Hình ảnh con người cá nhân trong xã hội mới theo quan niệm Khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải phóng cá nhân trong sáng tác của khái hưng (Trang 51 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Vấn đề giải phóng con ngƣời trong sáng tác của Khái Hƣng

2.2.2. Hình ảnh con người cá nhân trong xã hội mới theo quan niệm Khá

Hưng

a. Con người mâu thuẫn với lối sống cổ hủ, phong kiến

Nh văn có khả năng đi sâu, đi sát v o đời sống cá nhân của con người, ông thường đứng trên khía cạnh n y để khai thác những vấn đề của xã h i. Từ đó, nh văn xây dựng các tác phẩm gắn với số mệnh cụ thể của những cá nhân mang tính chất đại diện tiêu biểu. Vấn đề của Khái ưng chủ yếu xoay quanh đời sống hàng ngày, những điều gần gũi với đời sống gia đình, tình yêu… nhưng lại mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nhà văn dựa trên phương diện cá nhân đơn lẻ để đánh giá mọi hiện tượng của xã h i, chĩa mũi nhọn vào phong tục lạc hậu. ó l chính l tư tưởng đem văn chương phụng sự lý tưởng cải cách, phá huỷ hủ tục cũ, xây đắp m t cu c đời hợp với lẽ phải, bỏ thành kiến phục tùng, xem xét hiện thực thông qua cái nhìn của con người. ồng thời ca ngợi những con người của chính nghĩa, có phẩm chất và tư cách xã h i.

Theo dõi các tiểu thuyết như Nửa chừng xuân, Thoát ly, Thừa tự, ta thấy bức tranh về hiện thực xã h i rõ nét nhất thời bấy giờ đó chính l mẫu thuẫn gia đình. Tác giả đưa người đọc vào không khí ng t ngạt của đại gia đình phong kiến với những tranh giành quyền lợi vị kỉ nhỏ nhen, những âm mưu tính toán thâm đ c, hèn hạ, những sinh hoạt hủ bại dưới vẻ ngoài quyền quý, hào nhoáng. Thực trạng xã h i qua cái nhìn của Khái Hưng đầy vụ lợi, quyền thế, chèn ép… Kèm theo đó l mối xung đ t giữa m t nếp sống trì trệ ngưng đ ng theo lễ giáo phong kiến và những tư tưởng mới mẻ thanh thoát được đại diện bởi những thanh niên nam nữ thấm nhuần ít nhiều văn hóa Tây Âu.

Từ Hồn bướm mơ tiên, Trống mái, Nửa chừng xuân… cho đến Gia đình, Thừa tự, Thoát ly đều toát lên cu c đấu tranh phản kháng lại chế đ

phong kiến bằng những nhân vật sống, bằng chứng sống mãnh liệt hơn bao giờ hết. M t xã h i không mấy lạ lẫm, cho nên nhân vật vô cùng tự nhiên sống đ ng. ái m nh văn khẳng định cũng như muốn người đọc suy ngẫm đó chính l việc những con người này xuất phát từ bản ngã của mình vẫn luôn tìm cách vượt qua mọi rào cản, mở ra cho mình m t lối đi mới tiến b , cần thiết hơn. Những con người này không chấp nhận lối sống nô lệ, họ muốn canh tân xã h i, loại bỏ tinh thần mê tín dị đoan. Họ đấu tranh cho quyền được yêu thương. Mục đích chính của cu c đấu tranh là hạ bệ những quan niệm truyền thống đại gia đình cổ hủ, phá tan xiềng xích, trói bu c của luân lý Khổng Mạnh. Nó bắt nguồn từ cu c tranh chấp cái cũ - cái mới, đề cao sự tự lập của cá nhân.

Nửa chừng xuân của Khái ưng, mâu thuẫn mới chỉ được đưa ra v giải quyết nửa chừng, cu c xung đ t của hai phái mới v cũ về vấn đề tự do hôn nhân. Do ảnh hưởng sự xung đ t đó, hai nhân vật chủ đ ng trong tiểu thuết là L c v Mai tuy đã yêu nhau và lấy nhau, nhưng vì b Án - mẹ của L c - bất đồng chính kiến phát xuất từ vấn đề ”môn đăng hộ đối” đã dồn mọi nỗ lực để phá hoại khiến họ phải chia rẽ nhau. Bà Án đại diện cho đầu óc lỗi thời, không có lòng nhân từ. Cái lý bà đưa ra được hình thành từ những suy nghĩ ích kỷ, cho nên luôn tìm cách ngăn cản hạnh phúc của con trai. Trong khi đó, Mai là người đại diện cho cái mới, luôn mạnh mẽ và quyết liệt. Mai mạnh dạn khẳng định: “ Không phải con sợ mất, sợ thiện m t sự gì cho con, nhưng xa anh L c thì con không thể sống được. Mà con chắc anh con cũng yêu con như con yêu anh con. Vả lại bà lớn đã biết đâu người vợ chưa cưới của anh con yêu anh con, nhất là anh con thì thực không yêu người ta m t chút nào, vì nếu anh con yêu người ta thì đã chả yêu con” [10]. Xung đ t giữa con người với chế đ hà khắc “môn đăng hộ đối” đã được tác giả khai thác rõ ràng. Nhân vật trong tác phẩm luôn phải đứng trước nguy cơ hạnh phúc tan vỡ, cu c sống đầy những chèn ép, khó

khăn. ó chính l hình ảnh cá nhân đang bị gọng kìm của phong kiến kìm hãm, chèn ép.

M t hiện thực khắc nghiệt đã mở ra. Tuy con nh quan nhưng ngay từ bé Khái ưng đã chịu cảnh hành hạ của bà dì ghẻ khắc nghiệt, được Khái ưng kể lại những nỗi xót xa đó trong ký ức. Số vốn sống đó về sau được Khái ưng khai thác trong Thoát LyThừa Tự. Tấm bi kịch của Hồng m t thiếu nữ dịu d ng, đáng thương, mất mẹ từ khi lên sáu tuổi, m t nạn nhân đau khổ, chống đỡ tuyệt vọng mong muốn tìm lối thoát ra khỏi địa ngục của cảnh dì ghẻ con chồng vốn tồn tại phổ biến trong xã h i phong kiến. Chế đ dì ghẻ trong Thoát ly khiến người đọc liên tưởng đến m t vài hình ảnh tương tự trong giai đoạn sau này. Tuy nhiên, cách thể hiện của Khái ưng có phần nhẹ nhàng bởi Hồng cuối cùng cũng quay trở về với hiện tại, nàng vẫn dùng tình cảm để thắng thế con người t n ác đó. Thừa Tự (1938) thể hiện những mưu toan khi ngấm ngầm, khi l liễu xung quanh vấn đề thừa tự, quan hệ kéo theo sự mâu thuẫn giữa dì ghẻ con chồng trong gia đình phong kiến. Thừa tự vạch trần những mưu mô, dối trá, những tính cách vụn vặt của con người. Món tiền thừa tự có thể làm cho con người đang sống yêu thương có thể thù ghét, chì chiết lẫn nhau. Miếng mồi ngon đó chỉ dành cho những kẻ đáng thương lao vào. Bà Án Ba thu c mẫu người bủn xỉn, đê tiện. Chính vì thế, gia đình sung túc bỗng trở thành bi kịch của sự đồ kỵ, tham lam. ình tượng con người trong tác phẩm được tác giả đặt vào sự tranh giành, thù ghét lẫn nhau. Mẫu thuẫn trong Thừa tự

là mối mâu thuẫn có thể l m con người xích lại hoặc thù địch. Xung đ t không giả tạo m có cơ sở thực tế của hoàn cảnh, của những cái gọi là “tục” v “lệ” trong gia đình. Vũ Ngọc Phan có nhận xét: “Thừa tự được xếp vào số những tiểu thuyết phong tục có giá trị… M t cuốn tiểu thuyết về phong tục, do m t ngòi bút lão luyện viết, bao giờ cũng có giá trị về phong tục lưu truyền”.[34, 15]

Bất kỳ đ c giả nào cũng có thể tìm thấy ở các tiểu thuyết m t khát vọng được giải phóng, m t “cái tôi” cần được khẳng định. Toàn b các tác phẩm là bức tranh chân thực về cu c đấu tranh giữa quan niệm cũ v mới. Các nhân vật b c l cá tính cá nhân thông qua các mối quan hệ với gia đình, với xã h i. iều này có nhiều điểm tương đồng với m t số tác phẩm hiện thực đương thời. Tuy nhiên, Khái ưng không lấy cái đích xã h i là mục tiêu, cũng không hăng hái miêu tả nhiều mảng sống phức tạp. Ông chỉ miêu tả những mối quan hệ trong gia đình với chuyện có thật. Chất hiện thực đã nổi rõ trong những sáng tác này. Thành công của ông l đã tả m t cách chân thực khi mối quan hệ đó đang rạn vỡ, những thứ gọi l đạo lý, quy tắc cũng trở nên mong manh, gia đình sa sút về nhân cách và lối sống.

b. Con người theo lối sống hiện đại, khát vọng được tự do yêu đương, hạnh phúc

Mẫu người trong sáng tác của Khái ưng l mẫu người có nếp sống Âu hóa, từ suy nghĩ đến h nh đ ng đều thể hiện nếp sống văn minh mới, không bị gò bò trong khuôn khổ. ó l những con người mạnh dạn dấn thân, thay đổi hoàn cảnh hoặc những người tự thể hiện mình m t cách tự nhiên. Những con người đại diện cho tư tưởng mới, m t mực tin tưởng những luân lý cũ đã không còn hợp thời không còn chỗ đứng, theo thời gian cũng sẽ dần dần nhường chỗ cho những quan niệm mới, tân tiến hơn. Như vậy, có thể nhận thấy sự đổi mới trong thời kỳ này bắt nguồn từ nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống: văn chương, báo chí, con người, tư tưởng, quan niệm, lối sống sinh hoạt.

Trong xã h i hiện đại, ngoài việc khẳng định con người cá nhân với những đòi hỏi nhu cầu được giải phóng còn thiên về hoàn thiện cá nhân về mặt hình h i cũng như tính cách trước sự đổi mới của xã h i. Sự thay đổi xã h i từ cũ sang mới, nảy sinh những mâu thuẫn giữa phương ông v phương Tây, cổ truyền - hiện đại, cũ - mới, cá nhân - c ng đồng đã đưa ra

m t loạt hình tượng khác trước từ ý tưởng đến đời sống. Khái Hưng hô hào, quảng bá cho những con người có lối sống tân tiến, cảm giác tự do, thể chất đẹp đẽ và có tinh thần tôn trọng giá trị con người. L c (Nửa chừng xuân) là tham tá, Minh (Gánh hàng hoa) là nhà báo, Nam (Đẹp) là học sĩ, hương (Đời mưa gió) l giáo viên tư thục ây đều là những thanh niên mới lớn được hưởng m t nền giáo dục Tây Âu từ nhỏ, tắm mình trong không khí văn hóa thời đại. M t cô gái giang hồ như Tuyết cũng biết chữ Pháp, Mai trong Nửa chừng xuân cũng được dạy dỗ chữ Hán từ nhỏ… họ đều là những con người tri thức có học vấn và tư tưởng văn hóa mới. Như uy em trai Mai đã mạnh dạn chỉ cho bà Phán hiểu b v anh đứng ở hai đầu của quan niệm, không bao giờ có thể hòa hợp. Như vậy, con người trong sáng tác của họ không chỉ trẻ với tuổi đời mà quan trọng là họ vượt qua quan niệm của thế hệ cũ, đổi mới từ tư tưởng suy nghĩ. ọ đại diện cho m t sự đổi mới trong lối tư duy về cu c sống thời đại.

Họ ý thức về cu c đời, thay đổi quan niệm m t cách tân tiến, tự do. Theo Khái ưng,trước hết con người phải nghĩ đến quyền lợi cá nhân, đến bổn phận cá nhân, thì ta mới được hưởng sự sung sướng. Về bổn phận cá nhân, ông còn muốn khẳng định con người là phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, nhưng cũng phải có tinh thần tự lực, tin tưởng, yêu đời, phải vui vẻ mà sống. Nhân vật chính của Khái Hưng là con những ông Tuần, ông Án, bà Phán, bà Huyện, nhưng họ là những nghịch tử, không theo nề nếp Nho giáo, gia huấn, gia đạo, hay tập tục của cổ nhân truyền lại. Họ trẻ trung, học chữ Tây, sống trên phố, trọng tự do cá nhân, trọng nếp sống phương Tây. Theo họ hạnh phúc là: “cái hiện tại không mơ tưởng đến ngày mai”, lời nói của An trong Gia đình. Hạnh phúc với Bảo là vợ chồng trẻ yêu nhau, kính trọng nhau: “N ng ao ước chóng được hưởng như anh chị cái lạc thú gia đình, cái lạc thú êm ái, dịu dàng của hai vợ chồng trẻ yêu

nhau, kính trọng nhau và sống với ít sự ham muốn trong m t cảnh bình tĩnh đầy vẻ nên thơ”[6].

Họ còn có tư tưởng nam nữ bình quyền, như iền trong Trống mái

nghĩ: “ ối với bọn họ, mình phải quả quyết đứng ngang hàng, thì tự nhiên được đứng ngang h ng ngay”… “Muốn bình đẳng, phải đồng đẳng. Mà trước hết, mà cần nhất phải đồng đẳng về thân thể tráng kiện” [14]. V Lưu quan niệm: “Ta sống ở thế kỷ trọng cho nghiã cá nhân, nhưng muốn chủ nghĩa cá nhân ho n to n đắc thắng thì không gì bằng làm cho nam nữ bình đẳng về các phương diện”[14]. Hoặc Nga và Hạc, chàng sinh viên nghèo bỏ học đi làm nhưng đã bắt tay vào cu c sống mới, công tác xã h i, giản dị và yêu đời.

Họ mạnh mẽ như nhân vật Mai, m t chiến sĩ đầu tiên trực tiếp chống lễ giáo phong kiến của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Hiền trong Trống mái

đưa tay cảm phục trước tình cảm hữu ái giai cấp của những người dân chài. Vợ chồng Hạc thu tô, nhung sau khi n p đủ thuế còn lại bao nhiêu dốc cả vào công việc cải thiện đời sống tả điền: Phát thuốc, mở chợ, đắp đường, xây trường học, lập khu nghỉ mát... ai người đã thành công m t dễ dàng. Họ sống vui vẻ, thoả mãn trong lao đ ng và công cu c từ thiện. Bảo suy nghĩ: “chỉ sự làm việc mới có thể đem đến cho con người m t tâm hồn khoáng đạt, để sống m t đời khoáng đạt” [8]. Bảo cũng như ạc đều thích làm việc v giúp ích cho đời. Họ cảm thấy sung sướng, thỏa mãn và lạc quan tin tưởng vào cu c sống. ó chính l niềm vui của những con người nhân từ, thân thiện, mới mẻ. Trong Tiêu Sơn tráng sĩ, Phạm Thái, Quang Ngọc, Nhị nương... có giấc m ng anh hùng phò Lê, diệt Tây Sơn. Tuy giấc m ng không thành họ sống trong bế tắc, tuyệt vọng, nhưng nhũng dự tưởng, khí phách của họ cũng ít nhiều thể hiện tinh thần dân t c, quan niệm về lý tưởng anh hùng.

Những đổi mới trên nhấn mạnh đến nếp sống cũng như sinh hoạt của con người. iều đáng chú ý l họ có sự thay đổi trong suy nghĩ, tính cách cảm xúc do chính lối sống tự do đó mang đến. Những ảnh hưởng đó phần n o được bắt nguồn từ văn học Pháp lãng mạn thời kỳ này. Chính những luồng văn hóa mới đó mang lại cho họ sự rung đ ng trong tình yêu, những khao khát mãnh liệt mới được có cơ h i bùng phát. Sự say mê của con người vấp phải vòng cương tỏa cho nên càng mong muốn được bứt phá. Và hơn hết, họ thấy yêu người, thương người hơn bao giờ hết, họ không để cho sự ích kỷ nhỏ nhen của xã h i cũ có cơ h i làm lu mờ tâm trí của bản thân. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận của những người đấu tranh để khẳng định chí hướng của mình.

c. Người phụ nữ đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân

Hình ảnh người phụ nữ không còn lạ lẫm đối với văn học. ặc biệt trong sáng tác của mình, các nh văn Tự lực văn đoàn đã đấu tranh quyết liệt cho sự giải phóng phụ nữ khỏi vòng kiềm toả của lễ giáo phong kiến. Trong xã h i cũ, người phụ nữ là những người chịu khổ cực nhất vì những ràng bu c, quy định khắt khe mà xã h i thiết lập nên để bắt họ phải phục tòng vô điều kiện (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Nhìn nhận m t cách tổng thể, hầu hết các nhân vật chính trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn đều là nhân vật nữ, số lượng nhân vật nữ chiếm tỉ lệ lớn trong sáng tác. iều đó cho thấy các tác giả Tự lực văn đoàn đã d nh tình cảm ưu ái như thế n o cho người phụ nữ trong xã h i. Khái ưng, Nhất Linh, o ng ạo, Thạch Lam - những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn đều tỏ ra hết sức bênh vực nhân vật phụ nữ trong cu c sống, đặc biệt l đời sống tinh thần.

Có lẽ đây l hình tượng phổ biến nhất trong sáng tác của Khái ưng. Hầu hết các tác phẩm của ông, hình ảnh người phụ nữ lặp đi lặp lại khá nhiều. Mỗi người m t góc đ m t số phận khác nhau. Có thể thấy dù nhân

vật chính l ai thì người phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng. Mỗi hình tượng người phụ nữ đều gặp những éo le bất hạnh khác nhau trong cu c sống, họ đều là những người phụ nữ đẹp. Những bất hạnh mà họ gặp phải đều xuất phát từ nguyên nhân xã h i.

Trước hết, họ đều l người phụ nữ đẹp cả hình thức đến tâm hồn, giọng nói, cử chỉ v h nh đ ng. Trong Hồn bướm mơ tiên, chú tiểu Lan chẳng những có “nước da trắng mát, tiếng nói dịu dàng, trong trẻo như tiếng con gái mà khi “cây đèn dầu tây hình búp măng chiếu ánh lên mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải phóng cá nhân trong sáng tác của khái hưng (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)