránh thai, đã có 465.607 lượt chị được khám, 125.460 lượt trẻ em được khám chữa bệnh kịp thời.
Ngay từ đầu năm 2010, các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế