Kết quả thu nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 001 (Trang 29 - 42)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2 Thực trạng ngành nhựa tại các tỉnh phía Nam

2.2.3 Kết quả thu nhận

Khảo sát thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các doanh nghiệp nhựa tại các tỉnh phía Nam gồm: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Long An và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nhằm đánh giá nhu cầu về thử nghiệm, giám định và chứng nhận chất lƣợng phục vụ yêu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất, nhập khẩu về chất lƣợng đối với sản phẩm và nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhựa.

2.2.3.1 Phương pháp luận

Thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa phía Nam và nhu cầu đối với hoạt động đánh giá sự phù hợp đƣợc nghiên cứu thông qua việc khảo sát theo hai hình thức là khảo sát diện rộng và khảo sát điểm với mục đích cụ thể :

 Khảo sát diện rộng nhằm tập hợp các thông tin để có sự nhìn nhận bao quát và tổng thể về thực trạng cũng nhƣ nhu cầu của các doanh nghiệp

trong ngành công nghiệp nhựa đối với hoạt động đánh giá sự phù hợp (bao gồm : thử nghiệm, giám định, chứng nhận). Việc khảo sát điểm đƣợc thực hiện thông qua phiếu khảo sát với 100 doanh nghiệp đƣợc lựa chọn từ các nhóm sản phẩm chính của ngành công nghiêp nhựa phía Nam. Với số lƣợng doanh nghiệp phía Nam chiếm khoản 80% cả nƣớc (gần 2000 doanh nghiệp) thì việc chọn khảo sát diện rộng từ 100 doanh nghiệp – chiếm trên 5%. Theo bài toán lấy mẫu thì tỷ lệ này cho thấy đáp ứng yêu cầu đại diện cho các doanh nghiệp phía Nam;

 Khảo sát điểm để kiểm tra, xác định và đánh giá lại kết quả của khảo sát diện rộng nhằm nâng cao tính xác thực của thông tin, số liệu thu thập và khẳng định các kết luận qua kết quả khảo sát. Việc khảo sát điểm đƣợc thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp 10 doanh nghiệp (với tỷ lệ 10 %) đƣợc chọn trong số 100 doanh nghiệp khảo sát diện rộng. 10 doanh nghiệp này đƣợc chọn đại diện cho các khu vực có tập trung hoạt động của ngành công nghiệp nhựa phía Nam nhƣ : TP. Hồ Chí Minh; tỉnh Đồng Nai; Long An; Bình Dƣơng và các tỉnh miền Tây Nam bộ.

2.2.3.2 Phương án thực hiện

Việc khảo sát đƣợc tác giả thực hiện đề tài và một số cộng tác viên thuộc văn phòng của Hiệp hội nhựa TP. Hồ Chí Minh tiến hành theo các bƣớc sau :

 Lập danh sách doanh nghiệp khảo sát diện rộng và khảo sát điểm.  Tìm hiểu, cập nhật các thông tin liên quan về các doanh nghiệp

trong danh sách khảo sát nhƣ : lĩnh vực sản xuất; thị trƣờng; địa chỉ văn phòng, xƣởng v. v…;

 Xây dựng phiếu khảo sát theo nguyên tắc ngắn, gọn, dễ hiểu và dễ trả lời cho phù hợp với trình độ và nhận thức hiện tại của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhựa phía Nam;

 Công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu;  Cơ cấu sản phẩm đƣợc sản xuất;

 Yêu cầu chất lƣợng các sản phẩm trong nƣớc và xuất khẩu;  Yêu cầu phân tích, chứng nhận sản phẩm;

 Yêu cầu về thử nghiệm, giám định, đƣợc quy định trong các hợp đồng thƣơng mại và các yêu cầu thử nghiệm phục vụ cho quá trình sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu;

 Thực trạng về thử nghiệm, giám định, chứng nhận nguyên vật liệu và sản phẩm của doanh nghiệp;

 Các vấn đề có liên quan khác.

 Tập huấn và hƣớng dẫn nội dung phiếu khảo sát cũng nhƣ yêu cầu khi tiến hành khảo sát tại doanh nghiệp cho nhóm cán bộ tham gia khảo sát.

 Triển khai việc khảo sát theo 2 nhóm : khảo sát diện rộng và khảo sát điểm.

 Nhóm khảo sát diện rộng tiến hành việc gửi phiếu khảo sát đến từng doanh nghiệp, theo dõi, hƣớng dẫn trả lời các nội dung trong phiếu khảo sát, thu thập các phiếu khảo sát. Tiến hành phân loại các phiếu khảo sát đã thu nhận đƣợc.

 Nhóm khảo sát điểm tiến hành việc khảo sát trực tiếp tại 10 doanh nghiệp đƣợc lựa chọn.

2.2.3.3 Kết quả đạt được

Khảo sát diện rộng

Tổng hợp các câu trả lời, sử dụng một số công cụ thống kê nhƣ pareto, biểu đồ cột v. v… để xử lý và phân tích kết quả khảo sát diện rộng cụ thể nhƣ sau :

Với số lƣợng 100 doanh nghiệp đƣợc khảo sát bao gồm các loại hình doanh nghiệp nhƣ biểu đồ.

Biểu đồ 2.1: Loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa theo mẫu khảo sát Dựa trên kết kết quả khảo sát nhận thấy có tính tƣơng đồng đối với số liệu thực tế là trong khoảng 2.000 doanh nghiệp trong ngành nhựa, hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghệp tƣ nhân (chiếm 90%). Nguyên nhân là do 2 yếu tố sau:

 Các doanh nghiệp ngành nhựa phía Nam vẫn còn ở mức vừa và nhỏ do đó chƣa đủ nguồn lực về vốn, nhân sự, năng lực quản lý để chuyển thành hình thức kinh doanh dạng cổ phần;

 Đa số các doanh nghiệp sản xuất nhựa là các doanh nghiệp mang tính chất gia đình, xuất phát từ những cơ sở cá thể do đó có sự giới hạn của các nguồn vốn bên ngoài.

Các doanh nghiệp khảo sát bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đƣợc trình bày nhƣ trong biểu đồ 2.2

9% 3% 2%

2%

84%

Loại hình kinh doanh

Công ty TNHH Công ty Cổ phần Công ty Liên doanh Công ty 100% vốn nƣớc ngoài

Biểu đồ 2.2: Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngành nhựa theo mẫu khảo sát

Có thể giải thích đƣợc nguyên nhân các “Ngành nhựa dân dụng” và “Ngành bao bì nhựa” chiếm tỷ lệ cao trong số các ngành nhựa là do yêu cầu đối với nhóm sản phẩm này cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu vẫn đang còn rất nhiều và có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các nƣớc. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất các nhóm sản phẩm này cũng không phức tạp so với các nhóm sản phẩm nhựa khác nhƣ nhựa kỹ thuật, xây dựng…Thêm vào đó, do các doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa Việt Nam còn ở quy mô sản xuất vừa và nhỏ nên loại hình sản xuất nhựa nhƣ trên là phù hợp.

Chiếm tỷ lệ tƣơng đối là các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu nhựa và lĩnh vực nhựa kỹ thuật cao với tỷ lệ chung là 13%. Đối với hai lĩnh vực này, yêu cầu đầu tƣ về trang thiết bị tƣơng đối hiện đại do đó số lƣợng các doanh nghiệp tham gia vào 02 lĩnh vực sản xuất này đến nay chƣa nhiều.

Còn lại là các lĩnh vực nhƣ: vật liệu xây dựng nhựa; sản xuất giày dép xuất khẩu; chế tạo máy – khuôn mẫu và chế biến cao su – nhựa có tỷ lệ thấp lần lƣợt là 5%; 1%; 3% và 3% so với các ngành nhựa nêu trên với các nguyên nhân một phần do các lĩnh vực sản xuất nhựa nêu trên chƣa đƣợc phổ biến tại Việt Nam. 34 27 13 13 6 3 3 1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Bao bì

nhựa Nhựa dân dụng nguyên vật Sản xuất liệu nhựa

Nhựa kỹ

thuật cao Ngành vật liệu xây dựng nhựa Chế tạo máy - khuôn mẫu Chế biến cao su - nhựa Sản xuất giày dép nhựa xuất khẩu

Điều đáng quan tâm cần lƣu ý từ các số liệu trên là việc chế tạo máy, thiết bị và khuôn mẫu cho ngành nhựa tại Việt Nam còn quá yếu và thiếu. Phần lớn thiết bị, máy móc, khuôn mẫu cho ngành nhựa hiện nay đều nhập từ nƣớc ngoài.

Nhìn chung, kết quả khảo sát phù hợp với số liệu thống kê của ngành. Theo báo cáo tổng kết năm 2011, trong tổng sản lƣợng nhựa hàng năm, sản phẩm nhựa bao bì chiếm khoảng 36% trong khi nhựa vật liệu xây dựng, đồ gia dụng và các loại dành cho các ngành công nghiệp khác nhƣ điện tử, điện, giao thông vận tải lần lƣợt chiếm khoảng 16%, 36% và 12% tƣơng ứng.Số lƣợng lao động của các doanh nghiệp khảo sát đƣợc nêu trong bảng 2.1.

Bảng 2. 1: Qui mô nhân sự của doanh nghiệp ngành nhựa theo mẫu khảo sát

STT Số CBNV của doanh nghiệp (ngƣời) Số lƣợng DN Tỷ lệ

1 < 10 1 1% 2 10 – 50 27 27% 3 51 – 100 29 29% 4 101 – 500 31 31% 5 > 500 12 12% Tổng cộng 100 100%

Từ số liệu trên ta có thể nhận thấy: với quy mô sản xuất nhỏ nên số lao động trong từng doanh nghiệp khảo sát cũng rất ít, điều này cho thấy những khó khăn trong việc tập trung nguồn lực sản xuất những đơn hàng lớn phục vụ kịp thời cho xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành công nghiệp nhựa Việt Nam.

Hầu hết các doanh nghiệp nhựa đều có số lƣợng lao động ở mức độ trung bình. Chỉ có một số doanh nghiệp thuộc đối tƣợng khảo sát có số nhân viên thấp (< 10 cán bộ/nhân viên) là do các doanh nghiệp này chỉ là các văn phòng đại diện của các công ty nƣớc ngoài chỉ thực hiện các giao dịch và

ngƣời là các công ty có bề dày kinh nghiệm, có thƣơng hiệu trên thị trƣờng nhƣ Rạng Đông, Bình Minh… do xuất phát từ yêu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm nên các công ty này đã tuyển dụng thêm nhiều lao động.

Thêm vào đó trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới và nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp sản xuất nhựa phía Nam đã mạnh dạn tiếp cận công nghệ mới, hiện đại hơn. Từ năm 2005, nhiều nhà sản xuất nhựa tại Việt Nam đã đầu tƣ đáng kể vào việc nâng cấp trang thiết bị sản xuất và máy móc của họ, từ đó cải thiện sản phẩm nhựa của họ về chất lƣợng và thiết kế, nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Vì vậy mà trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam có nhiều chuyển đổi.Chi tiết hơn khi quan sát qua các số liệu khảo sát từ bảng 2.2

Bảng 2.2: Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp ngành nhựa theo mẫu khảo sát

Stt Mức so sánh Số lƣợng DN Tỷ lệ

1 Công nghệ lạc hậu 1 1%

2 Công nghệ trung bình TT 38 38%

3 Công nghệ tiên tiến 44 44%

4 Công nghệ rất hiện đại 16 16%

Tổng cộng 100 100%

Thông qua kết quả khảo sát, công nghệ hiện hữu của đa số doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa đều là công nghệ có tính mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất của chính mình. Trong đó, công nghệ tiên tiến là 44% và công nghệ hiện đại là 16%. Điều này cho thấy thực tế các doanh nghiệp sản xuất nhựa chủ yếu tập trung nguồn vốn vào yêu cầu nâng cao công nghệ sản xuất nhằm mở rộng sản xuất. Tuy nhiên , c̣òn một số doanh nghiệp vẫn áp dụng các công nghiệp kiểu cũ chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao 38%. Số còn lại chiếm một số lƣợng rất ít là các công nghệ lạc hậu với tỷ lệ 1%.

 Đối với các doanh nghiệp nhựa tại các tỉnh phía Nam hiện nay, do yêu cầu về mẫu mã cũng nhƣ doanh số sản xuất là rất lớn (đặc biệt là ngành “Bao bì nhựa” và “Nhựa dân dụng”). Vì vậy việc đầu tƣ vào công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm là việc mà các doanh nghiệp quan tâm và cho là cấp bách hơn so với việc đầu tƣ một phòng thí nghiệm phục vụ cho việc kiểm tra, giám định chất lƣợng, quy cách nguyên vật liệu và sản phẩm hoàn thiện của mỗi doanh nghiệp.

 Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát phần lớn tập trung trong nƣớc. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp năng động tiếp cận đƣợc với thị trƣờng nƣớc ngoài nên đã đẩy nhanh tỷ lệ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa trong các năm qua. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nhựa đƣợc thể hiện qua biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3: Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nhựa hiện nay theo mẫu khảo sát Qua biểu đồ 2.3 đƣợc thống kê từ mẫu khảo sát nhận thấy:

 Thị trƣờng trong nƣớc vẫn là thị trƣờng chính của các doanh nghiệp sản xuất nhựa tại các tỉnh phía Nam và chiếm tới chiếm 74.74% trong tổng số các doanh nghiệp đƣợc khảo sát.

 Có 26.26% doanh nghiệp liên doanh hoạt động chỉ dành cho việc xuất khẩu.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các doanh nghiệp nhựa Việt Nam hiện vẫn loay hoay với thị trƣờng chủ yếu trong nƣớc chính là chất lƣợng và mẫu mã. Nói chi tiết hơn, sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất tuy đã đƣợc chấp nhận tại Việt Nam nhƣng vẫn còn gặp khó khăn trong việc xuất khẩu ra nƣớc ngoài do yêu cầu về các chỉ tiêu chất lƣợng và mẫu mã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nƣớc nhập khẩu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam chƣa quan tâm nhiều đến việc thử nghiệm, giám định và chứng nhận các sản phẩm nhựa trƣớc khi xuất khẩu, do đó không có thông tin cho việc cải tiến và đổi mới chất lƣợng sản phẩm.

Bên cạnh đó, khảo sát việc đầu tƣ cho việc trang bị phòng thử nghiệm đối với các doanh nghiệp đƣợc trình bày trong biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4: Đầu tƣ của doanh nghiệp cho phòng thí nghiệm theo mẫu khảo sát Qua biểu đồ cho thấy, số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ vào việc trang bị phòng thí nghiệm còn rất ít (chỉ có 8 doanh nghiệp chiếm 8%). Các doanh nghiệp này là các công ty nằm trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh tuy nhiên chỉ có hai lĩnh vực nhựa có sự đầu tƣ lớn cho phòng thí nghiệm là “Bao bì nhựa” (5/8 doanh nghiệp) và “Nhựa dân dụng” (3/8 doanh nghiệp). Nguyên nhân là do các công ty này có thị trƣờng lớn bao gồm trong nƣớc và nƣớc ngoài. Vì vậy, yêu cầu kiểm soát chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào và đánh giá chất lƣợng sản phẩm đầu ra thông qua việc phân tích, thử nghiệm và giám

8%

92%

DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ CHO PHÒNG THỬ NGHIỆM

Số lƣợng các doanh nghiệp không đƣơc trang bị phòng thí nghiệm phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ lệ lớn 92%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất nhựa còn ở giai đoạn đang phát triển, ở hình thức kinh doanh vừa và nhỏ nên yêu cầu về vốn để đầu tƣ phòng thí nghiệm là không khả thi. Ngoài ra, tồn tại một vấn đế lớn mà các doanh nghiệp nhựa vừa và nhỏ luôn phải đắn đo, cân nhắc là với nguồn vốn hạn chế nhƣ hiện nay có nên chăng đầu tƣ vào một phòng thí nghiệm hay đầu tƣ đối mới công nghệ tiên tiến thay cho công nghệ đã cũ và lạc hậu. Thực tế thì phần lớn các doanh nghiệp đều chọn phƣơng án đầu tƣ công nghệ sản xuất mới nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất. Tỷ lệ các doanh nghiệp có đầu tƣ phòng thí nghiệm cho riêng công ty chiếm tỷ lệ thấp. Chỉ có các công ty với bề dày hoạt động cũng nhƣ thƣơng hiệu có đủ khả năng về tài chính mới có thể đầu tƣ một phòng thí nghiệm riêng.

Mặc dù tỉ lệ không đầu tƣ phòng thử nghiệm riêng lên đến 92%, nhƣng khi đƣợc khảo sát về việc nhu cầu xây dựng phòng thử nghiệm, giám định và chứng nhận chung cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhựa phía Nam hay mỗi doanh nghiệp tự xây dựng riêng. Kết quả cho thu đƣợc nhƣ trong biểu đồ 2.5. Xây dựng riêng 30% Cả hai 3% Xây dựng chung 67%

XÂY DỰNG PHÒNG THỬ NGHIỆM, GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN CHUNG HAY RIÊNG

Từ kết quả khảo sát về nhu cầu trên thì rút ra đƣợc một số nhận xét sau về hoạt động đánh giá sự phù hợp:

 Đa số các doanh nghiệp đều có đề xuất chung là cần thiết đầu tƣ và xây dựng một trung tâm thử nghiệm, giám định, chứng nhận sản phẩm và nguyên vật liệu ngành nhựa phục vụ cho sự phát triển chung của ngành nhựa.

 Còn lại một số ý kiến về việc đầu tƣ riêng phòng thí nghiệm cho từng công ty chiếm tỷ lệ thấp so với ý kiến chung (30%). Nguyên nhân là do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của việc ứng dụng quy trình đánh giá sự phù hợp theo TBT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhựa tại các tỉnh phía nam 001 (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)