Giải pháp liên quan đến bản thân Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò hội phụ nữ tỉnh đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 80 - 84)

3.2. Những giải pháp chủ yếu

3.2.3. Giải pháp liên quan đến bản thân Hội

Trong công tác đào tạo cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến công tác tập huấn đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Người cho rằng: Nếu như cán bộ là cái gốc của mọi công việc thì công tác tập huấn cán bộ là công việc gốc

của Đảng. Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu vậy. Đồng thời chúng ta phải tôn trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung của chúng ta.

Có thể nói, việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Hội có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng và trình độ của cán bộ. Để có thể nâng cao trình độ của cán bộ Hội cần phải đổi mới nội dung, hình thức và chính sách đào tạo cán bộ Hội phụ nữ.

- Nội dung đào tạo

Việc đổi mới nội dung đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Hội ở tỉnh Hải Dương cần phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và sở trường của phụ nữ nói chung, cán bộ Hội nói riêng. Từ thực trạng đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ tỉnh Hải Dương hiện nay nhất thiết trong những năm tới, đặc biệt của nhiệm kỳ này, bản thân Hội LHPN tỉnh phải có kế hoạch cụ thể, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời phải tập trung ưu tiên chọn cán bộ Hội đi học các lớp nâng cao kiến thức về các lĩnh vực như: Bồi dưỡng, nâng cao lí luận chính trị, quản lí kinh tế, quản lí nhà nước, chuyên ngành luật, tin học, ngoại ngữ... Có như vậy mới có thể nâng cao được một bước trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ Hội và trang bị kịp thời kiến thức về mọi mặt cho cán bộ Hội phụ nữ.

Đồng thời, đổi mới nội dung đào tào, bồi dưỡng cán bộ Hội của tỉnh Hải Dương cần phải chú trọng đến việc trang bị cho cán bộ, hội viên những tri thức khoa học hiểu biết về DS & KHHGĐ, những hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và tuyên truyền của đội ngũ cán bộ Hội.

- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

+ Về đào tạo: Chia thành các hình thức đào tạo như đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nhân tài.

Đào tạo mới cán bộ Hội phụ nữ là chủ yếu để đào tạo những người đang giữ các chức danh hoặc chưa có chức danh, nhưng đã nằm trong danh

sách quy hoạch sử dụng lâu dài của địa phương (hay còn gọi là cán bộ nguồn). Những người này nên đào tạo theo hình thức tập trung, chính quy và dài hạn. đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trước, sau mới đào tạo tiếp về trình độ lí luận chính trị.

Đào tạo lại cán bộ Hội phụ nữ, hình thức này là nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức mới và đào tạo thêm các chuyên ngành cho những cán bộ đã qua thời gian đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ nhưng thời gian đào tạo đã quá lâu hoặc do công việc đang đảm nhiệm đòi hỏi phải đào tạo lại. Hình thức đào tạo có thể là tại chức, chuyên tu.

Đào tạo nhân tài: Đây là hình thức lựa chọn từ các trường phổ thông trung học, các trường phổ thông chuyên, các trường chuyên nghiệp, lấy những người có khả năng về một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực, từ đó cho đi học tiếp ở các chương trình cao hơn theo quy hoạch lâu dài. Đối tượng này cần ưu tiên bố trí công tác sau đào tạo và sử dụng lâu dài.

+ Về bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ Hội phụ nữ của tỉnh cần thực hiện theo các hình thức sau:

Bồi dưỡng thông qua các lớp ngắn hạn, các Hội nghị chuyên ngành mở tại tỉnh, huyện hoặc có thể thông qua các chuyến thăm quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm ngoài tỉnh khác.

Kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng cũng góp phần giúp cho đội ngũ cán bộ Hội tiếp thu được các thông tin, từ đó giúp cho cán bộ Hội nâng cao được trình độ kiến thức chuyên môn về mọi mặt của đời sống, để phục vụ tốt cho các công tác của Hội.

- Chính sách đào tạo bồi dưỡng

Trong những năm qua, đặc biệt là khi có Chỉ thị 37/CT-TW của Bộ Chính trị “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”, tỉnh Hải Dương đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng một số chính sách cụ thể ưu tiên cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói chung và cán bộ Hội phụ nữ nói

riêng. Tuy nhiên, các chính sách mới chỉ dừng lại ở mức ưu tiên hỗ trợ về tài chính để giảm bớt những khó khăn về kinh tế khi tham gia học tập.

Một vấn đề đặt ra là tỉnh phải có chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ nữ nói chung và cán bộ Hội một cách toàn diện và thiết thực hơn nữa như: Ưu tiên cho cán bộ nữ đi học, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ Hội được chọn đi học tập và bồi dưỡng. Đối với cán bộ Hội thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, những người thuộc diện quy hoạch đào tạo, những người có hoàn cảnh khó khăn phải có trợ cấp riêng cho từng trường hợp, đảm bảo để cán bộ có thể ổn định đời sống gia đình và có điều kiện cần thiết để yên tâm học tập.

Việc đào tạo cán bộ Hội phụ nữ phải có địa chỉ sử dụng, tức là phải gắn với chính sách bố trí cán bộ sau đào tạo, nếu không thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí.

Bên cạnh đó, tỉnh phải xây dựng các quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chủ động điều tiết các mục tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT - XH của tỉnh nhà trong từng thời kỳ cụ thể.

Để nâng cao trình độ cán bộ Hội thì ngoài việc đổi mới nội dung, hình thức, chính sách đào tạo, bồi dưỡng ra thì việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ Hội nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cấp Hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi tuyển chọn đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách phải căn cứ vào trình độ, năng lực, điều kiện và yêu cầu sử dụng của Hội phụ nữ các cấp, tránh tình trạng tuyển chọn một cách tuỳ tiện hay chuyển cán bộ nữ dôi dư từ cơ quan khác vào Hội phụ nữ. Khi bổ nhiệm, đề bạt chức danh của cán bộ Hội phụ nữ cần căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh và hiệu quả công tác của cán bộ là chính, cơ cấu là cần thiết nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp các tiêu chuẩn, không được đề bạt theo kiểu ưu tiên, gượng ép dẫn đến tình trạng không đủ khả năng đảm nhiệm công việc làm mất uy tín cán bộ, gây ảnh hưởng đến phong trào của Hội.

Có thể nói, việc nâng cao trình độ cán bộ Hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giảm bớt sự chênh lệch về trình độ của cán bộ nữ cũng như cán bộ Hội giữa các vùng miền, khắc phục được tình trạng bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ Hội và các vùng đồng bào thiểu số. Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ của các dân tộc là phương tiện giao tiếp, là con đường để mỗi cán bộ Hội đi vào quần chúng các dân tộc. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ Hội làm công tác tuyên truyền phải có khả năng hiểu và giao tiếp thông thường bằng tiếng địa phương, nắm vững tâm lí, phong tục tập quán của các địa phương để giải quyết những thắc mắc. Điều này chỉ có thể làm được khi trình độ của cán bộ Hội được nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò hội phụ nữ tỉnh đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)