6. Đóng góp của đề tài
1.1 Lễ hội truyền thống và lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam
1.1.3 Những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà
Hà Nam hiện nay.
Mặt tích cực
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần và tâm linh của người dân, góp phần vào việc giáo dục tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng...
Ở Hà Nam cũng như các địa phương khác, lễ hội truyền thống mang một nội dung suy tôn các vị thần linh và các vị anh hùng có công với quê hương, lễ hội bao giờ cũng là sinh hoạt cộng đồng , biểu dương những giá trị văn hoá và sức mạnh của cộng đồng. Vì vậy nó góp phần đoàn kết các tầng lớp dân cư trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
trò diễn mới như ném bóng, xiếc, ảo thuật,... và một điều đáng quan tâm ở đây là các hoạt động đoàn thể được tổ chức truyền thống để ôn lại lịch sử tỉnh nhà, để phát động các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Như vậy, mọi người trong không khí thiêng liêng của ngày lễ hội đã sáng tạo và trao truyền những giá trị văn hoá được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bảo đảm tính thống nhất trong văn hoá của cộng đồng.
Song song với việc mở lễ hội là việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, xây dựng cơ sở vật chất gắn liền với lễ hội. Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới, Hà Nam càng có thêm điều kiện khiến cho lễ hội tiếp nhận được các phương tiện hiện đại để tăng sự hấp dẫn cho du khách. Hàng loạt các công trình di tích, danh lam thắng cảnh, kiến trúc đã được xây dựng mới và sửa chữa lại trong thời gian qua theo hướng hiện đại hoá. Có thể nói không gian lễ hội đã được nâng lên về mặt thẩm mỹ, trở thành niềm tự hào của địa phương và cũng là niềm chiêm ngưỡng của khách thập phương khi đến dự lễ hội.
Mặt hạn chế
Là một sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư, lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam mang nhiều yếu tố văn hoá và những giá trị xã hội tích cực. Tuy nhiên cũng như lễ hội truyền thống ở nơi khác, lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam còn có những mặt hạn chế nhất định tồn tại ngay trong bản thân nó.
Hiện nay có nơi còn lúng túng trong trình tự nghi lễ và đọc văn tế vì đã bỏ lâu, nghi thức lễ mai một theo năm tháng, nay được tổ chức lại, nên việc tổ chức thực hiện đúng nghi lễ truyền thống dân tộc gặp nhiều trở ngại.
Trang phục lễ hội cần nghiêm chỉnh lich sự nhưng có nơi lại nổi lên hình thức, màu sắc, từ hình thức đến nội dung. Tuy vậy vẫn chưa có quy định thống nhất cụ thể.
Hiện nay việc cúng tế trong nhân dân và trong cả cán bộ Nhà nước còn biểu hiện sự phô trương, lãng phí. Đốt vàng mã quá nhiều (đồng đô la, nhà
lầu, xe hơi…) quá nhiều. Nghiêm trọng hơn ở một vài nơi tổ chức lễ hội còn lén lút, tổ chức các hủ tục và tệ nạn xã hội, cờ bạc, nhậu nhẹt say xỉn giữa nơi thiêng liêng làm rối loạn trật tự công cộng, ngăn cản sự bái vọng của khách hành hương. Một số khách đến với lễ hội do thiếu văn hoá nên cũng góp phần làm nên những mặt tiêu cực chẳng hạn như nói tục, vứt rác bừa bãi. Rồi nạn ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan thiên nhiên ở các di tích lịch sử văn hoá cũng là một hiện tượng đáng được quan tâm.
Những lễ hội diễn ra nhiều ngày như lễ hội đền Lảnh Giang, lễ hội đền Trần Thương ….còn hạn chế về phần quản lý khách hành hương, diễn ra tình trạng tranh giành khách, gây gổ với lực lượng bảo vệ gây mất trật tự an ninh. Đặc biệt các mặt hàng ăn uống giải khát chưa đảm bảo vệ sinh, giá bán các mặt hàng không được niêm yết và nhiều lúc thu tiền của khách quá cao bị khách phản ứng làm giảm uy tín của ban tổ chức lễ hội. Ngoài ra những người ăn xin người tàn phế thật và giả tập trung về các lễ hội làm mất trật tự Những em bé, những người bán hàng rong bám theo khách hành hương mời mọc bánh kẹo, nước uống rồi xin tiền là những hành vi làm mất văn hoá…Tất cả những điều ấy tạo nên sự lộn xộn làm mất đi vẻ thẩm mỹ của lễ hội. Đặc biệt trong những ngày lễ do quá đông đúc, chen lấn, xô đẩy, leo trèo để làm cho cây cối bị gẫy. Công tác bảo vệ an ninh trật tự vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là: Sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực lễ hội còn đơn điệu, chưa có linh hoạt