Đây là thời kỳ tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp. Sự sụp đổ của mô hình XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô trong những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước tác động không nhỏ đến tình hình trong nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ xây dựng CNXH năm 1991 đánh dấu sự hoàn thành đường lối đổi mới đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII khẳng định: giữ vững định hướng XHCN trong đổi mới, đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi phù hợp, phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng cường quản lý của Nhà nước, phát huy dân chủ XHCN. Trong nhiệm kỳ này, ngoài
định 163/HĐBT) tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện, Trung ương Đảng, Chính phủ còn ban hành thêm nhiều văn bản khẳng định vai trò, vị trí của Hội LHPNVN, tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi cho Hội. Nghị quyết số 04/NQ-TW của Bộ Chính trị “Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” được ban hành ngày 12/7/1993 tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Bối cảnh đó đã tác động đến tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ.
2.2.1. Tổ chức Hội
Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VII
Đại hội diễn ra trong hai ngày 19, 20/5/1992 tại Hà Nội. Đại hội vinh dự đón Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Võ Chí Công, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo và 760 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 10 triệu hội viên trong cả nước dự Đại hội. Ban Chấp hành Trung ương Hội được Đại hội bầu ra gồm 96 đồng chí, Đoàn Chủ tịch gồm 15 đồng chí. Đồng chí Trương Thị Mỹ Hoa được bầu làm Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch gồm các đồng chí: Vương Thị Hanh, Võ Thị Thắng, Nguyễn Phương Minh. Từ tình hình thực tiễn phong trào và hoạt động của các cấp Hội, Đại hội xác định mục tiêu phong trào phụ nữ trong nhiệm kỳ là: “Đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ để thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước góp phần bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiến bộ, lao động có hiệu quả để ổn định đời sống, biết làm giàu hợp pháp; xây dựng gia đình no ấm hoà thuận bình đẳng, sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh để phát huy vai trò đại diện, chăm lo phụ nữ trong công cuộc đổi mới.” [10, tr.33] Chủ đề Đại hội là "Đổi mới - Đoàn kết - Dân chủ vì Hạnh phúc - Bình đẳng - Phát triển của phụ nữ Việt Nam".
Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ những năm 1992 – 1997 là: bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện hai cuộc vận động lớn; tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện hiến pháp, pháp luật,
chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi, đời sống của phụ nữ trẻ em nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện bình đẳng và phát triển; giúp phụ nữ nâng cao hiểu biết về giới, về pháp luật, chính sách quản lý kinh tế... tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước; xây dựng củng cố các cấp Hội vững mạnh, đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội, giới thiệu phụ nữ có tài để được Đảng , Nhà nước lựa chọn, bồi dưỡng, bố trí sử dụng hợp lý, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng liên kết với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội; mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức phụ nữ, tổ chức xã hội nhân đạo ở các nước, các tổ chức và cá nhân tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, dân chủ, bình đẳng và phát triển của phụ nữ.
Phương hướng, nhiệm vụ trên được cụ thể hóa trong 5 chương trình trọng tâm nhằm thực hiện phương hướng nhiệm vụ cụ thể, có trọng điểm và có bước đi thích hợp với khả năng hoạt động thực tế của các cấp Hội. Năm chương trình trọng tâm gồm: bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ nhằm nâng cao trình độ, năng lực của phụ nữ; hỗ trợ các hoạt động tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ góp phần ổn định đời sống, ổn định xã hội, thực hiện bình đẳng về kinh tế cho phụ nữ; chăm sóc sức khỏe phụ nữ trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, bền vững, tiến bộ; đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, tập hợp quần chúng và xây dựng quỹ Hội nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hội; tổ chức nghiên cứu và vận động quần chúng tham gia xây dựng, giám sát, kiểm tra chính sách, luật pháp, cơ chế mới liên quan trực tiếp đến quyền lợi phụ nữ, nghiên cứu một số vấn đề về gia đình.
Bước vào nhiệm kỳ mới, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội đã ban hành các văn bản nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động đáp ứng yêu cầu tình hình mới: Kế hoạch sắp xếp biên chế, kiện toàn bộ máy cơ quan TW Hội LHPNVN ngày 5/7/1992; Quy chế hoạt động của Ban Chấp Hành và Đoàn Chủ tịch Hội LHPNVN khoá VII số 04/CV ngày 2/1/1993… Xuất phát từ thực tiễn nhằm tổng kết, đánh giá, ghi nhận một giai đoạn lịch sử quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới của đất nước kể từ sau giải phóng đến nay, Ban Chuyên đề Lịch sử Phụ
nữ Việt Nam được thành lập mới ngày 01/4/1995 theo Quyết định số 66/QĐ-ĐCT của Đoàn Chủ tịch. Ban nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Chủ tịch do Chủ tịch Hội LHPNVN Trương Mỹ Hoa làm Trưởng Ban. Sau 2 năm làm việc, Ban đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn cuốn Lịch sử "Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam"(1975-1995). Cuốn sách đã được xuất bản năm 1997 và trở thành một trong những tài liệu quan trọng về lịch sử Hội và phong trào phụ nữ Việt Nam.
Uỷ ban quốc gia về thập kỷ của phụ nữ Việt Nam đổi tên thành Uỷ ban Quốc
gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam ngày 25/2/1993. Ủy ban có Văn phòng làm công tác tham mưu, đề xuất, giúp việc. Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam có nhiệm vụ: tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa của "Công ước Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ" (CEDAW) và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Công ước: tổng kết gương điển hình, phong trào tiêu biểu; kiến nghị các biện pháp, chính sách thực hiện Công ước với Nhà nước... ; liên hệ, phối hợp với Liên hợp quốc, và các tổ chức quốc tế khác, tổ chức chính phủ, tổ chức phi
Chính phủ phấn đấu vì mục tiêu "Bình đẳng, phát triển và hoà bình".
Một đơn vị khác được đổi tên trong nhiệm kỳ này là Trường Cán bộ Phụ nữ TW (phía Nam) đổi thành Trường Cán bộ Phụ nữ TW II (để phân biệt Trường Cán bộ Phụ nữ TW I ở Hà Nội). Chức năng của hai trường cơ bản không thay đổi so với trước. Theo đó, trường Cán bộ Phụ nữ TW II đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở vào Nam nhằm nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ công tác Hội; trường Cán bộ Phụ nữ TW I có chức năng đào tạo cán bộ Hội phụ nữ các cấp từ Quảng Trị trở ra Bắc. Trường có nhiệm vụ chính: xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Hội cấp tỉnh, thành và quận, huyện và hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ Hội cơ sở về nghiệp vụ phụ vận; tổ chức tập huấn các chủ trương chính sách mới của Đảng, Nhà nước có liên quan đến phụ nữ và trẻ em, các Nghị quyết và chuyên đề công tác của Hội; nghiên cứu chuyên đề, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động đào tạo bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, giáo viên, nâng cao chất
Trong nhiệm kỳ này, Ban Văn phòng Tổng hợp TW Hội LHPNVN được tách thành 2 Ban là Văn phòng TW Hội LHPNVN và Ban tổng hợp. Mỗi Ban đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể mang tính chuyên sâu hơn so với giai đoạn trước. Văn phòng TW Hội có chức năng tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành, các Ban và cơ quan TW Hội về công tác hành chính-quản
trị và tài chính. Ban Tổng hợp TW Hội LHPNVN có chức năng tổng hợp, tham
mưu giúp Ban Chấp hành, Đảng đoàn, Đoàn chủ tịch trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ toàn quốc; tham mưu cho Ban chấp hành, Đoàn chủ tịch TW Hội trong công tác lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong hệ thống tổ chức Hội.
Như vậy, đến cuối nhiệm kỳ Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VII, bộ máy tổ chức cơ quan TW Hội gồm 7 ban và 9 đơn vị trực thuộc, so với giai đoạn trước, số lượng các Ban, đơn vị đã tăng từ 14 lên 16.
Bộ máy tổ chức Hội ở các địa phương luôn được các tỉnh, thành hội quan tâm kiện toàn. Tính đến tháng 2 năm 1996, các tỉnh, thành hội đã «bầu bổ sung 6 chủ tịch, 6 phó chủ tịch, 14 thường vụ, 53 ủy viên chấp hành, đề bạt 10 trưởng ban, 6 phó ban» [38, tr.10] Bộ máy các Ban cũng được kiện toàn, sắp xếp dựa trên chức năng nhiệm vụ, số lượng biên chế và năng lực cán bộ. Các tỉnh, thành hội xếp từ 2 đến 4 ban chuyên đề, đảm bảo đủ sức hoạt động, chủ động làm tốt chức năng tham mưu, chỉ đạo phong trào, khẳng định được mô hình bộ máy hoạt động có hiệu quả của tỉnh, thành. Đội ngũ cán bộ ở quận, huyện tương đối ổn định, biên chế 3-7 người, thường xuyên bổ sung cán bộ nữ cho các ngành và kịp thời đề bạt, điều động cán bộ trẻ đủ tiêu chuẩn, năng lực công tác.
Vào cuối nhiệm kỳ 1992 – 1997, công tác chuẩn bị Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII được tiến hành khẩn trương. Đến đầu năm 1997, các tỉnh thành hội đã hoàn thành Đại hội cấp cơ sở và cơ bản hoàn thành Đại hội cấp quận – huyện, Đại hội cấp tỉnh, thành phố đã hoàn thành vào quý III năm 1997. Ở cấp cơ sở đã thay đổi 930/3761 Chủ tịch, Phó Chủ tịch, bầu mới 9968 ủy viên Ban Chấp hành, cấp quận – huyện đã thay đổi 58/268 Chủ tịch và 124/309 Phó Chủ tịch. [39, tr.8] Sau
đại hội cơ sở, các tỉnh, thành hội tiếp tục tập trung kiện toàn và củng cố các cơ sở yếu. Đầu năm 1996, 54 tỉnh và đơn vị trực thuộc Trung ương Hội đã chỉ đạo «3016 cơ sở đại hội và 7.909 cơ sở, 85.496 tổ phụ nữ được kiện toàn củng cố» [38, tr.10] Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Tây Ninh, Quảng Bình... là các tỉnh, thành làm tốt công tác này.
Mô hình tổ chức cơ sở Hội chủ yếu vẫn theo địa dư, ngành nghề, khu vực. Các hình thức tập hợp hội viên được duy trì, đa dạng hóa, trong đó mô hình tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ phụ nữ vay vốn, tổ phụ nữ cố định theo tổ sản xuất, tổ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình khẳng định được hiệu quả. Nhiều tỉnh xây dựng mô hình tổ phụ nữ nòng cốt tiêu biểu như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Ngoài ra, các mô hình : tổ phụ nữ không sinh con thứ 3, tổ phụ nữ tình thương, sinh hoạt câu lạc bộ theo chuyên đề, lứa tuổi... được vận dụng ở nhiều địa phương và hệ thống nữ công nhân viên chức.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp là nhiệm vụ cấp bách từ TW đến các cấp hội, đặc biệt là đào tạo theo định hướng và quy hoạch. Trường Cán bộ Phụ nữ TW I và Cán bộ Phụ nữ TW II đã mở các lớp dài hạn, ngắn hạn, lớp chuyên đề về tổ chức, văn phòng, dân tộc, tôn giáo, nghiên cứu, giải quyết đơn thư, ngoại ngữ cho cán bộ TW, tỉnh thành và hàng trăm lớp dự án ở TW và cơ sở. Chương trình đào tạo cán bộ trẻ cấp huyện tiếp tục được hai trường Phụ nữ TW thực hiện, mở các lớp tại chức về xã hội học cho cán bộ hội chủ chốt từ cơ sở đến TW, mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ hội từ TW, tỉnh, thành, quận, huyện xuống đến xã. Nhờ đó, tỉ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp khóa VIII tăng đáng kể. Tỉ lệ nữ trong Ban Chấp hành TW Đảng khóa VIII chiếm 10,58%; trong Tỉnh ủy là 11,55%; quận, huyện, xã, phường là 11%. [39, tr.10]
2.2.2 Hoạt động chính của Hội
Tất cả các hoạt động của Hội nhiệm kỳ 1992 – 1997 xoay quanh thực hiện có hiệu quả 5 chương trình trọng tâm đã được Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VII đề ra.
Chương trình Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ
to lớn, đóng góp quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chương trình Bồi dưỡng nâng cao kiến thức năng lực cho phụ nữ được coi là chương trình trọng tâm hàng đầu nhằm nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt cho phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động xã hội và tổ chức cuộc sống gia đình, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính: tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước mới ban hành, đặc biệt những vấn đề có quan hệ thiết thân đến phụ nữ; tuyên truyền hoạt độngcủa Hội, thành tích của phụ nữ Việt Nam gắn liền với các sự kiện quan trọng của phụ nữ thế giới; hướng dẫn kiếnthức về kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng xây dựng dự án nhỏ và lập kế hoạch sản xuất của hộ gia đình, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; kiến thức kinh nghiệm về nuôi dạy con khoa học gắn với phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống HIV-AIDS; vận động phụ nữ tham gia chương trình xóa nạn mù chữ và học tập nâng cao trình độ văn hóa sau xóa mù chữ; tuyên truyền về truyền thống vẻ vang của dân tộc cũng như truyền thống phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang để bồi dưỡng phẩm chất người phụ nữ trong thời kỳ mới.
Vào các ngày lễ lớn của dân tộc, đất nước (30/4, 1/5, 2/9, 8/3, 20/10...) các cấp hội, đơn vị trực thuộc, các ban nữ công đã tiến hành các cuộc mít tinh rầm rồ gây khí thế sôi nổi trong toàn quốc; tổ chức các cuộc họp mặt, tọa đàm, gặp gỡ với các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nữ cách mạng lão thành, lãnh đạo hội, cán bộ hội các thời kỳ, phụ nữ tiêu biểu của phong trào «ba đảm đang», «năm tốt», nữ thanh niên xung phong, nữ tù chính trị, nữ doanh nhân giỏi, nữ vượt khó nuôi dạy con tốt,