Chỉ đạo thực hiện chính sách khuyến nông, tăng cường cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện an lão (hải phòng) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1988 đến năm 2006 (Trang 81 - 84)

vật chất kỹ thuật.

Trong 10 năm (1996- 2006), An Lão phát triển mạnh các trung tâm khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, công ty vật tư nông nghiệp. Từ năm 2003 đến nay, Phịng nơng nghiệp huyện đã kết hợp Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học và công nghệ, Trung tâm ươm trồng cây giống

Cầu Nguyệt chỉ đạo thực hiện dự án: chuyển giao các giống lúa mới ngắn

ngày cho năng suất, chất lượng như Khang Dân, CR 203, NX30, nếp 97, giống lúa thơm Thiên Hương, ngồi ra cịn có giống lạc 116 Trung Quốc, giống ngô LVN4 và QH2000…để thay thế cho các giống cũ đã thối hố, ít kháng sâu bệnh. Những giống này được đưa vào canh tác trên đồng đất An

Lão cho năng suất vượt trội, ít sâu bệnh được bà con nhanh chóng tiếp nhận

và sản xuất ở diện rộng. Ví dụ như hai loại giống ngô: LVN4 và HQ2000,

năng suất bình quân đạt 5 tấn/1ha, cao hơn so với các giống ngô cũ như

Biosed 9681, Fasific 848 từ 10- 25%...

Trong 2 năm (2005- 2006), huyện đã mua tại Trung tâm giống cây trồng Trung ương và Công ty giống cây trồng Thành phố Hải Phòng 178 tấn

nguyên chủng cung cấp cho bà con sản xuất đại trà. Đặc biệt, huyện An Lão đã thành công trong tiếp thu công nghệ sản xuất lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903 và

lúa lai 2 dòng bồi tạp san thanh. Đây là một bước tiến dài bởi công nghệ này

hết sức phức tạp, việc nắm được kỹ thuật sẽ là “chìa khố vạn năng” vượt qua giới hạn năng suất 6 - 7 tấn lúa/ha, đưa năng suất lúa đạt tới mức “mơ ước”:

11- 13 tạ/ha. Năm 2005, địa phương đã duy trì thành cơng giống lúa bố, mẹ để chủ động sản xuất hạt F1.

Để tạo giống lúa hàng hoá giá trị cao, việc chọn lọc và khôi phục giống

lúa đặc sản cổ truyền của vùng đất An Lão là Tám Xoan, Bắc Hương, Nếp

hoa vàng… là hết sức cần thiết. Phịng nơng nghiệp huyện có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Trung tâm giống cây trồng Trung ương và Sở nông nghiệp

và phát triển nông thôn, Sở khoa học và công nghệ, Trung tâm ươm trồng cây giống Cầu Nguyệt để cung ứng đủ số lượng giống có phẩm chất tốt, nhân ra diện rộng, tạo thành tiểu vùng sản xuất lúa đặc sản cổ truyền, góp phần mở

rộng diện tích lúa chất lượng cao chiếm 10- 25% diện tích gieo trồng cả huyện.

Thực hiện luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất khoảng 2,4- 2,6

lần/năm, năm 2002 An Lão đã xác nhận 3 giống cây chủ lực là ngô, khoai tây,

đậu tương và bằng phương thức trợ giá giống để mở rộng diện tích cây vụ đông từ 500 ha (năm 2000) lên 850 ha (năm 2006). Tiếp tục đưa những giống,

con có giá trị cao vào sản xuất như: gà CP, cá rô phi đơn tính, cá chép 3 màu, chê lai, cá chim trắng, tôm càng xanh.

Để tiếp tục mở rộng diện tích vùng trồng hoa cây cảnh chất lượng cao, từ

năm 2005 UBND huyện tiếp tục trích kinh phí hỗ trợ các xã mở rộng diện tích trồng hoa góp phần phát huy mạnh mẽ thế mạnh của địa phương. Các hoạt động chuyển giao các ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cũng được đẩy mạnh. Tính đến năm 2006, huyện đã xây dựng được 87 mơ hình áp dụng

khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, hoa, cây cảnh, rau màu và chăn ni, như mơ hình VAC, VACR, câu lạc bộ cây cảnh, các lớp tập huấn cho nông dân về chăn nuôi, trồng nấm rơm…

Công tác thuỷ lợi, tu bổ đê điều, kè cống, phòng chống bão lụt hàng năm thực hiện với khối lượng và giá trị khá lớn, bảo đảm sản xuất và đời sống nhân dân. Để không ngừng nâng cao hiệu quả hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp và môi trường, đến năm 2005, huyện đã thực

hồn thành chương trình bê tơng hố hệ thống thuỷ nông ở các vùng đất nông nghiệp trọng điểm về lúa, rau màu, cây ăn quả…Đồng thời hoàn thành việc bảo dưỡng nâng cấp đê sông, kè cống dưới đê, kênh mương các cấp, các trạm bơm.

Tóm lại: Sản xuất nông nghiệp của huyện An Lão trong những năm qua

đã có bước phát triển tích cực, bước đầu tạo ra sự đột phá trong nông nghiệp.

Các mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng bộ An Lão được nêu ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ IV đang dần dần được cụ thể hoá trong thực tiễn.

Việc thực hiện thắng lợi các kế hoạch: chuyển đổi cơ cấu cây trồng; kiên cố hoá kênh mương; dồn điền đổi thửa; mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa

học kĩ thuật, đưa những giống mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất,

đưa máy móc thiết bị hỗ trợ trong sản xuất tạo ra năng suất lao động cao và

giảm sức lao động của con người.

Bảng 8: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện An Lão

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Trong đó Năm Tổng giá trị

nông nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

2000 142.778 91.895 45.183 5.190 2001 152.978 105.112 40.766 6.100 2002 185.669 110.734 65.144 11.791 2003 191.354 115.356 67.231 12.543 2004 201.342 117.466 71.455 12.689 2005 235.643 140.243 74.234 15.367 2006 253.243 163.995 74.183 15.189

(Nguồn: Phòng thống kê huyện An Lão)

Qua bảng thống kê cho thấy giá trị sản xuất nông nghiệp An Lão từ năm 2000 đến 2006 tăng đều qua các năm (trung bình mỗi năm giá trị sản xuất

nông nghiệp tăng 15,781 tỷ đồng). Trong đó, giá trị sản xuất trong trồng trọt

tăng trung bình mỗi năm 10,14 tỷ đồng, chăn nuôi tăng 4,14 tỷ đồng và dịch

vụ nông nghiệp tăng 1,43 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt

được, kinh tế nông nghiệp An Lão cũng đang đứng trước những khó khăn

thách thức: tốc độ tăng trưởng chậm, nơng nghiệp vẫn cịn độc canh cây lúa, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng đều, chưa phát triển

nhanh theo hướng CNH, HĐH. Diện tích đất canh tác giảm nhanh do nhu cầu nhà ở, phát triển công nghiệp và đơ thị hố, những vùng được quy hoạch và

phân vùng sản xuất hàng hoá phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt

động dịch vụ nông nghiệp của huyện vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu

sản xuất, chưa phát huy được thế mạnh của huyện ven đô. Giá trị GDP của

sản xuất nông nghiệp tạo ra mới chỉ đảm bảo được khoảng 46% số nhân khẩu nơng nghiệp sống ở mức trung bình hiện nay của huyện. Tài nguyên đất đai

chưa được khai thác tận dụng triệt để trong nông nghiệp. Vốn và kỹ thuật

phục vụ sản xuất và chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp chưa đảm bảo.

Đặc biệt huyện chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Những tồn tại hạn chế trên đây là những vấn đề đặt ra để Đảng bộ và

nhân dân huyện nhà phấn đấu thực hiện tốt trong nhiệm kỳ tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện an lão (hải phòng) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1988 đến năm 2006 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)