Đầu tƣ kinh phí cho công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 123 - 137)

- Lưu văn bản theo quy định của pháp luật.

3.7. Đầu tƣ kinh phí cho công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về kinh phí soạn thảo và ban hành VBQPPL (quyết định, chỉ thị, thông tư, thông tư liên tịch) của các cơ quan cấp bộ, chúng tôi kiến nghị Chính phủ cần hỗ trợ thêm kinh phí cho xây dựng và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ hoặc bổ sung kinh phí trong dự

toán ngân sách được duyệt hàng năm. Đồng thời các cơ quan cấp bộ cần mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng pháp luật để nhằm tranh thủ nguồn tài chính hỗ trợ của các dự án do nước ngoài tài trợ.

C. KẾT LUẬN

Để xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lí xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thì hệ thống pháp luật cũng phải thường xuyên được xây dựng và hoàn thiện. Trong đó, VBQPPL vừa đóng vai trò là yếu tố kiến tạo nên hệ thống pháp luật, vừa đóng vai trò là yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật. Đồng thời nó cũng được sử dụng để thể hiện ý chí và quyền lực của Nhà nước, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng mọi biện pháp theo quy định của pháp luật.

VBQPPL của các cơ quan cấp bộ là văn bản có cấp độ hiệu lực ở tầm vĩ mô cuối cùng ở Trung ương sau các VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời cũng là văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể, về quản lí ngành, lĩnh vực cuối cùng ở Trung ương để đi vào cuộc sống.

Vì vậy việc soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ có vai trò rất quan trọng cần được quan tâm để góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Qua những phần trình bày trên đây, luận văn này đã khái quát được tình hình thực tiễn về soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục:

Về ưu điểm trong soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ được phản ánh qua các mặt: Công tác chỉ đạo, hướng dẫn về soạn thảo và ban hành VBQPPL; số lượng VBQPPL được ban hành; nội dung văn bản; công bố văn bản; kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá VBQPPL.

Bên cạnh những ưu điểm trên, luận văn đã chỉ ra những tồn tại cần khắc phục: Chưa thống nhất về hình thức và nội dung trong các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; chương trình, kế hoạch soạn thảo và ban hành VBQPPL xây dựng chưa đầy đủ, còn bị động và việc thực hiện chưa nghiêm túc, chắp vá; nhiều văn bản ban hành sai sót về thể thức; một số văn bản có nội dung chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi, trái với văn bản của cấp trên, không đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp, chưa chặt chẽ và có nhiều kẽ hở; một số cơ quan còn dùng sai hình thức văn bản; nhiều văn bản chưa được soạn thảo và ban hành kịp thời.

Những tồn tại trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ yếu sau: Về nhận thức và thể chế chưa đầy đủ; nhiều văn bản luật, pháp lệnh, nghị định còn mang tính chất “luật khung” nên đã gây khó khăn cho các cơ quan cấp bộ trong việc hướng dẫn thực hiện; đội ngũ cán bộ soạn thảo văn bản còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng; thiếu cơ chế về phân công và phối hợp trong soạn thảo văn bản; thời gian và kinh phí không được đầu tư thích đáng.

Để khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ gồm:

Xây dựng và hoàn thiện thể chế về soạn thảo và ban hành VBQPPL; đổi mới quy trình, thủ tục soạn thảo và ban hành VBQPPL; đổi mới về nhận thức và cải tiến phương thức hợp tác, phân công nhiệm vụ trong soạn thảo, ban hành và thẩm định VBQPPL; thường xuyên rà soát và hệ thống hoá các VBQPPL; tăng cường về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ; đầu tư thời gian, kinh phí cho công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL; xây dựng và ứng dụng công nghệ hành chính hiện đại vào công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL.

Để thực hiện những bịên pháp trên có hiệu quả cần tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục và thống nhất. Trong đó cần tập trung hàng đầu vào giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế và giải pháp tăng cường về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ. Bởi vì đây là hai vấn đề cốt yếu trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, những nội dung nghiên cứu trên mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới đó là nghiên cứu để xây dựng và mẫu hoá về kết cấu nội dung các VBQPPL của cơ quan cấp bộ; ngôn ngữ và văn phong trong VBQPPL; vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan cấp bộ với việc chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu ứng dụng ISO trong quản lý vào công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ. Đó là những nội dung cần được tiếp tục được nghiên cứu trong thời gian tới./.

Học viên

Nguyễn Mạnh Cƣờng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Hữu Ánh: Xây dựng và ban hành văn bản quản lý Nhà nước. Nxb Lao động, Hà Nội, 1996.

2. Nguyễn Quốc Bảo, Nghiêm Kỳ Hồng: Soạn thảo văn bản và công tác Văn thư - Lưu trữ (những văn bản chỉ đạo, quy định và hướng dẫn chủ yếu), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

3. Báo caó số 106/VKSTC-V8 ngày 14/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI đến ngày 30/4/2005. Hồ sơ về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 (hồ sơ số N1658), Lưu trữ Văn phòng Quốc hội.

4. Báo caó số 214/2005/KHXX ngày 26/9/2005 của Toà án nhân dân tối cao về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI đến 30/4/2005. Hồ sơ về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 (hồ sơ số N1658), Lưu trữ Văn phòng Quốc hội.

5. Báo caó số: 164/CP-XDPL ngày 10/11/2005 của Chính phủ về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI đến ngày 30/4/2005). Hồ sơ về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 (hồ sơ số N1658), Lưu trữ Văn phòng Quốc hội.

6. Báo cáo số 404/UBTVQH11 ngày 06/10/2005 của UBTVQH về kết quả giám sát của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hồ sơ về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 (hồ sơ số N1658), Lưu trữ Văn phòng Quốc hội.

7. Biên bản tập hợp ý kiến thảo luận tại Hội trường của Đoàn Thư ký kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 11 nagỳ 25/11/2005. Hồ sơ về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 (hồ sơ số N1658), Lưu trữ Văn phòng Quốc hội.

8. Các quy định mới về cải cách hành chính Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

9. Công văn số 1856/BTP-VP ngày 30/6/2005 của Bộ Tư pháp báo cáo tình hình soạn thảo, ban hành, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội đến 30/4/2005, Lưu trữ Bộ Tư pháp.

10. Chỉ thị số 32/2005/CT-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Lưu trữ Văn phòng Chính phủ.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.

Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lần thứ lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lần thứ lần thứ Lần thứ IX , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

15. Lương Thanh Đức: Một số ý kiến về soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước, Tạp chí Ngân hàng số 9/2004 và số 10/2004.

16. Trương Thanh Đức: Những bất cập trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí NN&PL số 2/1999.

17. Trần Ngọc Đường: Về việc nâng cao chất lượng các dự án luật, Tạp chí NN&PL số 3/2003.

18. Học viện Hành chính Quốc gia - Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính:

Giáo trình kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

19. Đoàn Mạnh Giao: Đẩy nhanh tiến độ và chất lượng xây dựng pháp luật của Chính phủ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01/2005.

20. Đỗ Ngọc Hải: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

21. Lê Hồng Hạnh: Giải pháp tăng cường pháp chế XHCN trong thực tiễn, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 8 – 2002.

22. Ngô Thanh Hằng “Chuyện lạ ở các Trường Đại học: Sinh viên xin được đánh trượt bài thi”, Báo Công an nhân dân số 308 ngày 17/12/2005.

23. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.

24. Hồ sơ về giá giới hạn tối đa mua lúa, gạo của Cục Dự trữ Quốc gia (hồ sơ số A5a/2002/03), Lưu trữ Văn phòng Chính phủ.

25. Hồ sơ về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 (hồ sơ số N1658). Lưu trữ Văn phòng Quốc hội.

26. Lê Văn In, Phạm Hưng: Soạn thảo văn bản hành chính và các môn văn bản bản tham khảo, Trường Hành chính Thành phố Hồ Chí Minh, 1995. 27. Lê Văn In: Mẫu soạn thảo văn bản dùng cho các cơ quan chính quyền địa

phương, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

28. Lê Đình Khiên: Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính (sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 29. Nguyễn Duy Lãm (Chủ biên): Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB

Giáo dục, Hà Nội, 1998.

30. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

31. Luật Tổ chức Chính phủ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. 32. Luật Tổ chức Quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

33. Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Công báo số 19/2005.

34. Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê Xuân Lam. Bùi Xuân Lự:

Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001. 35. Trần Lưu: Cần xoá bỏ tình trạng lệ trên luật, Báo An ninh thế giới số 420

ngày 12/01/2005.

36. C.Mac-Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1983.

37. Kiều Mai: Một số ý kiến về việc ký tắt văn bản, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 01/2003.

38. Kiều Mai: Hiểu văn bản quy phạm pháp luật như thế nào cho thống nhất, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 02/2003.

39. Kiều Mai: Chuẩn hoá văn bản quản lý Nhà nước là góp phần xây dựng một nền hành chính "chuyên nghiệp, hiện đại hoá", Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 03/2004.

40. Vũ Mão: Điều ước quốc tế với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01/2005. 41. Một số văn bản pháp luật và quản lý hành chính, cải cách thủ tục hành

chính trong cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

42. Hoàng Thị Ngân: Trách nhiệm về việc ban hành VBQPPL sai trái, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 05/2003.

43. Nghị định 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Công báo số 21/1997.

44. Nghị định số 86/2002 /NĐ-CP ngày 05/11/2002 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Công báo số 59/2002.

45. Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường , Công báo số 61/2002.

46. Nghị định số 90/2003/NĐ-CP ngày 11/112002 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính Viễn thông, Công báo số 61/2002.

47. Nghị định số 18/2003/NĐ-CP ngày 20/02/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ, chức của Văn phòng Chính phủ, Công báo số 18/2003.

48. Nghị định Số 43/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản, Công báo số 42/2003.

49. Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, Công báo số 44/2003.

50. Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, Công báo số 47/2003.

51. Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công báo số 55/2003.

52. Nghị định số 55/2003/NĐ - CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp, Công báo số 56+57/2003.

53. Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công báo số 63/2003.

54. Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, Công báo số 63/2003.

55. Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá - Thông tin, Công báo số 67+68/2003.

56. Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Công

57. Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công báo số 108/2003.

58. Nghị định 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 123 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)